CNN: Đây là lý do người Trung Quốc "hắt hơi", du lịch toàn cầu bị "cảm lạnh", và Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng nặng!

02/02/2020 19:20
Chưa đầy 1 tuần kể từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm công dân du lịch ra nước ngoài để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, ngành du lịch toàn cầu chịu ảnh hưởng mạnh từ lệnh cấm này.

"Tất cả các tour du lịch đã đặt trước từ Trung Quốc đều bị hủy - tôi đã mất 15 tour chỉ trong tháng 2" - ông Bill Egerton, 77 tuổi, người điều hành công ty du lịch Koala Blue Tours ở Queensland, Úc trong 25 năm qua, trả lời CNN Travel.

Ở Úc, công ty của Egerton không phải là đơn vị duy nhất nhìn thấy sự sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch trong tháng này sau lệnh cấm gần đây của Trung Quốc đối với các tour du lịch theo nhóm, các gói khách sạn và chuyến bay vừa có hiệu lực vào thứ Hai.

Tại Gold Coast - điểm đến du lịch hàng đầu ở Úc, khách du lịch Trung Quốc chiếm số lượng nhiều nhất, chi đến 1,6 tỷ đô la vào năm 2019 tại địa điểm này. Tổng cộng, Úc đã đón 9,4 triệu lượt khách trong năm ngoái. Trong số đó, 7,96 triệu khách đến từ Trung Quốc và đóng góp 21,95 tỷ đô la (32,7 tỷ đô la Úc) cho ngành du lịch nước này.

Theo báo cáo của ForwardKeys - một công ty phân tích du lịch chuyên cung cấp các công cụ tính toán và dự đoán xu hướng ngành, tác động từ virus corona là đặc biệt lớn, bởi vì thời điểm này ở giữa kỳ nghỉ lễ đón năm mới của Trung Quốc - một trong những mùa du lịch bận rộn nhất.

Trong giai đoạn đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, công ty cho biết: từ ngày 19 đến 26/1, tỷ lệ đặt phòng tăng 7,3% so với năm 2019. Tuy nhiên, sau khi lệnh cấm du lịch có hiệu lực, tỷ lệ giảm giảm gần 6,8%.

CNN: Đây là lý do người Trung Quốc hắt hơi, du lịch toàn cầu bị cảm lạnh, và Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng nặng! - Ảnh 1.

Châu Á Thái Bình Dương, nơi thường đón 75% khách du lịch Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Số lượng đặt phòng giảm 1,3% trước lệnh cấm, sau đó tiếp tục giảm sâu xuống chỉ còn 15,1% một tuần sau đó.

"Châu Á Thái Bình Dương gặt hái được nhiều thành công nhất vì đây là điểm đến lớn nhất đối với khách du lịch Trung Quốc", Olivier Ponti, Phó Chủ tịch mảng Insights của ForwardKeys nói với CNN Travel.

"Châu Âu vẫn đang hoạt động tương đối tốt hơn, tuy nhiên Bắc Mỹ đã không còn giữ được phong độ tích cực trước các lệnh cấm bay và du lịch.”

Các điểm đến như Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản - nơi du khách Trung Quốc chiếm một phần lớn về chi tiêu du lịch - đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh cấm du lịch.

CNN: Đây là lý do người Trung Quốc hắt hơi, du lịch toàn cầu bị cảm lạnh, và Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng nặng! - Ảnh 2.

Chỉ riêng Trung Quốc đã đóng góp 51% GDP du lịch và lữ hành ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2018, theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC).

Ở Thái Lan, nơi du khách Trung Quốc chiếm 30% lượng khách đến, cũng chịu ảnh hưởng đáng kể từ virus corona. Theo Vichit Prakobgosol, Chủ tịch Hiệp hội các đại lý du lịch Thái Lan, khoảng 1,2 đến 1,3 triệu du khách Trung Quốc đã hủy chuyến thăm Thái Lan trong tháng 2 và tháng 3. Do đó, nhiều công ty du lịch tại các điểm du lịch lớn như Bangkok, Phuket, Chiang Mai và Pattaya đã cảm nhận được các ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch virus corona, một số địa điểm du lịch đã phải đóng cửa hoàn toàn.

Tại Pattaya, ít nhất hai công ty kinh doanh dịch vụ ăn tối trên du thuyền (dinner cruise) - All Star Cruise Pattaya và Oriental Sky - đã thông báo đình chỉ hoạt động vô thời hạn bắt đầu từ ngày 1/2. 

Trước đó, 2 công ty này chủ yếu phục vụ khách du lịch Trung Quốc. All Star Cruise thường phục vụ khoảng 300 khách mỗi ngày và Oriental Sky khoảng 5.000-6.000. Suthasinee Srimala, Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị của All Star, nói với CNN Travel: "Chúng tôi phải tạm dừng dịch vụ của mình vô thời hạn hoặc cho đến khi chúng tôi thấy tình hình đã được cải thiện. Đó là ý kiến của chúng tôi để ngăn chặn dịch bệnh lây lan cho khách hàng hoặc nhân viên của mình". Srimala cũng cho biết rằng công ty sẽ hoàn trả đầy đủ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi quyết định này.

Theo Yuthasak Supasorn, Thống đốc của Tổng cục Du lịch Thái Lan, khoảng 80% các chuyến bay được đặt từ Trung Quốc đến Thái Lan đã bị hủy giữa tháng 2 và tháng 4.

"Điều này dẫn đến thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ đô la (93,6 tỷ baht)", Supasorn nói với CNN Travel. "Sẽ mất ít nhất khoảng bốn đến năm tháng để phục hồi, ước tính dựa trên kinh nghiệm từ SARS. Chúng tôi phải trấn an du khách rằng Thái Lan không phải là khu vực bùng phát dịch bệnh và chúng tôi luôn có các biện pháp tốt để bảo vệ du khách và ngăn chặn dịch bệnh lây lan."

Tại Nhật Bản, 27% du khách nước ngoài đến thăm đất nước này là người Trung Quốc. Hàng loạt các chuyến du lịch theo nhóm của khách du lịch Trung Quốc bị hủy khiến cho các đại lý du lịch như Kamome - có trụ sở tại Tokyo - bị ảnh hưởng nặng nề. Theo công ty này, hơn 20.000 khách hàng du lịch trọn gói từ Trung Quốc đã hủy tất cả các chuyến đi đến Nhật Bản cho đến ngày 10/2.

"Chúng tôi lo ngại về việc sụt giảm số lượng khách du lịch Trung Quốc, nhưng chúng tôi chưa thể dự đoán được hậu quả cuối cùng bởi vì nó phụ thuộc vào việc các chính sách của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu", Shiho Himuro, Phát ngôn viên của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản nói với CNN.

Trung Quốc là nguồn du lịch quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản. Họ đã chi 15,6 tỷ đô la (1,7 nghìn tỷ yên) vào năm 2019, chiếm 36,8% tổng chi tiêu của khách du lịch nước ngoài.

Các địa điểm du lịch nhỏ hơn cũng đang cảm thấy áp lực. Ma Cao, một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc với dân số khoảng 622.000 người, cũng đã khởi động năm 2020 bằng viễn cảnh cực kỳ tệ.

Du khách Trung Quốc chiếm đến 70,8% trong số 39,4 triệu du khách đến thăm nơi nay trong năm 2019. Nhưng trong bốn ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán, Văn phòng Du lịch Chính phủ Ma Cao báo cáo giảm 75,1% lượng khách du lịch Trung Quốc so với năm 2019.

CNN: Đây là lý do người Trung Quốc hắt hơi, du lịch toàn cầu bị cảm lạnh, và Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng nặng! - Ảnh 3.

"Ma Cao đang bị ảnh hưởng. Không ai muốn ra ngoài vì mọi người đều sợ virus", Filipe Ferreira, Giám đốc Điều hành của Restaurante Litoral tại Taipa, Ma Cao nói với CNN Travel.

"Mọi người xếp hàng dài để mua khẩu trang, siêu thị đông nghẹt người mua thực phẩm để dự trữ, nhưng các con phố đông đúc khách du lịch thường lệ thì hiện giờ cực kỳ vắng vẻ. Tôi vẫn thấy một số khách du lịch trên đường, nhưng không còn đông đúc như trước."

Trong khi đó, các điểm đến như Maldives, Micronesia và Quần đảo Bắc Mariana cũng đang chuẩn bị tinh thần cho các ảnh hưởng từ đợt dịch này.

Quần đảo Bắc Mariana gần đây đã thực hiện lệnh cấm du lịch từ Trung Quốc. Họ thường đón 700 du khách từ Trung Quốc mỗi ngày - một con số tương đối cao khi nơi đây có dân số chỉ khoảng 51.000 người - và du lịch là ngành công nghiệp lớn nhất của họ.

"Rõ ràng rằng đối với nhiều quốc gia có du khách Trung Quốc là nguồn khách chính thì đây là một vấn đề rất lớn", Wolfgang Georg Arlt, Giám đốc Viện nghiên cứu Du lịch Nước ngoài của Trung Quốc (COTRI) nói với CNN Travel. "Vì vậy, chắc chắn, đây sẽ là (một chất xúc tác) để cho một vài điểm đến du lịch nói rằng, 'Này, thật nguy hiểm nếu cứ phụ thuộc vào khách Trung Quốc.' Chúng ta có thể thấy những điểm đến này đang đầu tư tiếp thị nhiều hơn vào các thị trường thay thế. Nếu là Bắc Mariana, họ sẽ tăng cường nỗ lực phát triển các thị trường khác như Úc và Nhật Bản."

Trong khi Châu Âu, Châu Mỹ và Vương quốc Anh ít phụ thuộc vào khách du lịch Trung Quốc, họ vẫn có thể cảm nhận được các ảnh hưởng từ virus corona. Tại Pháp, nơi có 2 triệu du khách đến từ Trung Quốc mỗi năm, Hiệp hội Lữ hành Trung Quốc tại Pháp (ACAV) đã đình chỉ hoạt động và dự kiến ​​sẽ chịu "thiệt hại lớn", theo báo cáo của Đài phát thanh RFI tại Pháp.

Mặc dù còn quá sớm để tính toán đến thiệt hại kinh tế, nhưng tác động toàn cầu đến ngành du lịch phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc mất bao lâu để chúng ta kiểm soát được virus corona.

Dịch SARS gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu trong khoảng từ 30 đến 50 tỷ đô la. Phải mất 16 tháng để Trung Quốc khôi phục được nền kinh tế như trước khủng hoảng, một phát ngôn viên của WTTC nói với CNN Travel. 

“Nhưng lần này, Chính phủ Trung Quốc đã có sự chuẩn bị tốt hơn. Quốc gia này không chỉ hành động nhanh hơn so với trước đây, mà còn minh bạch hơn với cộng đồng quốc tế”, Arlt nói.

"Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã xảy ra vào năm 2003 với SARS, thực tế hầu hết các chuyến đi này đều bị hoãn lại. Sau khi khủng hoảng SARS kết thúc, con số lại tăng vọt. Về lâu dài, nó lại ổn định trở lại. "

Tập đoàn Trip.com - công ty du lịch trực tuyến lớn nhất Trung Quốc - cũng chia sẻ dự đoán lạc quan về sự phục hồi nhanh chóng của ngành du lịch. "Trong giai đoạn bùng phát dịch SARS, đường cầu du lịch cũng giảm mạnh. Nhưng khi SARS được kiểm soát, chúng tôi đã thấy nhu cầu tăng gấp đôi, gấp ba", Jane Sun, CEO của Trip.com Group, nói với CNN Travel.

"Chúng tôi tin rằng miễn là nhân viên y tế có thể phát triển các phương pháp phòng ngừa và chúng ta có thể kiểm soát virus này, nhu cầu và sức mua vẫn sẽ tồn tại. Chúng tôi tin rằng nền kinh tế và ngành du lịch Trung Quốc sẽ khôi phục mạnh mẽ."

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
31 phút trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
58 phút trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
2 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Thị trường ngày 25/4: Giá dầu và vàng quay đầu giảm, quặng sắt cao nhất 6 tuần
2 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 24/4, giá dầu và vàng quay đầu giảm, trong khi đồng, thép cây, cà phê, đường và lúa mì... đồng loạt tăng, quặng sắt cao nhất 6 tuần.
Giá USD hôm nay 25/4: Thế giới phục hồi, trong nước "hạ nhiệt"
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 25/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 25/4 hiện đang ở mức 24.264 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.051-25.477 đồng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

70.986.916 VNĐ / lượng

2,313.94 USD / toz

-0.10 %

- -2.25

Bạc

SILVER

830.820 VNĐ / lượng

27.08 USD / toz

-0.41 %

- -0.11

Đồng

COPPER

249.614.584 VNĐ / tấn

444.97 UScents / lb

-0.16 %

- -0.71

Bạch kim

PLATINUM

27.916.927 VNĐ / lượng

910.00 USD / toz

-0.28 %

- -2.60

Nickel

NICKEL

481.116.841 VNĐ / tấn

18,908.00 USD / mt

-0.52 %

- -98.00

Chì

LEAD

55.966.601 VNĐ / tấn

2,199.50 USD / mt

-0.34 %

- -7.50

Nhôm

ALUMINUM

65.584.867 VNĐ / tấn

2,577.50 USD / mt

-0.60 %

- -15.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 25/4: Bật tăng trở lại do lực cầu "bắt đáy", NHNN mở phiên đấu giá thứ 2
2 giờ trước
Giá vàng hôm nay ghi nhận tăng mạnh trở lại cả ở trong nước và trên thế giới do lực cầu "bắt đáy" từ các nhà đầu tư. Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mở phiên đấu giá thứ 2 với khối lượng dự kiến 16.800 lượng.
Chuyện chưa từng có: Quốc gia láng giềng của Việt Nam chế tạo ra thứ đắt hơn vàng từ… hoa
4 giờ trước
Quốc gia này tạo ra thứ đắt hơn vàng, chỉ 3 carat nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để bị động trong quản lý, điều hành giá
19 giờ trước
Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
Nóng: NHNN tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4
22 giờ trước
Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng.