Cựu Chủ tịch Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ chia sẻ những sai lầm và bài học cho các nhà làm Luật Việt Nam

21/04/2018 11:30
Một doanh nghiệp có thị phần lớn nhưng chưa chắc đã có sức mạnh thị phần. Khái niệm "sức mạnh thị trường" và "thị phần" cần được phân biệt rõ, theo ông Terry Calvani.

Terry Calvani là cựu Chủ tịch Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ. Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý các vụ việc liên quan đến cạnh tranh, ông là một trong những chuyên gia được tham vấn, lấy ý kiến để hoàn thiện Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi).

Ông Terry Calvani đưa ra nhiều điều cần lưu ý đối với Việt Nam, trong đó đáng chú ý là vấn đề đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh, bằng những sai lầm mà ông và các cộng sự đã vấp phải trong quá trình giải quyết tại Mỹ. Đó là câu chuyện về thị phần.

Vị cựu Chủ tịch này cho biết ông và các đồng sự ở Mỹ đã có thời "phát cuồng" với cụm từ này, coi nó là thước đo kỳ diệu để đánh giá tác động trên thị trường. Tuy nhiên, đã có sự vụ khiến những người ở Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ suy nghĩ lại.

"Một trong những vụ việc tôi phải xử lý khi mới đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Uỷ ban Thương mại Công bằng của Hoa Kỳ là điều tra một công ty có mức thị phần rất cao. Qua sơ bộ ban đầu, chúng tôi thấy rằng có sự vi phạm pháp luật nếu cần kết hợp thị phần", ông Terry Calvani nói.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng sau khi điều tra kỹ hơn, Uỷ ban nhận thấy dù thị phần rất cao nhưng để gia nhập ngành này thì lại rất dễ dàng, không hề có rào cản gia nhập thị trường. Cụ thể ở đây là không đòi hỏi nhiều vốn, kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ lao động. Ví dụ, lao động phổ thông của công ty này chỉ cần 1 tháng đào tạo là có thể tham gia sản xuất hay người điều hành cũng chỉ qua 1 tuần.

"Có thể thấy mặc dù thị phần của công ty này rất cao nhưng lại không hề có sức mạnh thị trường. Như vậy nếu chúng ta chỉ tập trung vào thị phần thì không có được cái nhìn chính xác", ông Terry nhận xét.

Các yếu tố cần quan sát thêm là mức độ gia nhập thị trường khó hay dễ. Ví dụ như rào cản gia nhập, rào cản thoát ra khỏi thị trường.

Thị phần dù là công cụ hữu ích nhưng không phải tiêu chí kỳ diệu, ông Terry bình luận và cho rằng nó là khởi điểm quan trọng để đánh giá vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp cũng như tác động của cuộc mua bán – sáp nhập.

"Con số về thị phần không phải là kết luận cuối cùng", ông nhấn mạnh. Bởi ngoài những yếu tố trên thì ngưỡng thị phần ở các ngành khác nhau là khác nhau, không thể đồng nhất.

Vì cũng có những có vấn đề khác liên quan đến thị phần chúng ta quy định thị phần đó ở ngưỡng nào, con số nào nhất là khi chúng ta thấy mỗi một thị trường, một ngành con số thị phần có thể khác nhau.

Do vậy, thị phần tuy là một tiêu chí đánh giá, suy đoán sức mạnh thị trường nhưng ông Terry cũng lưu ý "phải là những giả định có thể bác bỏ".  Tức doanh nghiệp nếu đưa ra được bằng chứng chứng minh là giả định sai thì sẽ bác bỏ.

Tiếp theo, ông Terry lưu ý về "vị trí thống lĩnh tập thể của một nhóm doanh nghiệp" bởi đây cũng là vấn đề phức tạp, gây tranh cãi nhiều nhất ở các nước. Thậm chí, những năm gần đây, Liên minh châu Âu không đưa ra được vụ việc nào về cái gọi là vị trí thống lĩnh tập thể.  

"Như vậy phần quy định đó là cung nhưng trên thực tế mọi người không có hướng dẫn cụ thể để thực hiện và cũng thường bỏ qua nội dung này", ông góp ý.

Một vấn đề nữa được vị Chủ tịch này khuyến nghị với Ban sửa đổi Luật Cạnh tranh là cách diễn đạt. Cụm từ "có khả năng gây ra thiệt hại", theo ông là chưa rõ lắm về xác suất xảy ra các tác động phản cạnh tranh.

"Cho dù diễn đạt như thế nào thì đều phải làm toát lên sự cân nhắc xác suất xảy ra, nói cách khác là xác suất xảy ra phải cao hơn không xảy ra. Có nhiều điều có thể xảy ra nhưng xác suất của nó không cao", ông Terry cho biết.

Ấn định giá bán lại là một ví dụ điển hình. Nó có thể có tác động hạn chế cạnh tranh, thủ đẩy cạnh tranh hoặc không có tác động gì, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

Góp ý cuối cùng của ông Terry trong phần đánh giá tác động cạnh tranh là vấn đề "định giá nhằm huỷ diệt đối thủ". Ông đặt câu hỏi tiêu chí đánh giá là gì, sử dụng thước đo chi phí nào cho phù hợp. Quy định dưới giá thành toàn bộ đang được phía Việt Nam sử dụng khiến ông tỏ ra băn khoăn.

"Đây là nội dung Hoa Kỳ đã từng gặp phải rất nhiều sai lầm", ông cho biết và lý giải rằng trước đó nước Mỹ đã dùng thước đo gây tranh cãi là "chi phí tổng thể trung bình - ATC". Sau những phản biện của các chuyên gia kinh tế, nay toà án và các cơ quan thực thi pháp luật đã sử dụng chi phí khả biến (AVC) như là một thước đo thay thế cho chi phí cận biên. Ông cho biết cần phải tập trung vào chi phí của doanh nghiệp định giá huỷ diệt chứ không phải chi phí của doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, ông Terry cũng khuyến nghị Việt Nam cân nhắc bổ sung thêm điều kiện "tăng giá trong tương lai nhằm bù đắp tổn thất thiệt hại" khi nói đến định giá huỷ diệt của doanh nghiệp. Vì đấy là bước tiếp theo của chiến lược giá của các doanh nghiệp định giá huỷ diệt.

"Tôi nghĩ đây là nội dung quan trọng cần cân nhắc. Nếu không quy định trong luật cũng cần quy định ở văn bản dưới luật", ông Terry Calvani nói.

Tin mới

Quý I/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD
10 giờ trước
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Nguy cơ gạo Việt Nam bị cạnh tranh tại thị trường truyền thống
9 giờ trước
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philipines, trong bối cảnh phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung gạo từ Việt Nam nên Chính phủ Philipines đang tìm cách giảm sự phụ thuộc này thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, tìm đến những nhà cung ứng gạo tiềm năng khác Việt Nam mà trước đây họ cho rằng không có lợi thế. Điều này đã được Thương vụ Việt Nam tại Philipines nắm bắt thông tin, nhận định và cảnh báo tới các cơ quan bộ, ngành quản lý, xây dựng chính sách và doanh nghiệp trong nước.
Giảm được hơn 30% chi phí vận hành taxi, "khách sộp" của GSM chốt đơn thêm 2.500 ô tô điện VinFast, đặt mục tiêu thay thế 90% xe xăng
9 giờ trước
Đối tác đặt mua và thuê xe taxi điện của VinFast là công ty TNHH Đồng Thúy – đơn vị sở hữu thương hiệu Lado Taxi ở Lâm Đồng.
76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện
7 giờ trước
Ra mắt chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ, chiếc SU7 của Xiaomi vẫn tạo được hứng thú với rất nhiều người.
Tình trạng xe Lexus LX 570, Range Rover giảm giá cả tỷ vẫn ế
7 giờ trước
Dù đã giảm 1 tỷ đồng để tìm khách hàng nhưng sau 3 lần đấu giá lô xe hạng sang như ô tô Lexus LX 570, Range Rover... vẫn chưa có người mua. Công an Hà Tĩnh dự kiến thẩm định lại và có thể giảm thêm 10% giá khởi điểm cho lần đấu giá tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
6 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Người Việt tốn bao nhiêu tiền cho một lần uống cà phê?
8 giờ trước
Nhiều thực khách cho biết sẵn sàng chi trên 41.000 đồng cho một lần đi uống cà phê trong năm 2023, con số này tăng so với năm 2022 dù kinh tế khó khăn.
Sếp VinFast tiết lộ mục tiêu bán 20.000 xe điện tại Thái Lan, VF 5, VF 6 và VF 7 sớm đổ bộ thị trường
9 giờ trước
VinFast dự kiến sẽ sớm ra mắt VF e34, VF 5, VF 6 và VF 7, công bố giá bán và nhận đặt trước trong quý 2 và quý 3/2024
Niềm vui của người trồng cà phê khi giá tăng cao
10 giờ trước
Giá cà phê nhân liên tục tăng, vượt qua mốc 95.000 đồng/kg, được xem là mức cao nhất từ trước đến nay đang khiến người trồng cà phê ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng phấn khởi.