Cùng Sabeco thống trị ngành bia nhưng lợi nhuận của Habeco chưa bằng 1/10, lãi chỉ nhỉnh hơn một số công ty bia địa phương

25/05/2022 16:18
Theo SSI Research, thị phần của Sabeco tiếp tục mở rộng nhờ mạng lưới phân phối phủ rộng, bao gồm miền Bắc và khu vực nông thôn ít chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát Covid-19.

Trong quý 1/2022, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – HoSE: SAB) ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.306 tỷ đồng (tăng 24,7% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 1.532 tỷ đồng (tăng 24,4% so với cùng kỳ), LNST thuộc về công ty mẹ là 1.171 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía công ty, doanh thu thuần và LNST đã được cải thiện do tác động mạnh mẽ từ việc mở cửa trở lại của thị trường sau thời gian đóng cửa cùng với các chương trình khuyến mãi tập trung cho sự kiện Tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó Sabeco cũng đã thực hiện kiểm soát tốt các chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

Trong khi đó, nhà sản xuất bia nội địa lớn thứ 2, đứng sau Sabeco là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco – HoSE: BHN) lại công bố KQKD quý 1 tăng trưởng âm. Doanh thu thuần Habeco đạt 1.355 tỷ đồng giảm nhẹ 1,5% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm tới 25% so với cùng kỳ đạt 46,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 45,6 tỷ đồng, giảm 28% cùng kỳ.

Cùng Sabeco thống trị ngành bia nhưng lợi nhuận của Habeco chưa bằng 1/10, lãi chỉ nhỉnh hơn một số công ty bia địa phương - Ảnh 1.

Theo đó khoảng cách về doanh thu và lợi nhuận giữa Sabeco và Habeco đang ngày càng lớn hơn.

Doanh thu của Habeco chỉ bằng 20% Sabeco, thậm chí lợi nhuận chỉ bằng 4% đối thủ trong ngành. Biên lợi nhuận gộp của Habeco là 26,2% trong khi biên lợi nhuận gộp của Sabeco là 29,8%.

Habeco giải thích công ty đang dần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, thích ứng với trạng thái bình thường mới sau thời gian dài đóng cửa các nhà hàng, quán bia hơi. Lợi nhuận sụt giảm do áp lực giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh tác động tới chuỗi cung ứng toàn cầu cùng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của của toàn hệ thống Habeco.

Habeco là doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ bia phía Bắc với thương hiệu Bia Hà Nội, phân khúc bia của Habeco chủ yếu là phân khúc phổ thông với giá rẻ. Tuy nhiên, theo SSI Research, thị phần của Sabeco tiếp tục mở rộng nhờ mạng lưới phân phối phủ rộng, bao gồm miền Bắc và khu vực nông thôn ít chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát Covid-19.

Trong 1 báo cáo của VCBS, theo ban lãnh đạo công ty, Sabeco đã tăng thị phần phổ thông và giảm thị phần ở phân khúc cận cao cấp.

Tuy vậy, các chuyên gia VCBS cho rằng việc Sabeco thâm nhập vào phân khúc bia cận cao cấp là một chiến lược đúng đắn với xu hướng sự tăng lên của thu nhập người tiêu dùng bình quân của Việt Nam trong dài hạn sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng trung cấp và cao cấp.

Cùng Sabeco thống trị ngành bia nhưng lợi nhuận của Habeco chưa bằng 1/10, lãi chỉ nhỉnh hơn một số công ty bia địa phương - Ảnh 2.

Trong khi lợi nhuận của Sabeco có trồi sụt sau khi ThaiBev nắm quyền chi phối nhưng lợi nhuận  vẫn duy trì ở mức cao. Còn với Habeco, lợi nhuận của doanh nghiệp này từ mức gần 1.000 tỷ đồng/năm đầu những năm 2010 đã bước vào xu hướng suy giảm. Do tác động của Covid, lợi nhuận đã xuống thấp kỷ lục chỉ còn 324 tỷ đồng nhưng sang năm 2022, lợi nhuận dự kiến còn thấp hơn nữa.

Với việc lợi nhuận xa rời thời đỉnh cao, lợi nhuận của Habeco giờ bị 2 doanh nghiệp lớn trong ngành là Heineken VIetnam và Sabeco bỏ rất xa. Giờ đây, thương hiệu bia từng đứng Top 3 thị trường này chỉ có lợi nhuận nhỉnh hơn một chút so với các công ty bia địa phương như Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB), Bia Sài Gòn - Miền Tây (WSB) hay Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi (BSQ), Bia Hạ Long (HLB)...

Cùng Sabeco thống trị ngành bia nhưng lợi nhuận của Habeco chưa bằng 1/10, lãi chỉ nhỉnh hơn một số công ty bia địa phương - Ảnh 3.
https://cafef.vn/cung-sabeco-thong-tri-nganh-bia-nhung-loi-nhuan-cua-habeco-chua-bang-1-10-lai-chi-nhinh-hon-mot-so-cong-ty-bia-dia-phuong-20220524105615319.chn

Tin mới

Dự báo công suất tiêu thụ điện tháng 5 có thể tiếp tục vượt đỉnh
29 phút trước
EVN cho biết, nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 5 với sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 913,6 triệu kWh/ngày.
Chênh 1 triệu đồng, chọn VinFast VF 3 hay Wuling Mini EV?
51 phút trước
Bảng so sánh các tính năng, trang bị giữa VinFast VF 3 và Wuling Mini EV sau đây sẽ là gợi ý đáng tham khảo cho bạn.
Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng tháng thứ 18 liên tiếp
28 phút trước
Dự trữ vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC ngân hàng trung ương) trong tháng 4/2024 tăng tháng thứ 18 liên tiếp, dù tốc độ mua chậm lại do giá cao kỷ lục.
VinFast VF 3 lộ ảnh thực tế tại nhà máy, bao giờ bàn giao cho khách?
1 phút trước
Theo nguồn tin riêng, VinFast có thể bàn giao những chiếc VF 3 đầu tiên ngay trong quý III. Những hình ảnh vừa lộ diện là của mẫu xe tiền thương mại.
Khách mua vé máy bay giá cao bất thường gửi phản ánh đến cơ quan nào?
16 phút trước
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị khách hàng mua vé máy bay thời gian qua phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải mua vé máy bay giá cao so với quy định.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.