Con đường gian nan của Nhật Bản khi tiến tới một xã hội không tiền mặt: 1/3 dân số mạnh mẽ phản đối, không chịu tiếp nhận sự đổi mới

09/11/2019 16:14
Ở thời điểm hiện tại, tiền mặt vẫn là "vua" ở Nhật Bản. Và thậm chí còn hơn thế nữa đối với một quốc gia đối mặt với tình trạng dân số già hoá nhanh chóng. Do đó, họ cũng chưa sẵn sàng để sử dụng những dịch vụ thanh toán hiện đại, mà không sử dụng tiền mặt.

Thủ tướng Shinzo Abe đã và đang thúc đẩy người Nhật Bản chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt nhiều hơn. Tuy nhiên, mọi thứ lại không như chính phủ nước này mong muốn. Ngày càng có nhiều người ở độ tuổi về hưu không chấp nhận sự thay đổi về cách thức thanh toán. Điều này cho thấy Nhật Bản đang tụt hậu so với những quốc gia khác trong việc áp dụng các ứng dụng thanh toán trên điện thoại và tiền điện tử.

Theo số liệu của Hiệp hội Thanh toán Nhật Bản, Tokyo muốn tăng gấp đôi tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử lên 40% vào năm 2025 và sau đó lên đến mức 80% để thúc đẩy năng suất lao động. Trong khi đó, tỷ lệ không sử dụng tiền mặt ở Hàn Quốc là 96% và Trung Quốc là 66%.

Việc thay đổi, chuyển sang sử dụng giao dịch kỹ thuật số sẽ giúp Nhật Bản giải quyết tình trạng dân số giảm sút và thị trường lao động vốn đã thiếu nhân lực. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng cho phép các cửa hàng tự động ước tính doanh thu và các ngân hàng cắt giảm số lượng máy ATM để tránh gây tốn kém.

Thành công ban đầu

Gần đây, người tiêu dùng Nhật Bản được khuyến khích chuyển từ tiền mặt sang thanh toán điện tử, sau khi chính phủ thông qua một thoả thuận trợ cấp trị giá 2,57 tỷ USD. Theo đó, người mua được hoàn tiền dưới dạng điểm nếu họ thanh toán không tiền mặt tại các cửa hàng nhỏ và cửa hàng tiện lợi.

Các công ty công nghệ lớn cũng tích cực tham gia chiến dịch thúc đẩy phát triển những hệ thống thanh toán điện tử, trong đó có SoftBank, Yahoo Japan, công ty thương mại điện tử Mercari và công ty điều hành ứng dụng nhắn tin Line. Một số đã đạt được thành công ban đầu, có thể kể đến ứng dụng thanh toán mã QR - PayPay, SoftBank và YahooJapan đồng sở hữu. Thành viên sử dụng PayPay tăng từ 5 triệu người kể từ tháng 8 lên tới 15 triệu người, nhờ chiến dịch của chính phủ.

Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản cũng ghi nhận số lượng thành viên trên ứng dụng đặt chỗ trực tuyến chạm mức 11 triệu người, tăng hơn 1 triệu người kể từ tháng 9. Tomoyuki Soyama, phó tổng giám đốc phụ trách mảng phát triển kinh doanh IT của công ty, cho hay: "Người tiêu dùng hưởng lợi từ sự tiện lợi của hệ thống thanh toán điện tử, trong khi chúng tôi nhận được một khoản phí, cắt giảm chi phí khi không phải phát hành vé giấy. Đó là tình huống đôi bên cùng có lợi."

Mizuho Financial Group ước tính, chi phí trực tiếp liên quan đến giao dịch bằng tiền mặt, bao gồm nhân sự làm việc tài quầy thanh toán, lên tới khoảng 73,6 triệu USD mỗi năm và cho rằng không sử dụng tiền mặt sẽ giúp cắt giảm khoản chi phí trên.

Satoshi Kumagai, phó chủ tịch cấp cao phụ trách dịch vụ tài chính và kinh doanh số tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson, cho biết tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đã tăng lên 25% từ tháng 10, so với mức 20% trước đó. Kumagai nhận định: "Thật tốt khi chứng kiến mọi giao dịch đều chuyển thành không tiền mặt, trong lúc chúng tôi đang thiếu lao động và cần tăng trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng. Mặt khác, chúng tôi cần tìm cách giúp những người cao tuổi gặp khó khăn khi mua sắm mà không dùng tiền mặt."

Người cao tuổi vẫn muốn gắn bó với tiền mặt

Hiện tại, các hộ gia đình Nhật Bản tích trữ hơn 1/2 khối tài sản của họ bằng tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm. Tỷ lệ này còn tăng cao hơn đối với người cao tuổi, một trong số đó thậm chí cho rằng sử dụng tiền mặt là một cách để tránh việc chi tiêu lãng phí.

Một người phụ nữ 65 tuổi được SCMP phỏng vấn nói "Ai cũng thích tiền mặt mà, phải không?", trong khi đang nhìn vào một tấm bảng in hình ảnh ứng dụng thanh toán điện tử. Bà chia sẻ: "Tôi không thích việc không sử dụng tiền mặt. Tôi thấy không thoải mái, nhất là khi tôi mất điện thoại. Các ứng dụng cũng không cho biết rõ tôi đã tiêu bao nhiêu, trong khi tôi có thể kiểm soát được đồng tiền ra khỏi ví khi dùng tiền mặt."

Nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng đang gặp khó khăn khi chuyển sang phương thức thanh toán điện tử, hay thậm chí là không thấy lợi ích gì từ đó. Yukio Kawwano - chủ tịch hiệp hội ngành công nghiệp siêu thị Nhật Bản, cho biết, những cửa hàng kinh doanh theo gia đình dựa vào tiền mặt để quản lý hoạt động, do đó họ không thể để khoản thu trong tài khoản quá nhiều.

Chưa đến một nửa trong số 2 triệu doanh nghiệp nhỏ được coi là điều kiện để nhận trợ cấp cho việc thực hiện thanh toán không tiền mặt đã đăng ký tham gia chiến dịch của chính phủ, do chi phí máy móc và phí giao dịch cao. Tỷ lệ tội phạm thấp, lãi suất cực kỳ thấp và mạng lưới ATM phát triển từ lâu đã khiến tiền mặt trở nên hấp dẫn hơn tại Nhật Bản, đã và đang làm giảm mong muốn chuyển sang sử dụng thanh toán không tiền mặt.

Tuy nhiên, xu hướng này có thể sẽ dần dần thay đổi khi các ngân hàng thương mại thu hẹp mạng lưới ATM. Tuy nhiên, việc thuyết phục những người lớn tuổi - chiếm gần 1/3 dân số, thay đổi quan điểm sẽ không phải là điều dễ dàng.

Tại khu mua sắm sầm uất tại Yanaka Ginza (Tokyo), nhiều cửa hàng nhỏ vẫn chưa áp dụng các giao dịch không tiền mặt. Mitsuo Kotake, 70 tuổi, sở hữu một cửa hàng hoa nhỏ. Ông cho biết mình đã sử dụng PayPay từ 3 tháng trước, nhưng việc nhập mã pin và thiết lập ứng dụng lại quá phức tạp đối với các khách hàng - hầu hết là người trung niên đến mua hoa để thắp hương cho người thân. Ông nói thêm: "Thật dễ dàng đối với người trẻ, nhưng người già lại không quen với việc đó. Bản thân tôi cũng không nghĩ đến giao dịch không tiền mặt. Tiền mặt là nhanh nhất."

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
4 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
4 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
5 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
6 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
7 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
22 giờ trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
2 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
2 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
3 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.