Đã qua thời hàng Made in China đi muôn nơi, các công ty may mặc đã rời khỏi Trung Quốc, họ đi đâu?

25/02/2023 15:11
Sản phẩm may mặc sản xuất tại Trung Quốc không còn tính cạnh tranh khi tính đến các yếu tố chi phí.

Không còn cảnh hàng Made in China giao đi muôn nơi

Sự rối loạn trong chuỗi cung ứng, chi phí cao hơn và những lo ngại về điều kiện làm việc đang buộc một số thương hiệu thời trang phương Tây phải suy nghĩ lại về sự phụ thuộc hàng chục năm qua của họ vào các nhà máy ở Trung Quốc.

Một chuyên gia tư vấn trong ngành cho biết quần áo trượt tuyết của một khách hàng bán lẻ, từ mùa trước, đến mùa hè năm 2022 mới được giao thành công.

Đối với nhiều người, đã qua rồi cái thời hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc và vận chuyển đi khắp nơi, Todd Simms, phó chủ tịch của nền tảng thông minh chuỗi cung ứng FourKites cho biết.

Sự thay đổi này được đẩy nhanh do chuỗi cung ứng liên tục bị gián đoạn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng vọt, cũng như sự chậm trễ đáng kể trong vận chuyển.

Bên cạnh đó, sức hút từ lao động giá rẻ của Trung Quốc nay đã không còn khi tiền lương tăng lên.

Theo số liệu thống kê từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mức lương trung bình tại nhà máy đã tăng gấp đôi từ năm 2013 đến năm 2021, từ 46.000 Nhân dân tệ (6.689 USD) mỗi năm lên 92.000 Nhân dân tệ.

Jose Calamonte, giám đốc điều hành của nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Asos (Anh), cho biết, sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc không còn tính cạnh tranh khi tính đến chi phí vận chuyển.

Dieter Holzer, cựu giám đốc điều hành và là thành viên hội đồng quản trị của Marc O’Polo, cho biết thương hiệu thời trang Thụy Điển - Đức bắt đầu thay đổi một số nhà cung cấp Trung Quốc bằng các nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha vào năm 2021.

Ông cho biết quyết định này nhằm “cân bằng và loại bỏ rủi ro và làm cho chuỗi cung ứng bền vững hơn”.

Giám đốc điều hành của Dr Martens, Kenny Wilson, cho biết vào tháng 11: “Thông điệp lớn là giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bạn không muốn bỏ tất cả trứng vào một giỏ".

Các công ty đi đâu?

Việc chuyển từ sản xuất dệt may hàng loạt ở Trung Quốc, mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu, đánh dấu sự đảo ngược quy trình sản xuất nhiều năm ở khu vực đã thống trị chuỗi cung ứng dệt may.

Những tên tuổi lớn như Mango và Dr Martens gần đây đã cắt giảm hoặc báo hiệu ý định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc Đông Nam Á.

Nhà sản xuất giày đã chuyển 55% tổng sản lượng ra khỏi đất nước kể từ khi ông tiếp quản vào năm 2018. Chỉ 12% sản lượng cho bộ sưu tập thu đông 2022 được sản xuất tại Trung Quốc so với 27% vào năm 2020 và ước tính con số này sẽ giảm xuống 5% trong năm nay.

Giám đốc điều hành của Mango, Toni Ruiz, cho biết vào tháng 12 rằng ông đang cân nhắc mua ít hơn từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, các kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi các trung tâm may mặc châu Á tiến triển khá chậm do tính phức tạp của chúng. Theo dữ liệu năm 2020 từ CEPII, các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu dệt may.

Đã qua thời hàng Made in China đi muôn nơi, các công ty may mặc đã rời khỏi Trung Quốc, họ đi đâu? - Ảnh 1.

Các quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu. Nguồn: FT.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tự định vị mình là người chiến thắng khi các thương hiệu phương Tây chuyển sản xuất sang quốc gia này, đặc biệt là vì Ankara là một phần của liên minh thuế quan EU, cho phép thương mại không có rào cản.

Simon Geale, phó chủ tịch điều hành bộ phận thu mua của công ty tư vấn chuỗi cung ứng Proxima cho biết: “Đây là một điểm đến phổ biến và đã được sử dụng bởi những người như Hugo Boss, Adidas, Nike, Zara.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
12/07/2025 08:45
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
12/07/2025 08:25
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
12/07/2025 08:10
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
12/07/2025 08:03
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
12/07/2025 08:00
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao, xì gà chịu mức 100.000 đồng/điếu
12/07/2025 07:08
Từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ năm 2027 và tăng lên 10.000 đồng vào năm 2031.
InnoEx 2025: Bản đồ từ dữ liệu đến tăng trưởng cho doanh nghiệp
12/07/2025 03:30
Cổng đăng ký diễn đàn quốc tế InnoEx 2025, chủ đề "Từ Dữ liệu đến Tài sản số" tháng 8 này đã chính thức mở. Không chỉ giải mã cách chuyển hóa dữ liệu thành tăng trưởng, cơ hội kết nối với hàng nghìn lãnh đạo, chuyên gia, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đang chờ các doanh nghiệp tham gia.
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
11/07/2025 08:13
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
11/07/2025 07:36
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.