Con số gây sốc trong quan hệ thương mại và đầu tư Việt - Mỹ

30/04/2024 07:14
49 năm sau ngày Việt Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, quan hệ thương mại và đầu tư Việt Mỹ có những bước tiến mạnh mẽ, từ con số thương mại 1 tỷ USD năm 2000 đã đạt đến con số 123 tỷ USD, tăng trên 100 lần và nâng cấp quan hệ nước lên Đối tác chiến lược toàn diện.

49 năm ngày Việt Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 29 năm ngày Việt - Mỹ bình thường hoá quan hệ (1995-2024), quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Từ con số thương mại chỉ 1 tỷ USD năm 2000 khi Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định Thương mại (BTA), đến năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam đã lên đến hơn 123 tỷ USD, tăng trên 100 lần và trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9/2023 đã nâng cấp quan hệ 2 nước lên đối tác chiến lược toàn diện. 

Tăng trưởng thương mại thần tốc, xuất siêu chục tỷ USD

Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) thành tựu quan hệ kinh tế Việt Nam - Mỹ đáng kể nhất là tăng trưởng ấn tượng xuất khẩu 10 năm gần đây từ 20014, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt 28,6 tỷ USD, nhưng đến năm 2023, xuất khẩu hàng Việt sang Mỹ đã đạt từ 97 tỷ USD, cao nhất năm 2022 là 109 tỷ USD.

GS Mại cho rằng, quan hệ kinh tế Việt Nam và Mỹ thực sự được phát triển khi hai nước chính thức ký hiệp định BTA 5 năm sau khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Cột mốc BTA năm 2000 được coi như bước ngoặc đầu tiên, viên gạch nối phát triển kinh tế và mở ra triển vọng phát triển các lĩnh vực khác giữa hai nước.

Thực tế, năm 2006 -2007, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đối tác lớn nhất, khó khăn và phải đàm phán nhiều nhất của Việt Nam là Mỹ. Khi hoàn tất đàm phán các điều khoản với Mỹ, Việt Nam gia nhập WTO và thương mại Việt Nam với Mỹ và các quốc gia phương Tây ngày càng phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu của Việt Nam tăng ấn tượng.

Theo số liệu của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) năm 1995, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt - Mỹ mới có 450 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2000, thương mại hai nước đã tăng lên 1 tỷ USD.

5 năm sau, năm 2005 thương mại hai nước đã đạt 7,8 tỷ USD, năm 2008 khi khủng hoảng tài chính tại Mỹ diễn ra, nhưng thương mại Việt Nam và Mỹ vẫn đạt 15 tỷ USD. Đến năm 2010, thương mại hai nước đã đạt 18,3 tỷ USD. 5 năm sau, kim ngạch thương mại Việt - Mỹ tăng gấp đôi lên 41,2 tỷ USD.

Các năm trở lại đây, thương mại Việt Nam sang Mỹ đã tăng rất mạnh năm sau cao hơn năm trước, trong đó đỉnh điểm năm 2022 đạt gần 124 tỷ USD.

Trong năm 2023, dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sang Mỹ nhưng tỷ lệ hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt rất cao. Cụ thể, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 18,1 tỷ USD, giảm 9,8%, chiếm 18,7% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17 tỷ USD, tăng 6,7%, chiếm 17,5% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là hàng dệt may, đạt 14,4 tỷ USD, chiếm 14% tỷ trọng xuất khẩu. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 2023 so với cùng kỳ năm trước: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 20%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,9%; gạo tăng 53,4%.

Trong khi đó, các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, đồ nội thất, trang trí… chiếm vị thế hết sức quan trọng. Bởi lẽ, đây là các nhóm mặt hàng thế mạnh của Việt Nam và Hoa Kỳ có nhu cầu lớn.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong năm 2023 đạt 13,82 tỷ USD, giảm gần 700 triệu USD so với năm 2022.

Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất và duy nhật đạt kim ngạch tỷ đô là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,82 tỷ USD. Ngoài ra, nhiều nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch hàng trăm triệu USD như: Bông; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; thức ăn gia súc và nguyên liệu…

Về thặng dư thương mại, từ năm 2006 dù kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Mỹ mới chỉ đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tuy nhiên thặng dư thương mại Việt Nam đã đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng dần lên 8,4 tỷ USD năm 2007, lên 10 tỷ USD. Từ năm 2010, thặng dư thương mại của Việt Nam đều trên 10 tỷ USD.

Từ cựu thù trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Sau gần nửa thế kỷ thay đổi từ cựu thù trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đến nay quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam và Mỹ đã phát triển trên mọi góc độ. Mỹ là nước có thặng dư thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm, là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với hàng chục tỷ USD mỗi năm.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho rằng, Việt - Mỹ từ hai nước đối đầu, thù địch sau hàng chục năm hàn gắn đã trở thành đối tác hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là kinh tế, văn hoá và xã hội.

Về hợp tác kinh tế, theo GS Mại, bản thân nền kinh tế Mỹ là đích đến của các nền kinh tế khác, nơi có tiêu thụ hàng hoá hàng đầu thế giới, mức chi tiêu cao và hệ suất sinh lời lớn. Do đó, không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia có định hướng xuất khẩu như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan hay Philippines đều mong muốn và đã xuất khẩu nhiều vào Mỹ.

Với Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn cho các mặt hàng có thế mạnh. Mỹ vừa là thị trường nhưng cũng vừa là nơi có cộng đồng người Việt ở hải ngoại lớn nhất (trên 2 triệu người). Vì vậy, không ngạc nhiên khi những sản phẩm Việt, những thương hiệu Việt có mặt ngày càng nhiều tại Mỹ để phục vụ người tiêu dùng Mỹ và cả người tiêu Mỹ gốc Việt hơn ở đây

Trong quan hệ kinh tế, Mỹ trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam trong so sánh cán cân thương mại 10 năm trở lại đây nhờ vào lợi thế hàng loạt cơ chế ưu đãi thuế quan và xoá bỏ rào cản. Chính vì vậy, dù gặp nhiều thách thức, song hàng hoá Việt Nam vào Mỹ ngày càng nhiều hơn, số lượng năm sau cao hơn năm trước và ngày càng chứng tỏ được phẩm chất và giá trị trong cuộc cạnh tranh về giá, chất lượng.

Về vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, GS Nguyễn Mại cho rằng dù có nhiều tiềm năng song vốn Mỹ vào Việt Nam còn khá khiêm tốn. "Trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Mỹ, thương mại được xem là trụ cột, đầu tư giữa hai nước vẫn còn chưa xứng tiềm năng", ông Mại cho rằng, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng lao động và chuyển đổi chất lượng tăng trưởng để thu hút ngày càng nhiều hơn đầu tư của Mỹ thời gian tới

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT cho biết, hết tháng 12/2023, Hoa Kỳ có hơn 1.300 dự án đầu tư vào Việt Nam, với số vốn hơn 11,8 tỷ USD, đứng thứ 11 trong tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Hoa Kỳ đầu tư vào 17/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân; trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống với 17 dự án, vốn đăng ký xấp xỉ 4,68 tỷ USD, chiếm 42,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo với 323 dự án, vốn đăng ký 2,24 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký, còn lại là ngành nghề khác.

Các nhà đầu tư Mỹ đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với 599 dự án và gần 8,27 tỷ USD, chiếm 74,8%; hình thức liên doanh có 111 dự án với gần 2,6 tỷ USD, chiếm 23,5% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư Mỹ có dự án tại 42/63 địa phương trong cả nước, đứng đầu là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 18 dự án với vốn đăng ký 5,3 tỷ USD, TP. Hải Phòng đứng thứ hai có 13 dự án với vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD, thứ ba là tỉnh Bình Dương có 970 dự án với vốn đăng ký 780,6 triệu USD.

Hiện nhiều thương hiệu nổi tiếng của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam như Intel, Citigroup, American Group, Intel, Chevron, Ford, Starwood Hotel, AIA, Dickerson Knight Group, Coca Cola, Pepsi Cola, KFC… đã có chỗ đứng vững vàng tại Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết: "Khi ký BTA, Việt Nam với Mỹ xác định lấy kinh tế làm động lực thúc đẩy tăng cường quan hệ. Khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta có được sự tin tưởng của các nhà đầu tư và xuất khẩu, đồng thời dự vào cải cách mở cửa để tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ thành công trong mối quan hệ thương mại, phần lớn chỉ khai thác thị trường của Mỹ, trong khi đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn, dạng tiềm năng".

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, với một nhà tư bản như Mỹ, vốn đầu tư hàng năm lên đến hơn 120 tỷ USD, việc đầu tư số vốn hơn 11,8 tỷ USD đến nay của Mỹ tại Việt Nam là khá ít ỏi, dù Mỹ có thể thông qua những đối tác thứ 2, thứ 3 như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Úc hay Đài Loan (Trung Quốc) khi đầu tư vào Việt Nam. Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng: Việt Nam cần cải thiện chính sách thu hút đầu tư, nguồn lực và cơ sở hạ tầng để tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp lớn Mỹ trên toàn cầu.

Tin mới

Hơn 27.000 đơn VinFast VF 3 quy đổi ra những con số ‘giật mình’: Tiền cọc bằng 10 chiếc Cullinan, đơn mua gấp 46 lần doanh số Mini EV cả năm
37 phút trước
Con số 27.000 đơn đặt mua VinFast VF 3 chỉ sau 3 ngày cho thấy sức hút khủng khiếp của mẫu xe này với người tiêu dùng Việt.
iPhone gặp lỗi lạ: Người dùng "tá hỏa" khi ảnh khỏa thân xóa từ mấy năm trước bỗng hiện trở lại
14 phút trước
Một người dùng cho biết khoảng 300 bức ảnh cũ, có "ảnh khỏa thân" bỗng xuất hiện trở lại, dẫu chủ nhân từng xóa đi để bán thiết bị cho một người bạn.
Cây xoài "độc lạ" nhất MXH: Nửa quả vàng ươm, nửa quả vẫn còn "xanh ngắt"
49 phút trước
Chẳng hiểu vì lý do gì, một cây xoài bỗng cho những quả vô cùng "độc lạ".
Ford Territory 2024 lộ diện: Mặt trước long lanh, trông như xe điện, về Việt Nam sẽ dễ thành bom tấn, làm khó CX-5, CR-V
53 phút trước
Ford Territory chuẩn bị có bản cập nhật mới với sự xuất hiện của tùy chọn hybrid sạc điện.
Giăng câu không cần mồi, bắt đủ thứ tôm cá ở Cà Mau
2 giờ trước
VOV.VN - Một bộ phận người dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau hành nghề câu kiều để kiếm sống. Đây là nghề đánh bắt độc đáo, người dân thả lưỡi câu nhưng không mắc mồi mà vẫn bắt được tôm, cá.

Tin cùng chuyên mục

Tổng giám đốc SJC nói SJC không có lợi từ biến động giá vàng
13 giờ trước
Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) khẳng định, SJC và Ngân hàng Nhà nước không có lợi từ biến động giá vàng trong thời gian qua.
Giá vàng trúng thầu cao kỷ lục gần 89 triệu đồng/lượng, giá vàng hôm nay hướng mốc 100 triệu đồng
18 giờ trước
Cập nhật kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 16/5 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng, cao hơn tới 1,4 triệu đồng/lượng so với giá mua vào được niêm yết tại SJC.
BQL dự án “nghìn tỷ” ở Quảng Ngãi xin lùi thời gian hoàn thành đồng loạt 5 dự án
20 giờ trước
Đến thời điểm này, đường nối từ cầu Thạch Bích - Tịnh Phong là 1 trong 5 công trình, dự án được chủ đầu tư là BQL dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, “đệ đơn” xin cấp thẩm quyền tỉnh cho lùi thời gian hoàn thành đồng loạt, tính trong vòng chưa đến 6 tuần qua.
Bảng tính trả góp cụ thể cho khách hàng mua VinFast VF 3
22 giờ trước
Với giá bán ưu đãi từ 235 triệu đồng áp dụng cho giai đoạn cọc sớm từ 13-15/5, khách hàng chỉ cần trả góp hơn 2 triệu/tháng là có thể sở hữu mẫu mini car đô thị đang “dậy sóng” trên thị trường. VinFast VF 3 càng hút khách hơn khi hãng dự kiến sẽ bàn giao 20.000 xe ngay trong năm 2024.