Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng

9 giờ trước
Các chuyên gia nông nghiệp vào cuộc và xác định, nhiều khả năng cadimi đến từ phân bón, sau đó ngấm vào đất.

Không sâu bệnh, không trái non, nhưng có một thứ âm thầm bám rễ khiến giá sầu riêng rớt thảm: Cadimi - kim loại nặng độc hại được phát hiện trong các lô sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam, “tội đồ” trong chuỗi xuất khẩu triệu đô.

Dù vậy, tại một số vùng trồng sầu riêng trọng điểm như Cai Lậy (Tiền Giang), Chợ Lách (Bến Tre), Krông Pắc (Đắk Lắk)… nhiều nông dân vẫn chưa thực sự hiểu cadimi là gì, nó đến từ đâu, có hại ra sao và vì sao lại ảnh hưởng đến việc xuất khẩu.

Không ít nông hộ cho biết họ chưa từng được tập huấn hay thông tin cụ thể nào về kim loại nặng, cũng không biết cách kiểm tra hay xử lý ra sao. Khi bị thương lái chối mua, hoặc bị hủy đơn hàng xuất khẩu, họ chỉ biết... “gánh hậu quả”.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 1

Sầu riêng ở Cai Lậy (Tiền Giang) đang vào chính vụ.

Nhiễm cadimi, do đâu?

Trả lời Báo Điện tử VTC News, đại diện Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Bộ Nông Nghiệp và Môi trường cho biết, đến hiện tại, có thể khẳng định rằng cadimi (Cd) có mặt trong nhiều loại đất. Tuy nhiên, hàm lượng thay đổi tùy theo từng khu vực – có nơi cao, nơi thấp, do nhiều yếu tố khác nhau chi phối.

Đây cũng chính là nguyên nhân cadimi có trong sầu riêng - đến từ đất.

Nguồn cadimi trong đất chủ yếu đến từ hai nguyên nhân chính: Tự nhiên và quá trình canh tác. Trừ những vùng bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, hàm lượng cadimi từ tự nhiên thường rất thấp, nguy cơ gây ảnh hưởng không cao. Tuy nhiên, cadimi trong trái cây vượt ngưỡng cho phép thường bắt nguồn từ hoạt động canh tác không phù hợp, đặc biệt là việc lạm dụng phân bón .

“Trong canh tác sầu riêng - một loại cây ăn trái có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, người trồng thường áp dụng biện pháp xử lý ra hoa trái vụ để rải vụ quanh năm. Điều này dẫn đến việc bón lượng lớn phân lân. Tuy nhiên, nhiều loại phân lân thương mại hiện nay có chứa cadimi ở mức cho phép, nếu sử dụng với liều lượng quá cao hoặc không đúng cách, có thể làm tăng hàm lượng cadimi trong đất và bị cây hấp thu vào trái”, vị này cho hay.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 2

Hiện 100% sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc đều bị kiểm tra cadimi.

Đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đặc điểm đất thường xuyên bị ngập nước và ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, điều kiện môi trường này thúc đẩy quá trình hòa tan nhanh của các loại phân lân, đặc biệt là các dạng dễ tan như super lân.

Khi phosphate trong phân được hòa tan, cây trồng dễ dàng hấp thu hơn, đặc biệt trong giai đoạn sinh trưởng mạnh. Tuy nhiên, việc canh tác liên tục quanh năm có thể dẫn đến hiện tượng suy giảm pH đất theo thời gian, làm cho môi trường đất trở nên axit hơn.

"Cadimi vốn có thể tồn tại trong đất hoặc đi kèm với phân lân, dưới điều kiện pH thấp sẽ chuyển từ dạng ít hòa tan (dạng kết tủa) sang dạng ion Cd²⁺ dễ hấp thu hơn qua rễ cây. Điều này làm tăng nguy cơ cadimi tích lũy trong nông sản, nếu không có biện pháp quản lý phù hợp”, đại diện Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật phân tích thêm.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 3

Nông dân, thương lái bắt đầu tìm cách đẩy vào thị trường nội địa.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa - Chuyên gia Nông nghiệp, Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, vấn đề cadimi trong sầu riêng nói riêng và các nông sản khác của Việt Nam nói chung, đã được ông và nhiều chuyên gia nông nghiệp cảnh báo từ lâu.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 4

ts-nguyen-dang-nghia.pngTiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa

Ông đặt vấn đề: Vì sao trong nhiều thập kỷ trước không ghi nhận hiện tượng tồn dư cadmium đáng kể, nhưng hiện nay lại xuất hiện? Từ đó, ông bày tỏ nghi vấn về khả năng có thể đã có lô phân bón nhập khẩu chứa hàm lượng cadmium vượt ngưỡng cho phép.

Khi sầu riêng có giá cao, người nông dân không ngại đầu tư mạnh mà chi tiền mua đủ loại phân, kể cả loại không rõ nguồn gốc.

" Họ ra chỗ bán, thấy loại nào trên kệ thì mua thôi chứ làm sao biết loại nào chất lượng hay không", ông nói và cho biết đây cũng là con đường để cadimi đến với vả sầu riêng - từ phân bón , ngấm vào đất.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo Điện tử VTC News, quy định hiện hành, 100% phân bón nhập khẩu đều phải trải qua kiểm tra chất lượng nhà nước trước khi thông quan, trong đó chỉ tiêu về hàm lượng cadmium là một thông số bắt buộc phải đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật. Do đó, khả năng cadmium vượt ngưỡng do phân bón nhập khẩu chính ngạch là rất thấp.

Thông thường, cadimi có thể tồn tại sẵn trong đất ở dạng khó tan và không gây hại. Tuy nhiên, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quá trình xâm nhập mặn trong mùa khô khiến pH đất tụt mạnh, làm cadimi bị “giải phóng” thành dạng hòa tan, dễ hấp thu qua rễ cây.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 5

Chuyên gia cho rằng cadimi trong sầu riêng đến từ phân bón trong đất. (Ảnh minh họa)

“Sầu riêng lại là cây ăn trái có bộ rễ khỏe, dễ tích lũy kim loại nặng. Khi bón phân nhiều, nước tưới dày, pH đất giảm mạnh thì chuyện nhiễm cadimi là khó tránh", Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa giải thích.

Ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang cho biết, trong quý IV năm 2024, Bộ Nông nghiệp đã cử đoàn công tác về làm việc trực tiếp với tỉnh Tiền Giang, tập trung vào vấn đề cadimi.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 6

luu-van-phi.jpgÔng Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang

Sau buổi làm việc, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch đảm bảo sản xuất sầu riêng bền vững từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. Trong đó, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành liên quan, đặc biệt là ngành nông nghiệp phải kiểm tra, điều tra mẫu đất, mẫu nước để xác định rõ nguồn gốc cadimi.

Theo nhận định từ các hợp tác xã và doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tồn dư cadimi trong sầu riêng là do tập quán canh tác trái vụ. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng giá bán cao trong mùa nghịch, nhiều nông hộ áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa trái vụ, kéo theo việc tăng cường sử dụng phân bón lá, phân bón gốc và thuốc bảo vệ thực vật.

Việc sử dụng với tần suất cao và liều lượng vượt khuyến cáo trong thời gian dài có thể khiến một số thành phần không mong muốn như kim loại nặng (bao gồm cadimi) tích tụ dần trong đất và nguồn nước, mà người sản xuất không nhận biết được.

Tuy nhiên, hiện vẫn cần có những chương trình điều tra để có dữ liệu chính thức nhằm xác định rõ cadimi nhiễm ở khâu nào, từ đất, nước hay vật tư nông nghiệp.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 7

Người dân, doanh nghiệp đều đau đầu với vấn đề cadimi.

"Việc ép sầu riêng ra trái quá mức, liên tục trái vụ, tuy có lợi về kinh tế nhưng lại làm tổn hại đến cây trồng, khiến đất bạc màu và phát sinh các chất độc hại tích tụ lâu dài, như cadimi. Ngành nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch kiểm tra lại toàn bộ chuỗi sản xuất để tìm ra gốc rễ vấn đề", Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang nói.

“Thuốc giải” cho đất nhiễm cadimi

Trước thực trạng tồn dư cadimi trong một số vùng canh tác cây ăn trái, đại diện Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết cơ quan chuyên môn đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và phối hợp với địa phương xây dựng giải pháp ứng phó trong ngắn hạn và dài hạn.

Trước mắt, ưu tiên hàng đầu là cải tạo đất nhằm giảm khả năng hấp thu cadimi của cây trồng.

Các biện pháp đang được khuyến cáo bao gồm: Tăng pH đất thông qua bón vôi hoặc các chất cải tạo thích hợp để giảm độ hòa tan của cadimi. Áp dụng các chất tạo kết tủa hoặc hấp phụ kim loại nặng. Trồng cây hấp thu cadimi như một biện pháp sinh học xử lý tạm thời. Sử dụng các cây trồng ngắn ngày có sinh khối lá cao để vừa phục hồi đất, vừa hạn chế canh tác chính thức trong thời điểm nhạy cảm.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 8

"Thuốc giải" cho bài toán cadimi trước tiên là làm sạch đất.

"Việc xử lý cadimi tại những vùng đất xác định có nguy cơ cao không thể thực hiện mà có hiệu quả tức thì. Đây là quá trình đòi hỏi phải có thời gian, cần phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ, từ cải tạo lý hóa đất đến sử dụng cây trồng hấp thu kim loại nặng. Trong một số trường hợp, nhà vườn cần mạnh dạn tạm dừng canh tác thương phẩm một vụ để tập trung vào khôi phục nền đất tại những vùng được địa phương xác định là có nguy cơ cao", đại diện Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho hay.

Về lâu dài, giải pháp cốt lõi là thay đổi thói quen sử dụng phân bón chưa hợp lý của người dân. Cần tăng cường truyền thông và tập huấn kỹ thuật để nâng cao nhận thức về việc sử dụng phân bón đúng chủng loại, đúng liều lượng, hạn chế tích tụ các thành phần gây hại trong đất canh tác, đặc biệt là phân lân có nguy cơ chứa Cadimi ở ngưỡng cho phép nhưng có thể tích lũy theo thời gian khi dùng vượt khuyến cáo.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 9

sau-rieng-7.jpgÔng Trần Xuân Định - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt

Còn Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, ông cho biết đã lập nhóm nghiên cứu, chủ động thực hiện thử nghiệm xử lý đất nhiễm cadimi tại các vùng trồng lớn.

Đầu tiên là sử dụng các chất để hấp thụ, làm sạch cadimi trong đất. Đồng thời, kiểm tra quy trình canh tác, tất cả bón phân, thuốc bảo vệ thực vật... cadimi phải thấp dưới ngưỡng cho phép mới được sử dụng.

"Hiện tôi đang làm một thử nghiệm để làm sạch nhanh cadimi và kiểm tra quy trình canh tác trên một vườn sầu riêng ở Cai Lậy, một vườn sầu riêng ở Đắk Song và một vườn ở Gia Nghĩa. Đây là 3 vườn sầu riêng có diện tích rất lớn. Tuy tự làm, nhưng chúng tôi rất khẩn trương để sớm có kết luận", Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa cho hay.

Về quy trình, ông cho hay, đầu tiên là là làm sạch cadimi ở trong đất. Tiếp đến là kiểm tra tất cả những loại phân bón đưa vào để có quy trình hợp lý nhất, làm sạch nhất.

"Chúng tôi phối hợp với Eurofín, một đơn vị thử nghiệm có uy tín để thường xuyên phân tích đất, lá, phân bón ... Từ đó hy vọng kết quả kiểm nghiệm cuối cùng là sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung Quốc, qua đó chứng minh với các ban, ngành về việc tạo ra sản phẩm sạch", ông nói.

Ông cũng góp ý, Việt Nam nên đẩy mạnh ngoại giao hơn với Trung Quốc về việc xuất/nhập khẩu. Việc này Thái Lan đã làm rất tốt.

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng - Ảnh 10

Do cadimi, sản lượng xuất khẩu sầu riêng giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn theo ông Trần Xuân Định - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tiêu chuẩn cadimi ở mỗi nước có một tiêu chuẩn hàm lượng, dư lượng riêng. Do vậy, tùy vào mỗi nước, sẽ có mức cảnh báo khác nhau.

"Phải rà soát, phân tích con đường nó vào từ đầu, biết được đường vào thì sẽ chặn được", ông Trần Xuân Định nêu.

Theo ông, nếu từ đất, từ nước, phải lập tức lấy mẫu đất, mẫu nước phân tích. Phải kiểm tra đất người dân trồng sầu riêng có an toàn không, nước tưới có an toàn không, hàm lượng có vượt quá mức ô nhiễm không. Nếu phát hiện có, thì phải có giải pháp để giảm hàm lượng.

"Có thể sử dụng nhiều phân hữu cơ để các keo hấp thụ chặn đường đi của cadimi vào. Như đất chua, phèn thì bón vôi, kiểm soát nguồn nước tưới, tìm nguồn khác thay thế. Việc này nông dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước phải cùng ngồi lại, làm cùng nhau", ông Trần Xuân Định nói.

Tin mới

Nền kinh tế số 2 thế giới bất ngờ săn lùng hàng trăm nghìn tấn hàng này từ Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 100%, sản lượng 20 triệu tấn/năm
4 giờ trước
Việt Nam là 1 trong 3 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Tỷ phú Trần Đình Long bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới toanh, mục tiêu 2030 đứng top 3 doanh nghiệp lớn nhất cả nước
5 giờ trước
Ván sàn sẽ là sản phẩm mới trong hệ sinh thái sản phẩm của Tập đoàn Hòa Phát. Trong chiến lược dài hạn, Hòa Phát dự kiến dành 20% công suất ván sàn phục vụ mảng container, 80% hướng tới các sản phẩm ván chịu lực cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đại gia bán lẻ Thái Lan sắp khai trương trung tâm thương mại GO! quy mô 13.000m2 ở tỉnh miền núi phía Bắc
5 giờ trước
Theo Central Retail Việt Nam, GO! Yên Bái sẽ hoàn thành và đi vào vận hành trong quý III/2025.
Xe tay ga giống hệt Honda Vision xuất hiện: Giá rẻ chỉ 26 triệu đồng, còn tiết kiệm xăng hơn
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này chỉ tiêu thụ khoảng 1,79 lít xăng cho mỗi 100 km di chuyển, ít hơn cả Honda Vision.
Giá bạc hôm nay 19/5: thị trường ổn định sau 1 tuần giảm mạnh
6 giờ trước
Giá bạc trong nước và thế giới duy trì ổn định so với phiên trước đó.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.946.856 VNĐ / tấn

173.40 JPY / kg

0.58 %

+ 1.00

Đường

SUGAR

9.977.888 VNĐ / tấn

17.46 UScents / lb

0.34 %

- 0.06

Cacao

COCOA

282.492.507 VNĐ / tấn

10,898.00 USD / mt

6.25 %

+ 641.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

212.615.879 VNĐ / tấn

372.05 UScents / lb

0.69 %

- 2.59

Gạo

RICE

15.050 VNĐ / tấn

12.76 USD / CWT

1.16 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

10.032.175 VNĐ / tấn

1,053.30 UScents / bu

0.31 %

+ 3.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.330.623 VNĐ / tấn

291.55 USD / ust

0.12 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng Thái đi luồng xanh vào thẳng Trung Quốc, vì sao ‘vua trái cây’ Việt vẫn mãi loay hoay?
7 giờ trước
Trong khi sầu riêng Thái Lan được Trung Quốc mở cửa "luồng xanh" thông quan 24/7, ngành sầu riêng Việt Nam vẫn đang mắc kẹt giữa những đợt tái kiểm 100% tại cửa khẩu. Câu chuyện "vượt khủng hoảng" của người Thái trở thành tấm gương soi chiếu cho một ngành hàng tỷ USD của Việt Nam đang loay hoay tìm đường phát triển bền vững.
Nghề lạ “chụp X-quang” cho trái cây, kiếm hàng chục triệu/tháng
12 giờ trước
Chỉ mất vài giây “soi” trái cây, những người làm công việc này có thể kiếm được số tiền gấp 2-3 lần dân văn phòng.
Xuất khẩu cà phê có thể vượt mốc 6 tỷ USD
1 ngày trước
Sản lượng cà phê Việt Nam năm nay ước khoảng 1,7–1,8 triệu tấn, mục tiêu xuất khẩu có thể vượt mốc 6 tỷ USD.
Việt Nam có cà phê đặc sản, giá cao gấp đôi mặt bằng thế giới
1 ngày trước
Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột - cho biết, mục tiêu xuất khẩu cà phê trong năm nay có thể vượt mốc 6 tỷ USD. Đáng chú ý, Việt Nam đã bắt đầu sản xuất cà phê đặc sản, giá bán cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mặt bằng thế giới.