Chuyện lạ: Hãng bao cao su lớn nhất thế giới lao đao, thua lỗ dù người dân phải ở nhà nhiều vì đại dịch, phải chuyển sang sản xuất găng tay y tế để cầm cự

10/01/2022 22:09
Trong suốt 2 năm qua, số lượng các sản phẩm hãng Karex bán ra thị trường đã lao dốc tới 40% do nhu cầu với bao cao su sụt giảm mạnh.

Tờ Nikkei Asia dẫn lời Giám đốc điều hành Goh Miah Kiat của hãng sản xuất bao cao su lớn nhất thế giới Karex vừa cho biết, quan hệ tình dục sử dụng bao cao su không hề tăng lên trong suốt thời gian đại dịch, bất chấp việc mọi người phải ở nhà nhiều hơn vì các lệnh phong toả.

Nguyên nhân chủ yếu được cho là đến từ làn sóng đóng cửa hàng loạt các khách sạn và nhiều phòng khám không thiết yếu, trong đó có trung tâm chăm sóc sức khỏe tình dục. Bên cạnh đó, việc chính phủ tạm dừng các chương trình phân phát bao cao su như một phần của kế hoạch ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19 cũng khiến doanh số bán bao cao su của Karex sụt giảm mạnh.

"Chẳng hạn như ở Vương quốc Anh, Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS đã đóng cửa hầu hết các phòng khám không thiết yếu. Các trung tâm chăm sóc sức khỏe tình dục dĩ nhiên cũng không thể hoạt động", ông Goh Miah Kiat nói.

 Chuyện lạ: Hãng bao cao su lớn nhất thế giới lao đao, thua lỗ dù người dân phải ở nhà nhiều vì đại dịch, phải chuyển sang sản xuất găng tay y tế để cầm cự - Ảnh 1.

Giám đốc điều hành Goh Miah Kiat của hãng sản xuất bao cao su lớn nhất thế giới Karex (Nguồn: Nikkei Asia)

Chính vì vậy, trong suốt 2 năm qua, số lượng các sản phẩm hãng bán ra thị trường đã lao dốc tới 40%. Cổ phiếu "ông lớn" trong ngành công nghiệp bao cao su cũng giảm mạnh 18% khi thị trường cho mặt hàng này có phần "hạ nhiệt". Trong năm tài khoá kết thúc vào tháng 6 năm 2020, công ty cũng ghi nhận khoản lỗ đầu tiên lên tới 240.000 USD kể từ năm 2013.

"Lượng khách lưu trú tại khách sạn bị gián đoạn trong đại dịch. Nhiều lĩnh vực vốn tiêu thụ lượng lớn bao cao su cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong suốt 2 năm qua", ông Goh Miah Kiat chia sẻ.

Điều này khiến trụ sở của Karex tại Malaysia, vốn đóng góp tới 20% lượng bao cao su sản xuất trên toàn cầu, đã buộc phải chuyển sang sản xuất găng tay y tế để thích ứng với đại dịch. Hai dây chuyền với công suất lên tới 500 triệu chiếc găng tay mỗi năm sẽ sớm đi vào hoạt động. Mục tiêu sau đó sẽ là 10 dây chuyền sản xuất với 2,5 tỷ chiếc găng tay mỗi năm.

Viễn cảnh này trái ngược hoàn toàn với dự báo trước đó của hãng, rằng nhu cầu đối với bao cao su sẽ tăng nóng ở mức "hai con số" khi người dân tuân thủ các biện pháp giãn cách và dành nhiều thời gian ở nhà hơn.

 Chuyện lạ: Hãng bao cao su lớn nhất thế giới lao đao, thua lỗ dù người dân phải ở nhà nhiều vì đại dịch, phải chuyển sang sản xuất găng tay y tế để cầm cự - Ảnh 2.

Karex hiện là nhà cung cấp chính cho nhiều thương hiệu bao cao su lớn, trong đó có Durex (Nguồn: Nikkei Asia)

Tuy nhiên, theo ông Walter Aw, chuyên gia phân tích của CGS-CIMB Securities, kết quả kinh doanh của Karex có thể sẽ tích cực trở lại sau khi chính phủ Malaysia cũng như nhiều quốc gia khác dần nới lỏng các lệnh hạn chế. "Karex khi đó cũng sẽ phải tăng giá bán các sản phẩm để giảm bớt áp lực nguyên liệu đầu vào và cước phí vận chuyển".

Karex hiện là nhà cung cấp chính cho nhiều thương hiệu bao cao su lớn, trong đó có Durex với dòng bao cao su đặc biệt hương sầu riêng. Mỗi năm, công ty này sản xuất hơn 5 tỷ chiếc bao cao su và xuất khẩu chúng cho hơn 140 quốc gia trên toàn cầu.

https://cafebiz.vn/chuyen-la-hang-bao-cao-su-lon-nhat-the-gioi-lao-dao-thua-lo-du-nguoi-dan-phai-o-nha-nhieu-vi-dai-dich-phai-chuyen-sang-san-xuat-gang-tay-y-te-de-cam-cu-2022011017250637.chn

Tin mới

Một công ty xe điện vừa âm thầm gửi mail 'dọa' nhân viên có thể sắp bị sa thải ngay trong tháng sau, ngầm cảnh báo tương lai tăm tối phía trước
10 giờ trước
Công ty xe điện này hiện đang rất khó khăn.
Giá rẻ bất ngờ, một mặt hàng quan trọng không kém dầu thô đang từ Qatar đổ bộ vào Việt Nam, nhập khẩu tăng hơn 200% trong 3 tháng đầu năm
9 giờ trước
Giá nhập khẩu mặt hàng này sang Việt Nam đã giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
Tablet 2-in-1 Surface Pro 10 cập bến Việt Nam: Tích hợp AI, giá từ 40 triệu
9 giờ trước
Điểm nhấn của chiếc Surface thế hệ thứ 10 là con chip Intel Core Ultra mạnh mẽ và bàn phím tích hợp sẵn nút gọi chatbot Copilot của Microsoft.
Giá ca cao thế giới giảm 25% so với mức đỉnh
9 giờ trước
Các nhà phân tích cho biết giá ca cao, nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để chế biến chocolate, đã giảm mạnh sau khi đạt mức cao kỷ lục gần đây, do các nhà đầu tư quan ngại về việc thị trường này quá
Mazda BT-50 âm thầm bị rút khỏi thị trường Việt Nam
8 giờ trước
Mẫu bán tải Nhật Bản Mazda BT-50 lặng lẽ rời khỏi thị trường Việt Nam trong tình trạng "không kèn không trống", khi gặp khó khăn chồng chất.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán giằng co sau kỳ nghỉ lễ, đóng cửa trong sắc xanh
3 giờ trước
Chốt phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán chốt phiên trong sắc xanh, sau diễn biến giằng co trong phiên sáng.
Bộ Tài chính lý giải về đề xuất giảm thuế VAT 2% hết năm 2024
3 giờ trước
Trong Tờ trình gửi Quốc hội, Bộ Tài chính đề xuất cho giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng cuối năm 2024, trong đó lý giải việc giảm VAT nhằm hỗ trợ, bù đắp cho doanh nghiệp và nền kinh tế đang chịu nhiều khó khăn.
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
5 giờ trước
Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Huế thu được bao nhiêu tiền qua 2 năm tăng tần suất phát hành xổ số để lấy vốn bảo tồn di sản?
8 giờ trước
Theo Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh những thuận lợi, việc tăng tần suất phát hành xổ số truyền thống để huy động vốn phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô Huế đã gặp nhiều khó khăn.