Cô gái làm văn phòng, tuổi 30 vẫn ở trọ, 8 năm tiết kiệm được 60 triệu đồng

Sau gần chục năm ra trường đi làm, cô nàng làm văn phòng này vẫn chẳng tiết kiệm được là bao, vẫn phải sống trong căn nhà trọ nhỏ với mức sống bình thường và chẳng dám yêu ai khi mới đủ nuôi bản thân. 

Sau gần chục năm ra trường đi làm, cô nàng làm văn phòng này vẫn chẳng tiết kiệm được là bao, vẫn phải sống trong căn nhà trọ nhỏ với mức sống bình thường và chẳng dám yêu ai khi mới đủ nuôi bản thân. 

 

Đó chính là câu chuyện của Nguyễn Thu Huyền, 30 tuổi, nhân viên truyền thông Công ty X. ở tòa nhà Hapulico, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân (Hà Nội). Đã bước sang tuổi 30, sau 8 năm đi làm, cô gái này vẫn gần như trắng tay. Bởi thế mỗi khi về quê, cô luôn nhận được nhiều chỉ trích, lo lắng từ bố mẹ và người thân trong gia đình.

Năm 2014, sau khi ra trường, Huyền xin vào làm tại một công ty truyền thông với mức lương ban đầu chỉ 7 triệu đồng. Số tiền chỉ đủ để cô chi tiêu trong tháng cho bản thân và gửi 1 triệu về cho bố mẹ ở quê.

“Mình thuê nhà với một người bạn nữa nên tiền phòng chia nhau, hết 1,5 triệu, thêm tiền điện nước hết khoảng 200.000 đồng/tháng/người. Mỗi tháng, hai đứa đóng 2 triệu tiền ăn uống. Rồi tiền xăng xe, điện thoại 300.000 đồng. Chi tiêu linh tinh và mua sắm quần áo, đi ăn với bạn bên ngoài hết 2 triệu nữa. Tổng mỗi tháng, mình tiêu hết 6 triệu đồng”, Huyền nhớ lại.

Cô gái làm văn phòng, tuổi 30 vẫn ở trọ, 8 năm tiết kiệm được 60 triệu đồng

Sang năm thứ hai đi làm, mức lương của Huyền tăng lên 8 triệu đồng. Vẫn cố gắng chi tiêu mức cũ, mỗi tháng Huyền gửi về nhà được 2 triệu đồng.

Từ năm thứ 5, lương của Huyền tăng lên 10 triệu/tháng. Huyền vẫn cố dành dụm gửi về 2 triệu đồng về cho bố mẹ mỗi tháng, còn 1 triệu cô tiết kiệm. Tính ra mỗi năm, Huyền tiết kiệm được khoảng 12 triệu.

“Bên mình làm chẳng có khoản thu nhập nào ngoài ra cả, chỉ có lương cứng. Thưởng Tết mỗi năm chỉ một tháng lương nên mình cũng đưa bố mẹ gần hết và chỉ giữ 2-3 triệu tiêu Tết. Nói chung, mỗi năm chỉ tiết kiệm được 12 triệu đồng. Hai năm đầu đi làm, mình để ra được 24 triệu đồng”, Huyền kể.

Từ năm thứ 7, mức lương của Huyền mới được tăng lên 12 triệu đồng/tháng. Huyền vẫn gửi về quê 2 triệu và tiết kiệm 3 triệu/tháng. Tính ra năm ngoái, Huyền tiết kiệm được 36 triệu. 

Năm nay, mức lương của Huyền vẫn như cũ nên từ đầu năm đến nay Huyền tiết kiệm được 30 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này Huyền dồn hết mua lại một chiếc xe Lead của bạn. “Bạn mình mua xe nhưng không thích màu xe này vì cho rằng không hợp phong thủy, nên bán lại với giá 30 triệu. Thấy giá mềm và cũng muốn thay chiếc xe cà tàng đang đi, mình quyết định mua lại. Chiếc xe số cũ mang về quê cho em trai đi học”, cô kể.

Như vậy tính ra, sau gần 8 năm đi làm, Huyền chỉ tiết kiệm được 60 triệu đồng. Tiền tiết kiệm ít ỏi, nhà thì vẫn phải ở trọ, cô nàng công sở này chẳng có bất cứ một khoản đầu tư nào thêm. Đã vậy, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên năm nay, công ty của Huyền doanh thu kém hơn hẳn năm ngoái. Vì thế, chưa bị cắt giảm lương là may huống chi nói đến giấc mơ tăng lương.

“Nhiều lúc, thấy tiền lương của mình chỉ nuôi được bản thân mà không dám yêu ai. Trong khi đó, bố mẹ lúc nào cũng muốn con gái có công việc lương cao, ổn định để mua được nhà và hối thúc chuyện kết hôn để họ yên tâm. Nhưng thật khó để thay đổi được tương lai của mình khi công việc hàng ngày cứ đều đều như thế, dù cũng nỗ lực trong công việc”, Huyền than thở.

Để tăng thu nhập trong tương lai, cô chưa biết phải làm sao. “Tính mình không táo bạo, lại không thích kinh doanh bán hàng nên chắc không thể bỏ việc để bán hàng online được. Trước mắt mình cứ đi làm bình thường đã vì dịch như này có việc để làm đã là may rồi. Sau đó, mình sẽ tìm kiếm các công việc có mức lương cao hơn thì nhảy vậy, hoặc sắp tới phải nhận thêm việc bên ngoài về làm thêm”. 

Thảo Nguyên 

Tin mới

Mỹ vừa chốt đơn hơn 1 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 25%, nước ta là ông lớn thứ 3 thế giới
7 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này sau khi vượt qua Nhật Bản.
Thị trường nhan nhản lòng se điếu: Thực khách đang bị lừa trắng trợn?
5 giờ trước
Trên thị trường dễ dàng bắt gặp những hàng, quán mời chào khách ăn đặc sản lòng se điếu, nhưng chỉ người có kinh nghiệm mới biết đó hầu hết không phải "hàng xịn".
LG ra mắt máy giặt sấy AI thế hệ mới: Có khả năng ghi nhớ thói quen của người dùng, mô phỏng cả giặt tay
6 giờ trước
Công nghệ LG AI DD 2.0 với khả năng thấu cảm được trang bị trong sản phẩm máy giặt mới nhất của LG giúp mang đến trải nghiệm giặt giũ thông minh hơn với người tiêu dùng.
Tôi từng nghĩ sẽ bỏ hết iPhone, Samsung để mua điện thoại hãng khác, nhưng lại "quay xe" ngay vì lý do này
6 giờ trước
Nhiều người sẽ cảm thấy chán iPhone hay Samsung vì thiếu sự đổi mới trong những năm gần đây, nhưng việc rời bỏ để mua điện thoại hãng khác hóa ra không hề dễ.
Starbucks muốn khách hàng vừa ăn kẹo cu đơ vừa uống matcha latte?
6 giờ trước
Starbucks đã chính thức có mặt tại Hà Tĩnh với cửa hàng đầu tiên đặt tại khách sạn Meliá Vinpearl. Cửa hàng này nằm trong chiến lược mở rộng ra các tỉnh thành mới của thương hiệu cà phê Mỹ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
2 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.