Chuyện về công ty luôn tuyển thêm hàng trăm người, có 1 dây chuyền sản xuất 'thừa' để kích hoạt chế độ 'tăng công suất' ngay khi thảm hoạ như Covid-19 ập đến

26/03/2020 14:51
Ngay khi dịch Covid-19 ập đến, nhà máy sản xuất khẩu trang 3M đã kích hoạt chế độ 'tăng công suất".

Andrew Rehder - Quản lý nhà máy khẩu trang 3M Co. tại Aberdeen, Mỹ đã nhận được cuộc gọi từ trụ sở chính của công ty vào thứ 3 ngày 21/1. Ngay lập tức, ông tập hợp khoảng 20 nhà quản lý và giám sát ở nhà máy vào phòng họp - mỗi người được yêu cầu ngồi cách nhau 2m. Rehder nói với họ rằng một loại virus mới đang lây lan rất nhanh chóng tại Trung Quốc và sản phẩm khẩu trang N95 của 3M sẽ chứng kiến nhu cầu tăng vọt trong thời gian tới.

Thời gian gần đây, nhà máy tại Aberdeen của 3M đã phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất khẩu trang để đáp ứng nhu cầu đầu tiên là thảm họa cháy rừng ở Australia và sau đó là núi lửa phun trào ở Philippines. Hiện tại, Rehder nói rằng nhiệm vụ của ông là kích hoạt ngay chế độ "tăng công suất" cho nhà máy.

Những máy móc vốn ngồi không chính xác là được trang bị cho những mục đích như lúc này, chúng sẽ được kích hoạt ngay lập tức. 650 nhân viên của nhà máy sẽ bắt đầu làm thêm giờ. "Chúng tôi biết rằng tình hình không chỉ diễn ra trong 2 tuần, sẽ lâu hơn. Nhưng không biết là bao lâu nữa".

Chuyện về công ty luôn tuyển thêm hàng trăm người, có 1 dây chuyền sản xuất thừa để kích hoạt chế độ tăng công suất ngay khi thảm hoạ như Covid-19 ập đến - Ảnh 1.

Đây là khoảnh khắc quan trọng với 3M - một công ty đã 118 năm tuổi. Trước đây 3M sản xuất nhiều sản phẩm khác ngoài khẩu trang gồm cả băng keo và màn hình cảm ứng nhưng khi dịch SARS bùng phát năm 2002 - 2003, công ty nhận ra rằng họ không đủ trang thiết bị để gia tăng sản xuất khi có một lượng nhu cầu bùng nổ trong khủng hoảng hay còn gọi là "X Factor". Công ty đã quyết định lắp đặt các dây chuyền "tăng công suất" - tức là chỉ kích hoạt trong những trường hợp nhu cầu tăng đột biến tại các nhà máy khẩu trang trên khắp thế giới.

Mục tiêu 1 tỷ khẩu trang cho đến cuối năm

Sau nhiều năm, khi "X factor" như Ebola và H1N1 xảy ra khiến nhu cầu tăng vọt, công ty vẫn giữ được tinh thần phản ứng nhanh. Khi thế giới bắt đầu có nhu cầu với khẩu trang để chống virus, 3M luôn sẵn sàng.

Dịch Covid-19 xảy ra, mọi người trên khắp thế giới săn lùng khẩu trang, bộ xét nghiệm và giấy vệ sinh. Nhưng không sản phẩm nào khan hiếm và có tính chất sống còn trong việc giải quyết tình trạng y tế cấp bách này như khẩu trang N95 được sản xuất bởi 3M, Honeywell và Medicom cùng nhiều công ty khác. Không có khẩu trang, bác sỹ, y tá và những nhân viên y tế sẽ tăng rủi ro nhiễm bệnh.

Trung Quốc - nơi khởi phát đại dịch trước đây tham gia sản xuất một nửa khẩu trang cho thế giới. Khi dịch bùng phát, chính phủ đã tạm ngưng xuất khẩu khẩu trang và yêu cầu các công ty trong nước cũng như chi nhánh 3M tăng tốc sản xuất. Việc thiếu hụt nhanh chóng xảy ra khi Covid-19 xuất hiện ở châu Á, châu Âu và Mỹ.

3M không thể cứu thế giới nhưng họ cam kết sẽ đóng góp công sức đáng kể. Công ty trong 2 tháng phải tăng gấp đôi sản lượng toàn cầu khẩu trang N95 lên 100 triệu chiếc/tháng và họ lên kế hoạch đầu tư vào những trang thiết bị mới để đẩy lượng sản xuất khẩu trang hàng năm lên 1 tỷ chiếc cho đến cuối năm.

Ngày 22/3, CEO Mike Roman nói trong một thông cáo báo chí rằng 3M đã gửi 500.000 khẩu trang tới Seattle và New York và họ dang gia tăng sản xuất nước rửa tay. 2 ngày sau, Roman nói 3M sẽ làm việc với Ford Motor để sản xuất khẩu trang, Honeywell cũng tăng sản xuất khẩu trang N95 và thuê thêm ít nhất 500 người để mở rộng sản xuất ở nhà máy tại đảo Rhode.

Mặc dù kinh doanh trên toàn cầu đang ngưng trệ thời điểm này nhưng hơn một nửa trong số 96.000 nhân viên 3M vẫn làm việc trong các nhà máy và nhà kho của công ty. "Thật kỳ diệu", Rehder nói ông thường ở trong nhà máy 7 ngày một tuần. "Mọi người tự hào làm việc tại một nơi sản xuất khẩu trang, thứ đang có nhu cầu lớn ngoài kia".

N95 có tên như vậy là bởi nếu được đeo đúng cách, nó sẽ ngăn chặn ít nhất 95% các hạt trong không khí xâm nhập vào miệng và mũi của người đeo trong khi vẫn cho phép hô hấp qua lớp vỏ xốp. Thiết kế này bảo vệ người đeo khỏi các nguy hiểm y tế và những thứ khác. Khẩu trang phẫu thuật mỏng và lỏng lẻo hơn nhằm mục đích ngăn chặn người đeo lây nhiễm cho người khác bằng các chất nhày, máu hoặc do khạc nhổ.

3M sản xuất khoảng 24 phiên bản khác nhau của N95 cho các mục đích khác nhau gồm công nghiệp và y tế. Nhìn chung, chúng được cấu thành từ những nguyên liệu như sợi nhựa vô cực được thổi vào nhau tạo thành một lớp dày ngẫu nhiên. Các bộ lọc có thể chặn những vật thể xâm nhập nhỏ tới 0,3 micron hoặc 1/100 độ dày của 1 sợi tóc người. Virus còn nhỏ hơn thế, khoảng 0,125 micron nhưng thường di chuyển trong các hạt lớn hơn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

3M bắt đầu sản xuất khẩu trang vào năm 1972. Những phiên bản sau này trở thành mặt hàng chủ lực tại các công trường xây dựng, mỏ dầu, mỏ than và nhà máy cũng như tại các bệnh viện và hiện trường thảm hoạ. Sau khi dịch SARS bùng phát, nhu cầu tăng vọt. Roman nói rằng ông nhận ra công ty chưa có khả năng linh hoạt sản xuất để thích nghi với những điều không mong muốn.

Sau đó, thế giới đối mặt với bệnh cúm, cháy rừng, bão và những thứ đó đều khiến nhu cầu khẩu trang tăng. Vì vậy, 3M đặt ra mục tiêu xem xét lại quy trình sản xuất từ đầu này đến đầu kia của chuỗi cung ứng. Các nhà máy thêm dây chuyền lắp ráp để chỉ sử dụng khi cần. Các nhà cung cấp luôn đặt trong tình trạng cảnh báo cao độ. Công ty cũng tập hợp các đội phản ứng khẩn cấp để hành động ngay khi thảm họa xảy ra.

Gần đây nhất là Covid-19. Các nhà máy sản xuất khẩu trang Trung Quốc ngừng hoạt động vào dịp năm mới khi virus corona bắt đầu xuất hiện khiến nguồn cung bị thu hẹp lại trong khi nhu cầu tăng vọt.

Đội ngũ chuỗi cung ứng tại 3M đã nhận ra vấn đề ngay từ sớm. "Chúng tôi điều chỉnh nhu cầu ngay lập tức. Chúng tôi biết có thể có một X factor tồn tại". McCullough - người làm việc tại 3M trong 23 năm bắt đầu cảm thấy lo lắng khi thấy Singapore và những quốc gia khác đưa ra cảnh báo trước khi có nhiều trường hợp nhiễm bệnh. "Chúng tôi bắt đầu nhận ra sự lây lan quá nhanh của loại virus này".

Chuyện về công ty luôn tuyển thêm hàng trăm người, có 1 dây chuyền sản xuất thừa để kích hoạt chế độ tăng công suất ngay khi thảm hoạ như Covid-19 ập đến - Ảnh 2.

Bên ngoài nhà máy 3M.

3M còn có một lợi thế khác: Không giống như nhiều công ty chuyển sản xuất tới những quốc gia có chi phí thấp, họ lấy nguyên liệu sản xuất ngay gần nhà máy và phục vụ khách hàng ngay gần đó. "Chúng tôi sản xuất khẩu trang tại Trung Quốc cho thị trường Trung Quốc, sản xuất tại Hàn Quốc cho thị trường Hàn Quốc". Mỗi nhà máy sẽ chuyển khẩu trang đi đến bất kỳ đâu - điều rất quan trọng trong khủng hoảng - nhưng với những đơn hàng hàng ngày thì họ không phụ thuộc vào địa lý ở xa hay thuế và rào cản xuất khẩu.

Tại Mỹ, nhà máy của 3M ở Aberdeen được xây dựng vào năm 1974. Nhà máy rộng 40.000m2 và một nhà máy tại Omaha sản xuất 400 triệu khẩu trang hàng năm. Trong năm tới, nó sẽ tăng sản lượng lên hơn nữa.

Khi Rehder nhận cuộc gọi của các sếp vào tháng 1, ông nói: "Về cơ bản, chúng tôi đang ở vào vị thế cần khởi động ngay tất cả các dây chuyền. Nó xảy ra gần như ngay lập tức. Đó là những gì nhà máy này làm". Nhà máy nhanh chóng tổ chức hội chợ việc làm cả trực tuyến và tại chỗ. Những công nhân mới được đào tạo và trải qua quá trình kiểm tra y tế trước khi bắt đầu công việc. Hiện tại họ có thêm 700 người.

Rehder cũng thiết lập những thiết bị mới để xây dựng dây chuyền lắp ráp bổ sung. Hiện chưa có công nhân trong nhà máy nào bị bệnh.

Tamer Abdouni là một nhà buôn ở Li Băng, anh có thể mua khẩu trang 3M với giá 1,25 USD một chiếc và bán lại với giá cao hơn. Mức giá tốt nhất anh có thể bán lại là 7,25 USD. Mặc dù có người sẵn sàng mua ở mức giá đó nhưng anh nói trong đại dịch, làm như vậy danh tiếng của anh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

"3M giống như sản xuất Rolls-Royce của khẩu trang. Mọi người ém hàng và chờ tăng giá trước khi bán chúng. Điều này trở nên phi đạo đức. Đây là trận chiến với virus và tôi không muốn mình trở thành kẻ hám lời".

Tại Mỹ, giá các thiết bị bảo vệ cá nhân cũng tăng chóng mặt. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết vào ngày 23/3 rằng khẩu trang thường mua với giá 85 cent hiện có giá 7 USD.

3M thì khẳng định họ không tăng giá khẩu trang và không thể kiểm soát những gì xảy ra sau khi bán sản phẩm cho các nhà phân phối.

Khi nhu cầu tăng vọt, doanh thu khẩu trang của 3M có thể tăng gần gấp đôi trong năm nay, lên 600 triệu USD theo phân tích của Nicholas Heymann. Mặc dù doanh thu hàng năm là 32 tỷ USD nhưng 3M cũng đang gặp một vài rắc rối. 3M đã gây thất vọng phố Wall trong năm qua với dự báo lợi nhuận giảm, do suy thoái mạnh ở các thị trường trọng điểm và phải sa thải hàng nghìn người.

Sự bùng phát của Covid-19 đã là một mối đe dọa với chuỗi cung ứng và nền kinh tế, cuối cùng nó có thể khiến cho việc phục vụ khách hàng của 3M trở nên khó khăn hơn.

Nhưng bỏ lại tất cả những điều đó, có một cứ cấp bách hơn cần lo lắng là khi dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên thế giới, Rehder cảm thấy có trách nhiệm hơn để đảm bảo rằng "mỗi ngày và mỗi phút đều có thể làm ra khẩu trang nhiều nhất có thể".

Chuyện về công ty luôn tuyển thêm hàng trăm người, có 1 dây chuyền sản xuất thừa để kích hoạt chế độ tăng công suất ngay khi thảm hoạ như Covid-19 ập đến - Ảnh 3.

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
10 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
9 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
9 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
8 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.
Cận cảnh tiệc cưới Quang Hải: Thực khách ấn tượng với món quả cầu vàng chiên thơm
8 giờ trước
Những hình ảnh của bữa cỗ chính trong đám cưới Quang Hải - Chu Thanh Huyền tại nhà trai hôm nay (28/3) đã lộ diện.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển nhà ở xã hội vùng Đông Nam Bộ (bài 3): Gỡ “nút thắt” thế nào?
8 giờ trước
Trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, xác định điều kiện mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) còn phức tạp và kéo dài, các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư chưa đủ hấp dẫn… Chưa kể, cơ chế phát triển NƠXH ở các địa phương còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Giá USD hôm nay 28/3: Tăng phiên thứ hai liên tiếp
14 giờ trước
Giá USD hôm nay 28/3: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước tăng 5 đồng, lên mức 24.003VND/USD. Thị trường tự do đã "hạ nhiệt".
LPBank tài trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp siêu nhỏ
14 giờ trước
Với ưu điểm là hạn mức cho vay lớn, lãi suất cạnh tranh, thủ tục đơn giản, chương trình “Cho vay siêu tốc – bứt tốc kinh doanh” của LPBank trở thành điểm tựa cho doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển trong năm 2024.
Hợp tác Cake - VieON: Nhân đôi trải nghiệm thanh toán và giải trí
14 giờ trước
Thông qua việc ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu VieON - Cake, ngân hàng số Cake và ứng dụng giải trí VieON đã tìm thấy nhau ở nhiều điểm tương đồng, khi đều là các thương hiệu công nghệ số hàng đầu, đặt trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm phát triển nhằm nâng chất lượng dịch vụ số cho người Việt.