Chuyện gì xảy ra tiếp theo Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều?

03/03/2019 09:13
Ngày 28/2, Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kết thúc sớm buổi thảo luận song phương. Sau hội nghị thượng đỉnh lần 2, điều gì sẽ xảy ra kế tiếp là điều nhiều người phỏng đoán.

Tổng thống Trump trả lời các phóng viên rằng đó là vì Triều Tiên muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ trong toàn bộ - một sự nhượng bộ mà Hoa Kỳ không sẵn sàng đưa ra. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho đã khẳng định: Triều Tiên chỉ muốn dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt.

Thỏa thuận mà cả thế giới mong chờ đã không thành hiện thực, khiến rất nhiều người tự hỏi điều gì đã thực sự xảy ra, cũng như mối quan hệ Mỹ và Triều Tiên sẽ đi đâu từ đây?

Ông David Kim, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao chuyên về Đông Á và hiện đang ở Trung tâm Stimson, một think tank ở Washington, DC đã giải thích với phóng viên VOX về vấn đề này.

Phóng viên: Ngài Tổng thống và Chủ tịch Kim đã rời bàn đàm phán mà chưa đi đến thỏa thuận nào. Ông nghĩ điều gì đã xảy ra?

Ông David Kim: Về phía Hoa Kỳ, có thể phía Triều Tiên cho rằng Mỹ đã yêu cầu quá nhiều. Về phía Bắc Triều Tiên, có thể là Hoa Kỳ chưa sẵn sàng để gỡ bỏ nhiều biện pháp trừng phạt như Triều Tiên mong đợi.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều? - Ảnh 1.

Phóng viên: Một số chuyên gia nói rằng: "Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi" – theo ông, điều đó có đúng không?

Ông David Kim: Tôi nghĩ rằng việc tránh xa một thỏa thuận tồi là một điều tốt cho cả ngài Trump và cho ngài Kim Jong Un. Nó có thể khiến ông Kim suy nghĩ lại về việc gặp mặt ông Trump - và nếu những gì ngài Tổng thống nói là đúng, ông Kim muốn được giảm toàn bộ hình phạt, thì ông Trump rời bàn đàm phán là đúng đắn.

Phóng viên: Theo ông liệu có hội nghị lần thứ ba không, nếu có thì nó sẽ thế nào?

Ông David Kim: Ông Trump sẽ phải đối mặt với một cơn bão tại quê nhà từ đảng Dân chủ. Ông có thể nhận được một số chỉ trích từ đảng Cộng hòa. Ông chủ Nhà Trắng bây giờ phải chịu trách nhiệm trước công chúng, trước Quốc hội. Ông đã thực hiện hội nghị này và coi đó là trung tâm chính sách đối ngoại của mình.

Còn ông Kim Jong Un thì không gặp nhiều khó khăn như vậy. Chẳng ai ở Triều Tiên chỉ trích gì ông ấy cả. Ông ấy đã có được sự tín nhiệm trên trường thế giới. Ông ta không có một thỏa thuận nào, nhưng vẫn có thể tin cậy vào Trung Quốc.

Nhưng một hội nghị thượng đỉnh thứ ba có lẽ sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Chúng ta cần phải để các nhà ngoại giao đàm phán linh hoạt. Tôi nghĩ rằng có đủ ý chí chính trị ở cả hai bên, và thực sự chúng ta cần khuyến khích chính trị cả hai bên, để giữ cho chính sách ngoại giao này có thể tiếp tục song hành.

Phóng viên: Ông có cho rằng nên quay lại đàm phán 6 bên không?

Ông David Kim: Tôi không cho là vậy, đàm phán 6 bên chậm chạp và không có kết quả.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều? - Ảnh 2.

Theo Tiến sĩ Trần Việt Thái – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Học viện Ngoại giao, Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội tuy không đạt được tuyên bố chung nhưng có nhiều ý nghĩa. Một là làm hai bên Mỹ Triều xích lại gần nhau hơn. Hai là cho thấy nỗ lực hai bên trong việc phát triển kinh tế và xây dựng hòa bình. Và cuối cùng, tuy họ đi không ký kết thỏa thuận nhưng vẫn để ngỏ khả năng gặp lại và chắc chắn họ sẽ tiếp tục đàm phán.


Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
10 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
14 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.