Covid-19, chỉ Trung Quốc cấm tiêu thụ động vật hoang dã là không đủ

15/03/2020 10:28
(Dân Việt) Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) kêu gọi các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á sớm đưa ra quyết định cấm tiêu thụ động vật hoang dã, vì nỗ lực của một mình Trung Quốc là không đủ.

Trước đó, ngày 24/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Trung Quốc đã ra quyết định cấm tiêu thụ thịt động vật hoang dã và chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) không được kiểm soát. Hoạt động buôn bán và tiêu thụ ĐVHD được cho là nguyên nhân gây ra dịch Covid-19.

Quyết định này được công bố trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp ở Trung Quốc vẫn diễn biến khó lường, buộc nước này phải hoãn phiên họp Quốc hội thường niên lần đầu tiên trong lịch sử, dự kiến khai mạc vào 5/3 tới.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 1

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc quyết định cấm tiêu thụ động vật hoang dã. Ảnh: Trần Khánh

Theo đó, tất cả các loài động vật hoang dã trong danh mục cần được bảo vệ bao gồm cả ở trên cạn, biết bay, dưới nước, có thể nhân giống và nuôi trồng đều bị cấm tiêu thụ.

Các văn phòng WWF châu Á Thái Bình Dương hoan nghênh quyết định này của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á cũng sớm đưa ra quyết định tương tự để bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của người dân trên toàn khu vực.

Đông Nam Á vẫn nổi tiếng là nơi cung cấp sản phẩm các loài ĐVHD và là nơi trung chuyển các sản phẩm này tới thị trường Trung Quốc; đặc biệt là ở lưu vực sông Mekong, trong đó có Việt Nam, khu vực Tam Giác Vàng rất gần với biên giới Trung Quốc.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 2

Đông Nam Á nổi tiếng là nơi cung cấp động vật hoang tới thị trường Trung Quốc. Ảnh Trần Khánh

Theo WWF, những kẻ săn trộm trải bẫy khắp nơi để săn bắt thú rừng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở khu vực và đã trở thành vấn nạn phổ biến ở các nước. Kết cục là rất nhiều khu rừng nhiệt đới ở châu Á đang trở thành rừng rỗng, không còn các quần thể thú đặc hữu, quý và hiếm.

Đáng tiếc là, nhiều quốc gia đã có luật cấm buôn bán, săn bắt các loài hoang dã nguy cấp, nhưng việc thực thi pháp luật đối với các thị trường bất hợp pháp này dường như bị bỏ ngỏ. Những hoạt động buôn bán bất hợp pháp này không chỉ là mối đe dọa đối với quần thể các loài hoang dã mà còn đe dọa đối với sức khỏe con người và vật nuôi.

Sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 và các dịch bệnh tương tự như SARS, MERS trong những năm gần đây đã cho thấy sự nguy hiểm của việc buôn bán và tiêu thụ thịt ĐVHD đối với sức khoẻ con người. Thiệt hại do Covid-19 gây ra cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực và cho toàn thế giới đã lên đến hàng tỷ USD và sẽ còn tác động lên nền kinh tế trong nhiều năm tới.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 3

Nhiều bộ phận của gấu đen ở tỉnh Tứ Xuyên bị cảnh sát Trung Quốc thu giữ trong chiến dịch truy quét vừa qua. Ảnh: China Daily

WWF đề nghị các quốc gia cần hành động khẩn trương hơn nữa để ngăn chặn nguy cơ các dịch bệnh mới có thể bùng phát, gây ra nhiều đau khổ và thương vong cho con người. Và với tình hình lây nhiễm phức tạp của Covid-19 như hiện nay, hành động của một quốc gia thôi là không đủ.

Tại khu vực phía Nam Việt Nam, chợ động vật hoang dã tại huyện Thạnh Hóa (Long An) được xem là “thiên đường” ĐVHD thu hút rất nhiều du khách miệt Đồng Tháp Mười.

Ông Nguyễn Chí Thiện – Phó Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Long An cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh đã có kế hoạch dẹp hẳn chợ ĐVHD này.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 4

Chợ động vật hoang dã Thạnh Hóa thu hút rất nhiều du khách. Ảnh: Trần Đáng

TS. Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam đề nghị: Việt Nam cần có những hành động quyết liệt tương tự để đóng cửa các hoạt động buôn bán ĐVHD trái phép, đồng thời cấm vĩnh viễn tiêu thụ ĐVHD, bao gồm cả cấm tiêu thụ thịt thú rừng và sử dụng các bộ phận của chúng làm thuốc.

“Đã đến lúc chúng ta ngừng biện minh rằng sử dụng ĐVHD là thói quen lâu đời khó bỏ. Sức khỏe của người dân, sự ổn định về kinh tế, hệ số tín nhiệm quốc gia và an sinh xã hội cần được đặt lên hàng đầu”, TS. Thịnh nhấn mạnh.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 5

Một mình Trung Quốc cấm tiêu thụ động vật hoang dã là không đủ. Ảnh: Trần Khánh

Những tác động tiêu cực của việc buôn bán bất hợp pháp ĐVHD lên tới quần thể của chúng và đa dạng sinh học toàn cầu đã được biết đến rộng rãi, tuy nhiên ảnh hưởng của việc buôn bán này đối với sức khoẻ của con người hiện nay vẫn còn hạn chế và ít được quan tâm.

Thịt ĐVHD có thể ẩn chứa những mầm bệnh nguy hiểm mà hệ miễn dịch của con người không có khả năng chống lại. Virus Corona gây bệnh trên động vật, và có thể truyền từ động vật sang người. Loại virus này có khả năng tự biến đổi và trú ngụ tại vật chủ là động vật có vú và truyền sang người ở những nơi con người tiếp xúc gần với các loài thú mang bệnh.

Các thị trường buôn bán các động vật hoang dã tạo ra một môi trường tiềm ẩn nguy cơ cao cho các loại virus như thế này biến đổi và lây sang con người. Thêm vào đó, sự thuận tiện của giao thông và phát triển du lịch khiến cho việc phát tán virus từ người mắc bệnh trở nên dễ dàng, các ổ dịch cục bộ có thể nhanh chóng phát triển thành đại dịch.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
24 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
52 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
3 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.989.369 VNĐ / tấn

1,045.80 UScents / bu

0.53 %

+ 5.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.451.995 VNĐ / tấn

294.95 USD / ust

0.19 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
8 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng