Núi lửa Tonga phun trào, giải phóng 50 triệu tấn hơi nước có thể khiến Trái Đất ấm lên

01/10/2022 17:19
Hơn tám tháng sau khi núi lửa dưới nước gần Tonga phun trào vào ngày 14/01, các nhà khoa học vẫn đang phân tích tác động của vụ nổ dữ dội và phát hiện ra lượng hơi nước bốc lên có thể làm ấm cả hành tinh.

Gần đây, các nhà nghiên cứu tính toán rằng vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga vào ngày 14/01/2022 đã phun ra một lượng hơi nước đáng kinh ngạc tổng cộng gần 50 triệu tấn vào bầu khí quyển, cùng với một lượng tro và khí núi lửa khổng lồ.

Một nghiên cứu mới cho biết, việc phun hơi khổng lồ này đã làm tăng lượng ẩm trong tầng bình lưu toàn cầu lên khoảng 5%, kích hoạt công đoạn làm mát nhưng lại làm nóng bề mặt ở tầng bình lưu. Theo dự đoán, những tác động này có thể tồn tại trong nhiều tháng tới.

Vụ phun trào của Tonga, bắt đầu vào ngày 14/01và đạt đỉnh hai ngày sau đó. Đây là vụ phun trào mạnh nhất từng được chứng kiến trên Trái đất trong nhiều thập kỷ.

Núi lửa Tonga phun trào, giải phóng 50 triệu tấn hơi nước có thể khiến Trái Đất ấm lên - Ảnh 1.

Phun trào núi lửa ở Tonga.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), vụ nổ kéo dài 260 km và đưa các cột tro bụi, hơi nước và khí bay lên không trung hơn 20 km.

Các vụ phun trào núi lửa lớn thường làm nguội hành tinh bằng cách đưa lưu huỳnh điôxít vào các tầng trên của khí quyển Trái đất, có tác dụng lọc bức xạ mặt trời. Các hạt đá và tro cũng có thể tạm thời làm mát hành tinh bằng cách tạo ra một lớp màn chặn bớt ánh sáng mặt trời

Theo cách này, các hoạt động núi lửa lan rộng và dữ dội trong lịch sử của Trái đất có thể đã góp phần gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, gây nên sự tuyệt chủng hàng loạt của hệ sinh vật vào hàng triệu năm trước.

Những vụ phun trào gần đây cũng chứng tỏ khả năng làm mát hành tinh của chúng. Vào năm 1991, khi ngọn núi Pinatubo ở Philippines phun trào, các luồng khí phun ra từ ngọn núi lửa hùng mạnh này đã làm giảm nhiệt độ toàn cầu xuống khoảng 0,5 độ C trong suốt một năm.

Chính các núi lửa Tonga cũng từng thải ra khoảng 441.000 tấn lưu huỳnh đioxit, khoảng 2% lượng khí do núi Pinatubo phun ra trong vụ phun trào năm 1991.

Nhưng không giống như Pinatubo (hầu hết các vụ phun trào núi lửa lớn thường xảy ra trên đất liền), các cụm núi lửa ở Tonga nằm dưới mặt nước. Chính vì vậy khi phun trào, chúng thường phun ra một lượng hơi nước khổng lồ vào tầng bình lưu.

Núi lửa Tonga phun trào, giải phóng 50 triệu tấn hơi nước có thể khiến Trái Đất ấm lên - Ảnh 2.

Lượng khí khổng lồ do núi lửa Tonga phun ra.

Trong vòng 24 giờ sau khi phun trào, chùm tia do núi lửa Tonga phun ra đã kéo dài hơn 28 km, xối thẳng luồng hơi nước vào bầu khí quyển. Hơi nước trong khí quyển hấp thụ bức xạ mặt trời và phát lại dưới dạng nhiệt. Với hàng chục triệu tấn hơi ẩm của Tonga hiện đang tích tụ trong tầng bình lưu, bề mặt Trái đất sẽ nóng lên.

Nhưng vì hơi nước nhẹ hơn so với các khí núi lửa khác và ít bị ảnh hưởng bởi lực kéo của trọng lực, nên sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiệu ứng nóng lên này kết thúc. Do đó, sự ấm lên của bề mặt Trái Đất có thể tiếp tục trong vài tháng tới.

Trước đó, nghiên cứu về vụ phun trào cho thấy Tonga phun ra lượng hơi nước đủ để lấp đầy 58 nghìn bể bơi cỡ Olympic, và lượng ẩm khí quyển phi thường này có thể làm suy yếu tầng ôzôn.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học cũng xác định rằng lượng hơi nước khổng lồ này thực sự có thể thay đổi các chu trình hóa học kiểm soát ôzôn ở tầng bình lưu.

Tham khảo: ScienceAlert; ZME; SCI


Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phải trở thành nơi đáng để đầu tư, đáng để cống hiến
4 giờ trước
Sáng 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương đã về dự Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và xúc tiến đầu tư với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".
Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
5 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Phố điện máy, điện tử đầu tiên ở TPHCM có gì?
5 giờ trước
Phố chuyên doanh điện máy, điện tử Nhật Tảo vừa được đưa vào hoạt động. Nơi đây được quy hoạch từ các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử, thiết bị âm thanh buôn bán nhiều năm nay.
Nguy cơ xe điện giá rẻ Trung Quốc sắp tràn ngập thế giới
5 giờ trước
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có thể đạt được chi phí thấp nhờ mạng lưới mua sắm pin tập trung ở Trung Quốc.
Sếp lớn BYD: ‘Tôi khâm phục VinFast, không đối đầu mà muốn cùng nhau xây dựng thị trường’
6 giờ trước
“Chúng tôi biết về việc VinFast đã bỏ ra rất nhiều sức lực tại Việt Nam. Chúng tôi rất khâm phục và tin rằng khi BYD gia nhập thị trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội”, ông Liu Xueliang – Tổng giám đốc BYD Auto khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 28/4: Diễn biến trái chiều, trong nước có tuần “hạ nhiệt”
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 28/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 22/4 đến ngày 26/4 giảm từ 24.272 xuống mức 24.246 VND/USD, giảm 26 đồng so với đầu tuần.
Chuyên gia nhận định nước ion kiềm tươi chính là chiến lược "đại dương xanh"
9 giờ trước
Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Vũ - Trưởng khoa Tài Chính, Trường ĐH Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, giữa thời buổi kinh tế khó khăn, dự đoán sản phẩm chăm sóc sức khỏe tiếp tục lên ngôi, trong đó máy lọc nước ion kiềm tươi sẽ sớm thay thế máy lọc nước RO vì nó giải quyết được nhu cầu của xã hội.
Thị trường ế, riêng Honda vẫn bán chênh chục triệu: Vì sao?
10 giờ trước
Dù tại các cửa hàng, đại lý khá ế ẩm, vắng khách mua nhưng một số mẫu xe "hot" như Honda Vision hay Honda SH vẫn bị đẩy giá chênh tới hơn 10 triệu đồng.
Đã có ngân hàng Mỹ đầu tiên phá sản trong năm 2024
10 giờ trước
Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang FDIC hôm 26/4 cho biết, Ngân hàng Republic First Bank đã bị các cơ quan quản lý của bang Pennsylvania đóng cửa, đây là vụ phá sản ngân hàng đầu tiên của Mỹ trong năm nay.