Dân chặn đường thi công, chủ điện gió ở Đắk Nông kêu cứu

Việc người dân cản trở, ngăn cản thi công... xảy ra liên tục, với mục đích đòi tiền đền bù cao hơn, khiến nhiều dự án điện gió ở Tây Nguyên chậm tiến độ. Một chủ đầu tư chán nản “giấc mơ điện gió ở Tây Nguyên không dễ!”.

Việc người dân cản trở, ngăn cản thi công... xảy ra liên tục, với mục đích đòi tiền đền bù cao hơn, khiến nhiều dự án điện gió ở Tây Nguyên chậm tiến độ. Một chủ đầu tư chán nản “giấc mơ điện gió ở Tây Nguyên không dễ!”.

 

Sáng 1/6, tại thôn 8, xã Thuận Hà (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông), hàng chục người dân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em tiếp tục tụ tập, cản trở không cho chủ đầu tư dự án điện gió Đắk N’Drung mang thiết bị, vật liệu vào thi công dự án và rải đá làm đường.

Sự việc lên tới đỉnh điểm khi một số người dùng mũ bảo hiểm để đánh đập, hành hùng công nhân thi công làm đường, lái máy cẩu, máy xúc...  các công nhân không còn cách nào đành phải chấp nhận chịu bị đánh.

Có người còn dùng máy bơm xối nước vào phần bê-tông vừa mới đổ khiến công trình mở rộng, nâng cấp đường dân sinh liên xã bị hư hại nặng.

Rất nhiều lần, người dân xã Thuận Hà đã tụ tập, cản trở không cho chủ đầu tư điện gió thi công các hạng mục dự án đang triển khai trên địa bàn nhằm đòi hỏi tiền đền bù cao hơn.

Dân chặn đường thi công, chủ điện gió ở Đắk Nông kêu cứu
Người dân thôn 8 xã Thuận Hà, huyện Đắk Song tụ tập, cản trở việc thi công ngày 1/6.

Khi sự việc xảy ra, Chủ tịch UBND huyện Đắk Song Nguyễn Văn Phò trực tiếp có mặt tại hiện trường. Ông cho biết, vị trí xảy ra tranh chấp thuộc điểm thi công trụ điện gió WT09 (tại thôn 8, xã Thuận Hà). Điều đáng nói, đây là đất đặt trụ cột gió đã được nhà đầu tư đền bù xong từ lâu. 

“Người dân cản trở, ngăn không cho đơn vị thi công là vi phạm pháp luật rồi. Đối với việc lấy máy bơm nước xả nước vào đường bê-tông đang được thi công làm hỏng vật liệu, ảnh hưởng tiến độ, chất lượng công trình đường là hành vi phá hoại tài sản nhà nước” - Chủ tịch huyện Đắk Song nói. 

Phó Chủ tịch xã Thuận Hà, ông Nguyễn Minh Tiền, cho hay, mấy ngày qua, người dân các thôn 3, thôn 2, thôn 8 đã tập trung đông người, tụ tập cản trở doanh nghiệp gây mất an ninh, trật tự địa phương. Trong số này, xuất hiện cả các đối tượng lạ mặt, không phải người địa phương, không có đất bị thu hồi.

Theo ông Tiền, “chỉ khi công an lập biên bản, lấy thông tin cá nhân họ mới giải tán”.

Dân chặn đường thi công, chủ điện gió ở Đắk Nông kêu cứu
Cắm cọc, dựng xe chặn đường ngăn cản

Trước đó, trong các tháng 4, tháng 5, nhiều lần người dân đã tụ tập, tiến hành rào đường,... cản trở chủ đầu tư thi công. Do vậy, tháng 5/2021, chủ đầu tư dự án điện gió Đắk N’Drung đã gửi đơn kêu cứu lên UBND tỉnh Đắk Nông vào cuộc “giải cứu” cho doanh nghiệp.

Hệ lụy từ việc này, chủ đầu tư phải chịu mức phạt 5-7 tỷ đồng mỗi ngày từ các nhà thầu do không bàn giao được đất để thi công đúng hạn, khiến máy móc, công nhân phải chờ đợi.

“Công an huyện Đắk Song đã báo cáo, đề xuất công an tỉnh Đắk Nông hỗ trợ thêm lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Huyện cũng có báo cáo gửi UBND tỉnh về sự việc" - ông Phò cho hay.

Tại huyện Đắk Song có 6 dự án điện gió, với tổng công suất 430 MW, tổng đầu tư gần 15.000 tỷ đồng, được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư từ tháng 10/2020. Dự kiến đến cuối 2021, cả 6 dự án được đưa vào hoạt động.

Dân chặn đường thi công, chủ điện gió ở Đắk Nông kêu cứu
Người dân rào đường, không cho chủ đầu tư thi công

Khi đó, mỗi năm huyện Đắk Song sẽ có thêm nguồn thu 300 tỷ đồng ngân sách, gấp nhiều lần so với nguồn thu hiện tại (trung bình khoảng 100 tỷ đồng/năm).

Không riêng tại Đắk Nông, nhiều dự án điện gió tại Quảng Trị cũng lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan khi không thể đáp ứng được những kiểu đòi bồi thường của một số trường hợp có đất nằm trong khu vực phải giải phóng mặt bằng.

Tại huyện Hướng Hóa, trong quá trình triển khai thi công đường dây 110kV đấu nối dự án Nhà máy điện gió Hướng Tân (xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa), hành lang tuyến đường dây có đi ngang qua “rừng ma” thuộc thôn Trằm. Các hộ dân ở đây đòi đền bù, tiền tổ chức... cúng theo phong tục. 

Chủ đầu tư dự án điện gió Khe Sanh đến nay mới GPMB đạt 70% trên diện tích đất thu hồi. 30% còn lại còn vướng vì các hộ đòi đền bù giá cao từ 100-300 lần đơn giá nhà nước. 

Đặc biệt, nhiều diện tích đất đòi đền bù giá cao lại không có giấy tờ pháp lý, không có sổ đỏ, quyết định giao đất,... nhưng vẫn đòi bồi thường hàng tỷ đồng.

Ông Hà Sĩ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết, tỉnh giao cho huyện Hướng Hóa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, kiểm tra để hỗ trợ các dự án điện gió thực hiện công tác GPMB. 

“Nếu phát hiện những trường hợp chây ì, thậm chí kích động, xúi giục người dân làm bậy, ngăn cản tiến độ dự án một cách vô lý, chính quyền sẽ yêu cầu lực lượng công an vào cuộc”, ông Đồng nói.

Thái Trung

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
13 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.