Cuộc chiến giành tài xế của Grab, Be, Go Viet, FastGo...

16/10/2019 19:08
Để trở thành người chiến thắng, các ứng dụng này không chỉ phải "đốt tiền" để thu hút khách hàng, nếu không có tài xế đối tác thì họ cũng sẽ thất bại.

Trong rất nhiều lĩnh vực của kỷ nguyên số, nền kinh tế chia sẻ là một cuộc chiến khốc liệt hơn bao giờ hết. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là trong lĩnh vực gọi xe công nghệ.

Văn Hưng, 19 tuổi, là sinh viên đại học, đang làm công việc giao hàng và tài xế công nghệ bán thời gian với hy vọng trang trải chi phí đại học và giúp đỡ gia đình. Một ngày Hưng ship tới gần 20 đơn giao hàng, chở chục người khách. Công việc không nhàn hạ nhưng Hưng kiếm được khoảng trên dưới 600 nghìn VND mỗi ngày.

Hưng tâm sự: "Lắm khi em nghĩ hay là bỏ học đi giao hàng với chở khách. Mỗi ngày em kiếm được 500-600 nghìn, có khi em chạy cả đêm thì còn được hơn. Tính ra một tháng trừ đi xăng xe em cũng phải được mười mấy triệu. Giờ học xong ra trường xin việc cũng khó được như thế, mà học đại học thì cũng đắt đỏ".

Có rất nhiều lao động dư thừa hiện nay có nhu cầu trở thành một tài xế công nghệ. Hưng cho biết, chỉ cần vài thao tác trên web, người hướng dẫn sẽ gọi điện giải thích thủ tục cho người có nguyện vọng tham gia. Sinh viên chỉ cần mang thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, bằng lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xe máy đến đăng ký là hoàn tất công đoạn trở thành một tài xế công nghệ.

Cuộc chiến giành tài xế của Grab, Be, Go Viet, FastGo... - Ảnh 1.

Grab, Be, Go Viet (công ty con của Go Jek tại Việt Nam), FastGo,... cùng tất cả những startup mới nổi khác đều đang phải tranh giành, không chỉ là khách hàng mà là cả các tài xế đối tác.

Là tân binh, Be đang chi khá mạnh tay so với các đối thủ cho các khoản thưởng với đối tác Be Bike. Ví dụ như, tài xế Be Bike tại TP.HCM sẽ được hưởng đồng thời thưởng theo số chuyến xe mỗi ngày và thưởng tính trên doanh thu. 

Grab ngoài chương trình thưởng cho tài xế thì mới đây đã bắt đầu áp dụng phí “xe chờ quá 5 phút” trong trường hợp khách hàng đặt xe nhưng không đến hoặc đến muộn để đảm bảo quyền lợi cho tài xế. Hiện chưa rõ phản ứng của khách hàng sẽ ra sao khi Grab áp dụng chính sách này. Việc cân đối giữa quyền lợi của khách hàng và của các tài xế đối tác luôn là bài toán khó đối với các nền tảng gọi xe công nghệ.

Ông Xuân Đình, 55 tuổi, đã chạy taxi lâu năm, nay công ty cho phép được sử dụng thêm ứng dụng công nghệ đã chuyển sang chạy Grab, ông nói: "Tính phí thế là đúng, nhiều khi khách gọi xe đi vào trong ngõ, mà mãi không xuống, mình đậu xe lâu thì phương tiện khác họ không lưu thông được, ảnh hưởng rất xấu".

Trong khi đó, Go-Viet cũng liên tục thay đổi chính sách thưởng, tuy nhiên những sự thay đổi này không ít lần gặp phải các phản ứng trái chiều từ đối tác tài xế. Còn FastGo thì đến nay vẫn chưa thu chiết khấu đối với lái xe, chỉ thu tối đa 30.000 VND với lái xe có doanh thu trên 400.000 VND.

Có một số tài xế là đối tác của đồng thời nhiều bên, "hai tay hai app". Hưng kể: "Trước em chạy mỗi Grab thôi, nhưng từ lúc có Be thì em chạy cả Be luôn. Nhưng khi em tắt ứng dụng nhiều, Grab biết, cảnh báo, khóa tài khoản. Sau này, các anh hướng dẫn em dành tiền mua thêm một cái điện thoại nữa, 1 máy để cháy Grab, 1 máy để chạy Be. Nhưng chạy kiểu hơi tốn sức mà hại não (cười)".

Ông Đình nói: "Trước chú thấy mấy ông làm cùng cũng chạy cả mấy ứng dụng một lúc. Lúc đầu chú cũng tính làm theo, nhưng một thời gian thì bỏ, chỉ chạy một cái thôi. Vì nếu chạy hai cái cùng một lúc mà nhỡ hai bên cùng có khách thì chú phải hủy một bên. Một là lương tâm mình không thích làm ăn kiểu thế, hai là hủy nhiều công ty họ biết thì mình càng khó nhận khách hơn".

Tên nhân vật đã được thay đổi.

Tin mới

Cuộc dịch chuyển âm thầm của ngành logistic trong giai đoạn TMĐT chuyển đổi
10 giờ trước
Trong khi người dùng đang "nghỉ tay" mua sắm sau loạt chiến dịch siêu sale đầu năm thì các doanh nghiệp logistic đang bước vào một cuộc điều chỉnh âm thầm: từ giao hàng đúng giờ đến gia tăng giá trị cảm xúc cho khách hàng. Không còn là câu chuyện về tốc độ, ngành giao nhận đang chuyển mình theo hướng lấy trải nghiệm người dùng làm trung tâm – đặc biệt khi phục vụ nhóm khách hàng chủ lực là người bán online.
Người Việt chuộng ô tô nhập khẩu, hàng loạt xe giảm giá kỷ lục trong tháng 5
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 5/2025 chứng kiến hàng loạt chương trình giảm giá sâu từ các hãng xe và đại lý, trải rộng trên nhiều phân khúc.
Đơn hàng container từ Trung Quốc đến một quốc gia tăng 300%
8 giờ trước
Cú "bắt tay" tạm dừng áp thuế quan giữa 2 quốc gia là nguyên nhân chính cho sự gia tăng này.
BMW X7 giảm giá mạnh tại đại lý, cạnh tranh GLS bằng giá chỉ từ hơn 5 tỷ đồng, riêng tiền khuyến mãi đủ mua một chiếc Ranger
7 giờ trước
Nhiều đại lý giảm giá 550-800 triệu đồng đối với BMW X7.
Piaggio tung bộ đôi Vespa Primavera và Sprint 2025 tại Việt Nam, lấy cảm hứng từ Vespa cổ
7 giờ trước
Vespa Primavera tiêu chuẩn có giá bán từ 80 triệu đồng trong khi bản Sprint là từ 82,4 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Chiếc VinFast VF 3 mỗi ngày sạc 4 lần và đi đều 1.000km suốt 9 tháng, dân mạng đưa ra loạt giả thiết
6 giờ trước
Dân mạng đưa ra loạt giả thuyết về chiếc VinFast VF 3 này.
Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
7 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại từ 15-5 đến 15-6.
iPhone 20 Pro: Tấm kính không cổng, không nút, không viền, Apple sắp làm điều điên rồ không tưởng?
8 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm chiếc iPhone đầu tiên ra đời, Apple được cho là chuẩn bị tung ra thiết kế khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
Vì sao VinFast có thể phá tan sự bão hòa thị trường xe máy Việt?
10 giờ trước
Chuyên gia Nguyễn Long Châu nhận định, sau thời gian khai mở thị trường xe máy điện tại Việt Nam, VinFast đã biết cách đáp ứng chính xác những gì khách hàng cần.