Có tiền mà không tiêu được, trách nhiệm thuộc về ai?

23/12/2022 17:10
Chậm giải ngân vốn đầu tư công thể hiện một nghịch lý: có tiền mà không tiêu được. Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương), để năm 2023 thực sự là một năm bùng nổ giải ngân đầu tư công rất cần những giải pháp mang tính triệt để gắn với trách nhiệm.

PV: Giải ngân vốn đầu tư công chậm đã được nhắc đến nhiều. Theo ông nguyên nhân do đâu?

Ông NGUYỄN QUANG HUÂN: Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi về cơ bản có 4 yếu tố chính. Thứ nhất, giải phóng mặt bằng chậm làm cho dự án bị chậm. Thứ hai, có việc không sẵn sàng của các Ban quản lý, chủ đầu tư. Chúng ta đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, việc thanh tra, kiểm tra chặt chẽ nên các doanh nghiệp không “mặn mà” tham gia. Từ vấn đề giá, cho đến quy trình, tiêu chí lựa chọn. Nhiều người không làm vì… “không có gì”; mà làm thì có thể sai phạm. Đó là tâm lý chung của một bộ phận cán bộ. Thứ ba, thủ tục giải ngân vốn ở các bộ, ngành khi các tỉnh lập hồ sơ lên để nhận tiền từ Trung ương không phải lúc nào cũng thuận lợi. Thứ tư, sự hấp thụ của nền kinh tế, bởi không phải cứ “bơm” tiền ra là hấp thụ được hết.

Giải ngân vốn đầu tư công là một trong những căn cứ để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đối với lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. Nhưng thực tế nhiều bộ, địa phương “trượt kế hoạch” trong giải ngân. Có phải do cơ chế hay cán bộ chưa quyết tâm dám nghĩ, dám làm thưa ông?

- Có một nguyên nhân như tôi đã đề cập ở trên đó là họ sợ trách nhiệm nên không làm. Trước đây có phần “dôi dư” nên sẵn sàng “vượt lên trên trách nhiệm”. Nhưng sau khi siết chặt, chống tham nhũng thì một số lãnh đạo địa phương không sẵn sàng thực thi trách nhiệm.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu giải ngân để đánh giá trách nhiệm đối với người đứng đầu bộ, ngành địa phương thì được. Nhưng thực tế tại địa phương còn giao các sở chịu trách nhiệm. Ví dụ không chỉ sở Xây dựng mà còn liên quan đến sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư... nên khó đánh giá, không phân định trách nhiệm. Vì thế chỉ có thể đánh giá chung cho lãnh đạo địa phương chứ cấp sở, ban, ngành là khó vì các đầu mối cho giải ngân hiện đang quá nhiều.

Có tiền mà không tiêu được, trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 1.

Cần phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu với những công trình sử dụng vốn đầu tư công chậm giải ngân.

Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022. Đây là vấn đề không phải dễ dàng, vậy theo ông cần giải pháp nào để nền kinh tế có thể “hấp thụ”?

- Năm 2023 để tiêu hết 700 nghìn tỷ đồng không phải là dễ dàng. Bởi tiêu phải có “địa chỉ”, chứ không phải như mua sắm công. Vì mua sắm thì dễ, chứ đầu tư dự án phải có quy trình, các bước. Ví dụ làm dự án về đường, hay xử lý rác thải thì đầu tư từ bây giờ nhưng có thể phải 2 năm sau mới tiêu được.

Cho nên năng lực của các ban quản lý là vấn đề cần xem xét. Đầu tiên cần có kế hoạch cụ thể tiêu vào đâu? Đến khi có kế hoạch phải triển khai thực hiện từ giải phóng mặt bằng, bố trí đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu, năng lực thi công, rồi thiết bị... Vì thế các cơ quan phân bổ vốn như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hoạt động phải đồng bộ, nhất là công tác giải ngân, bởi phải qua nhiều cấp duyệt chứ không phải có tiền là có thể dễ dàng tiêu.

Trân trọng cảm ơn ông!


Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
57 phút trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
58 phút trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
6 phút trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
8 phút trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
13 phút trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
22 giờ trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
2 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
2 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
3 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.