Chuyên gia: Dự báo quy mô GDP gần 460 tỷ USD năm 2024, kiến nghị sớm thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội

10/07/2024 06:54
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 6,7% trong kịch bản tích cực.

TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm có khả năng đạt 6,3-6,8% và cả năm có thể đạt 6,3-6,5% (kịch bản cơ sở), đạt cận trên mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Thậm chí, trong kịch bản tích cực, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể khả quan hơn, khoảng 6,5-6,7%.

Trong đó, tăng lương cơ sở có thể khiến GDP tăng thêm 0,3-0,5 điểm %, lạm phát tăng thêm 0,2-0,3 điểm % trong năm 2024 và có thể cao hơn trong năm 2025-2026.

Về lạm phát, theo ông Lực áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm 2024 dự báo sẽ ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2023 do yếu tố chi phí đẩy (đặc biệt là giá năng lượng, giá nguyên vật liệu, chi phí logistics còn ở mức cao; việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như tiền điện, học phí, tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng theo lộ trình từ ngày 1/7/2024…) và cả yếu tố cầu kéo (cung tiền dự báo tăng cao hơn cùng với đà phục hồi kinh tế).

Tuy nhiên, lạm phát năm 2024 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát và không đáng quan ngại. Trong kịch bản cơ sở, TS Lực dự báo lạm phát bình quân tăng khoảng 3,8-4,2%. Các yếu tố hỗ trợ kiềm chế lạm phát được kể đến gồm: Giá cả và lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt; giá dầu dự báo đi ngang, ở mức tương đương năm 2023; cung tiền tăng song vòng quay tiền còn chậm, khoảng 0,7-0,9 lần; áp lực tỷ giá giảm dần và phối hợp chính sách ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng , kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô năm 2024, TS Cấn Văn Lực nêu 5 kiến nghị.

Thứ nhất, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện quyết sách của Quốc hội, Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục bám sát, chủ động phân tích, dự báo và có kịch bản ứng phó phù hợp đối với tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; các xu hướng mới về rủi ro công nghệ cao, an ninh mạng, lừa đảo.

Ngoài ra, tăng cường bình ổn, lành mạnh hóa thị trường tài chính, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vàng, củng cố niềm tin nhà đầu tư và người dân.

Hai là, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho thúc đẩy tăng trưởng , ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, theo TS Lực cần quyết liệt ban hành và thực thi hiệu quả hơn các chính sách, giải pháp tháo gỡ các vướng mắc (nhất là về pháp lý, định giá đất, hoàn thuế GTGT, tiếp cận vốn, phát triển nhà ở xã hội, phòng cháy chữa cháy….).

Kịp thời ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật kinh doanh BĐS 2023, Luật các TCTD 2024... chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024, cũng như các đạo luật vừa được Quốc Hội thông qua nhằm đảm bảo nhất quán, đồng bộ và hiệu lực thực thi.

Cùng với đó, sớm ban hành khung pháp lý nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng như cơ chế thử nghiệm - Sandbox, cơ chế thí điểm, đề án phát triển thị trường tín chỉ carbon, danh mục phân loại xanh, Quy hoạch điện VIII, cơ chế mua – bán điện trực tiếp (DDPA)...

Ba là, phát huy các động lực tăng trưởng truyền thống (xuất khẩu, đầu tư - nhất là đầu tư tư nhân, tiêu dùng); khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, liên kết vùng...).

Trong đó, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, sớm có phương án điều chuyển các cấu phần có tỷ lệ giải ngân thấp và bố trí ngân sách hỗ trợ phát triển các lĩnh vực mới, quan trọng như công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển thị trường tín chỉ carbon, nhà ở xã hội (sớm thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội), phát triển du lịch bền vững (nhất là vấn đề xử lý rác thải du lịch và đào tạo nghề…)

Các bộ ngành, địa phương triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ tài khóa như giãn, hoãn, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền sử dụng đất, giảm thuế - phí, thuế VAT; triển khai hiệu quả gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho xuất khẩu lâm – thủy sản…

Thứ tư, nâng cao hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác) nhằm thúc đẩy tăng trưởng , ổn định vĩ mô, bình ổn tỷ giá, thị trường tài chính - tiền tệ, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo đó, chính sách tài khóa giữ vai trò chủ lực, mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, gắn với đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; chính sách tiền tệ đóng vai trò hỗ trợ, theo hướng chủ động, linh hoạt, tăng khả năng tiếp cận tín dụng gắn với kiểm soát rủi ro và xử lý nợ xấu.

Đồng thời, quyết tâm thực hiện các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025 và quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống (liên thông giữa ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm - BĐS).

Cuối cùng, quan tâm phát triển bền vững, dài hạn. Theo đó, các yếu tố thúc đẩy chất lượng tăng trưởng (năng suất lao động, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...) cần được kế hoạch hóa và phân khai thực hiện cụ thể.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, nhất là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cơ cấu lại các dự án, các tổ chức tín dụng yếu kém nhằm giảm rủi ro, chi phí, tăng tính lành mạnh và hiệu quả của thị trường.

Tin mới

"Cãi vợ" về quê nuôi con "hiền như đất", anh nông dân kiếm 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
6 giờ trước
Từ bỏ việc làm ở một spa với thu nhập ổn định ở thành phố, anh Thắng về quê Bình Lục, tỉnh Hà Nam nuôi toàn con đặc sản hiền lành, mắn đẻ, kiếm về 500 triệu đồng/năm.
Sự thật đằng sau hàng giá siêu rẻ trên sàn Temu
7 giờ trước
Gần đây, “cơn sốt” hàng giá rẻ trên nền tảng thương mại điện tử Temu của Trung Quốc đã tràn về Việt Nam và đang được giới trẻ săn lùng bởi giá “siêu rẻ”, thậm chí có sản phẩm còn rẻ gần như cho không.
Không chỉ có xe xanh, Toyota còn mang đến VMS 2024 mẫu xe đặc biệt này
8 giờ trước
Giữa "biển" xe xanh, Toyota vẫn quyết định mang đến Triển lãm Ô tô, xe máy Việt Nam năm nay mẫu SUV Land Cruiser Prado. Điều này cho thấy sự đặc biệt của mẫu xe này đối với Toyota tại thị trường Việt Nam.
“FWD Care - Chăm sóc phục hồi” hỗ trợ chăm sóc thể chất và tinh thần miễn phí
8 giờ trước
Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục mang đến sự hỗ trợ thiết thực, thể hiện sâu sắc giá trị nhân văn và tầm nhìn dài hạn trong việc chăm sóc khách hàng thông qua chương trình “FWD Care - Chăm sóc phục hồi” giai đoạn 2024 - 2025.
Hàng ngàn hộ trồng cam sành ở Trà Vinh lao đao vì giá lao dốc
8 giờ trước
Hàng ngàn hộ trồng cam sành ở Trà Vinh đang lao đao vì giá cam giảm thấp kỷ lục và rất khó tìm thương lái thu mua. Nhiều vườn cam đã chín rụng, bán thì bị lỗ, nhưng không bán thì trắng tay.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.885.121 VNĐ / thùng

74.91 USD / bbl

0.84 %

+ 0.62

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.779.380 VNĐ / thùng

70.71 USD / bbl

0.96 %

+ 0.67

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.602.635 VNĐ / m3

2.35 USD / mmbtu

1.66 %

+ 0.04

Than đá

COAL

3.663.947 VNĐ / tấn

145.60 USD / mt

-0.21 %

- -0.30

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 22/10: Dầu thô tăng mạnh trở lại, xăng dầu khởi động chuỗi tăng giá liên tiếp?
11 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/10, trên thế giới cập nhật vào đầu giờ sáng nay (giờ Việt Nam) giá dầu thô tiếp tục có phiên giao dịch thứ 2 tăng mạnh trở lại sau chuỗi ngày giảm.
Hãng xe xây nhà máy gần 20.000 tỷ tại Việt Nam bắt tay làm pin thể rắn đi 1.500 km, thêm pin sạc 6C đi 400km chỉ trong 5 phút
16 giờ trước
Chery sẽ bắt tay vào làm pin thể rắn, đồng thời ra mắt thương hiệu con sản xuất pin xe điện có khả năng sạc 6C.
Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Bất ngờ bật tăng trở lại
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 21/10, trên thế giới cập nhật vào đầu giờ sáng nay (giờ Việt Nam) bắt đầu lấy lại đà tăng, sau chuỗi ngày giảm giá liên tiếp.
Trung Quốc sản xuất pin xe đạp điện cực khủng, chạy 600 km một lần sạc ngang ngửa ô tô điện
2 ngày trước
Những chiếc xe đạp điện sắp có khả năng di chuyển không kém ô tô điện.