Cơn ác mộng đối với các công ty chip của Hoa Kỳ sau lệnh cấm bán dẫn Trung Quốc

25/10/2022 08:48
Các chính sách mới nhằm hạn chế tốc độ phát triển công nghệ của Trung Quốc có thể phản tác dụng khi nhiều công ty chip tại Hoa Kỳ đang mất hàng tỉ USD.

Nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip của Mỹ, Lam Research mới đây đã cảnh báo về mức doanh thu sụt giảm chỉ còn từ 2-2,5 tỉ USD vào năm 2023 do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Washington đối với thiết bị và chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc, chiếm khoảng 30% doanh thu của công ty Mỹ, Reuters đưa tin.

"Chúng tôi đã thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ quy tắc, đồng thời ngừng vận chuyển hàng hóa cũng như hỗ trợ sản phẩm theo yêu cầu của chính phủ Mỹ", Timothy Archer, CEO của Lam Research, nói với SCMP, ngày 19/10.

Lam Research chỉ là công ty sản xuất chip mới nhất dự báo doanh số bán hàng bị sụt giảm do lệnh cấm chip của Mỹ. Tuần trước, Applied Materials ước tính doanh thu thuần giảm từ 250 triệu đến 550 triệu USD trong quý 3. Theo đó, các tác động dự kiến còn lớn hơn ​​trong những tháng tới.

Được biết, triển vọng bán hàng đáng lo ngại này đã là mối quan tâm của tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu, đặc biệt là những công ty ở Mỹ. Thật vậy, cơn ác mộng do lệnh cấm xuất khẩu chip của Mỹ đối với các công ty của chính họ có thể chỉ mới bắt đầu. Các tác động thương mại đối với chính sách của Washington đang ngày một tăng lên.

Theo điều khoản mới, các công ty ở mọi nơi trên thế giới không được phép bán chip máy tính hoặc công nghệ bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc nếu trong sản phẩm có công nghệ Mỹ. Họ phải nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền của Mỹ để xét duyệt.

Điều cần thiết hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp là phải lên tiếng về tác động của những động thái đó thay vì im lặng. Thế giới cần nghe những con số để biết mức độ thiệt hại mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt vì các bất ổn địa chính trị giữa Mỹ và Trung.

Không có gì bí mật khi Mỹ liên tục thắt chặt hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc trong khoa học, công nghệ cũng như vũ khí.

Các công ty công nghệ của Mỹ cũng đang phải gánh chịu ảnh hưởng từ những lệnh trừng phạt này. Trong số 15 công ty chip lớn nhất, 10 công ty dự kiến ​​sẽ báo cáo tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm so với quý 2, theo báo cáo của Wall Street Journal tuần trước.

Tình thế của các doanh nghiệp bán dẫn dần trở nên "ngặt nghèo" hơn sau khi chính quyền Biden công bố các quy tắc kiểm soát xuất khẩu "mạnh tay nhất" vào đầu tháng này, nhằm hạn chế việc bán thiết bị và chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chip lớn nhất thế giới và nước này đã nhập khẩu khoảng 400 tỉ USD chất bán dẫn vào năm 2021, chiếm gần 60% thị trường chip toàn cầu. Các công ty công nghệ cao của Mỹ là những người hưởng lợi lớn nhất từ ​​nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc, đây là nguồn lợi nhuận lớn nhất của họ. Không thể tưởng tượng nổi có nhà sản xuất chip nào lại để mất một thị trường rộng lớn như vậy. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch chi tiêu của họ và từ đó gây ra thiệt hại gián tiếp về doanh thu cho các nhà cung cấp thiết bị bán dẫn như Lam Research và Applied Materials.

Trong bối cảnh thị trường bán dẫn toàn cầu đối mặt với sự sụt giảm doanh số máy tính cá nhân và điện thoại thông minh, lệnh cấm xuất khẩu chip tiên tiến mới nhất của Washington đã gây bất ổn nghiêm trọng cho chuỗi công nghiệp toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng, những chính sách mới này của Hoa Kỳ dường như hoàn toàn bỏ qua tác động đối với ngành công nghiệp chip rộng lớn hơn. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng các hành động này từ Hoa Kỳ giống như chính quyền Biden đang cố tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ.

Nếu không đảm bảo được sự thống trị của Hoa Kỳ trong lĩnh vực chip thì các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có thể phản tác dụng. Điều này đang ảnh hưởng xấu tới các công ty công nghệ Hoa Kỳ về mặt doanh số dẫn đến họ phải cắt giảm hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển.

Trung Quốc luôn là quốc gia sở hữu một thị trường béo bở. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ, liệu Mỹ có thể sử dụng các lệnh hành pháp đơn phương để ngăn các công ty chip ngoài Mỹ tiến hành hợp tác bình thường với Trung Quốc hay không? Nếu các công ty chip ngoài Mỹ vẫn hợp tác với Trung Quốc thì lệnh những lệnh cấm đơn phương của Mỹ sẽ chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ khi tự loại bỏ thị trường béo bở nhất thế giới.

Global Times cho rằng các biện pháp hạn chế của Hoa Kỳ sẽ chỉ đẩy nhanh sự phát triển của lĩnh vực chip của Trung Quốc. Nếu lĩnh vực chip của Trung Quốc nhanh chóng bắt kịp và không còn phụ thuộc vào nhập khẩu, thì sẽ không còn dừng lại ở khoản lỗ 2,5 tỉ USD của một công ty Mỹ nào, mà là khoản lỗ hàng trăm tỉ USD cho ngành chip tại quốc gia này.

Theo Global Times

Tin mới

Cứ 4 phút lại có một người học tại Việt Nam đăng ký khóa học về GenAI trên Coursera
10 giờ trước
Trước nhu cầu học về GenAI đang bùng nổ, Coursera đã mang 3.000 khóa học bằng tiếng Việt và loạt tính năng AI mới dành cho học viên tại Việt Nam.
Tháng 6/2025, lượng điện tiêu thụ tại miền Bắc cao nhất kể từ đầu năm
9 giờ trước
Lượng điện tiêu thụ trong tháng 6 vừa qua tại miền Bắc được ghi nhận tăng cao đáng kể so với các tháng trước đó.
Bí mật khủng bên trong kho hàng ở Quảng Ninh: Người chủ bí ẩn tên "A PIN", vận hành bằng phần mềm lạ liên kết hàng trăm tài khoản TikTok
9 giờ trước
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa đến hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có động thái lớn sau siêu dự án 2 tỷ USD: tuyển dụng hàng trăm nhân sự, hợp tác mở rộng mạng lưới trạm sạc
8 giờ trước
Động thái mới khẳng định quyết tâm của VinFast trong chiến lược mở rộng và thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện tại thị trường ô tô thứ 3 toàn cầu.
Hàng giả 'bủa vây' thị trường: Chuyên gia RMIT hiến kế loạt giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp lật ngược thế cờ
8 giờ trước
Doanh nghiệp cần công nghệ truy xuất nguồn gốc để bảo vệ sản phẩm và người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội: Từ chối thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
16 giờ trước
Thời gian qua, nhiều hàng quán từ chối hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt nhằm “né” thuế .
Hàng giả bùng nổ khiến Đông Nam Á bị Mỹ để mắt: Việt Nam bất ngờ được tán dương vì một hành động
1 ngày trước
Khi hàng giả bùng nổ ở Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá cao vì đã có những bước tiến rõ rệt.
Ứng dụng FWD phiên bản mới: Quản lý bảo hiểm dễ dàng như lướt mạng xã hội
1 ngày trước
Không chỉ nâng cấp ứng dụng di động với giao diện thân thiện và thao tác mượt mà như lướt mạng xã hội, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam còn cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm để mang lại trải nghiệm minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Nguồn cung ô tô quá dư thừa
3 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.