"Đang chuyển đổi" nên khó giảm độc quyền?

07/07/2018 10:53
Cải cách thể chế đặt ra vấn đề thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, xóa độc quyền kinh doanh...

Việt Nam sau 30 năm cải cách vẫn nói đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Có lẽ 5 năm tới cần chấm dứt luôn quá trình này, và chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Sáng 6/7, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo cải cách độc quyền nhà nước trong ngành công nghiệp mạng lưới (điện, viễn thông, đường sắt, hàng không…) ở Việt Nam.

Tại đây, không chỉ có Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung mà các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế cũng đều lo ngại trước không ít khó khăn trong việc giảm độc quyền trong các lĩnh vực nói trên.

Theo TS. Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế của CIEM thì trước đây các ngành công nghiệp mạng lưới đều do nhà nước độc quyền. Tuy nhiên, trong bối cảnh cải cách thể chế đặt ra vấn đề thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, xóa độc quyền kinh doanh.

Kết quả nghiên cứu 4 ngành điện, đường sắt, hàng không, viễn thông cho thấy hệ thống cơ chế, chính sách nhằm hạn chế độc quyền kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh đã được ban hành khá đầy đủ, tạo cơ sở cho cải cách. Song, kết quả cải cách và hiện trạng độc quyền nhà nước của mỗi ngành là khác nhau. Điện mới mở cửa một phần, vận tải đường sắt thì mới chỉ có những bước đi đầu tiên.

Chẳng hạn, 3 khâu của ngành điện là nguồn điện, thu mua truyền tải và phân phối, cung cấp điện đến người dùng, trong đó 2 khâu 1 và 3 là có nhiều tiềm năng cạnh tranh, riêng khâu truyền tải phân phối điện là độc quyền tự nhiên. Nhưng, tính độc quyền còn thể hiện rõ khi mà tại khâu nguồn điện, EVN, TKV, PVN hiện chiếm 76% công suất phát điện và sở hữu nhà nước vẫn chi phối ngành điện.

Trong khâu truyền tải, phân phối và bán lẻ, EVN đang nắm độc quyền các phân khúc từ mua buôn điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ. Trung gian mua bán điện, Công ty mua bán điện (EPTC) trực thuộc EVN là đơn vị duy nhất được phép mua buôn điện từ tất cả các đơn vị phát điện trên thị trường và bán buôn cho các công ty phân phối điện.

Với ngành đường sắt thì theo kết quả nghiên cứu, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ. Và với vị thế này, doanh nghiệp thiếu động lực nâng cao chất lượng, giảm giá thành, dẫn đến thị phần giảm.

Dù trong những năm qua, giao thông vận tải đường sắt vẫn được coi là bộ phận quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhưng hạ tầng đường sắt những năm qua khá biệt lập, lạc hậu và thiếu kết nối.

TS. Nguyễn Thị Luyến nhận xét, do vẫn tồn tại việc doanh nghiệp vừa kinh doanh kết cấu hạ tầng, điều hành giao thông vận tải đường sắt, lại vừa kinh doanh vận tải nên có vị thế chi phối rất lớn, không tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp tham gia kinh doanh đường sắt".

Kiến nghị của nhóm nghiên cứu là ngành đường sắt cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, thành lập cơ quan độc lập quản lý hạ tầng đường sắt, có cơ chế tiếp cận, kết nối hạ tầng mạng đường sắt công bằng, đảm bảo cho các chủ tàu mới tham gia kinh doanh vận tải đường sắt cạnh tranh.

Với lĩnh vực hàng không, khuyến nghị từ nhóm nghiên cứu bao gồm đảm bảo khả năng tiếp cận cảng hàng không công bằng, bình đẳng cho các hãng hàng không; thực hiện giám sát giá tiếp cận các dịch vụ cảng hàng không; ban hành cơ chế kiểm soát đơn vị quản lý các cảng hàng không; giảm vị thế độc quyền của ACV tại các sân bay…

Hàng không đã cạnh tranh rồi tại sao không có sân bay tư nhân? Viện trưởng CIEM bình luận.

Các ý kiến tại hội thảo cũng bày tỏ nhiều lo ngại về mức độ độc quyền của các ngành được nêu tại nghiên cứu.

Chuyên gia Lê Đăng Doanh nhận xét, ngành đường sắt đang lâm vào cuộc khủng hoảng rất lớn vì không thể cạnh tranh.

Vẫn theo ông Doanh thì mức độ độc quyền ngành điện cực kỳ lớn. Năng lượng tái tạo gió, mặt trời sẽ giảm mạnh, sau 2020 sẽ rẻ hơn điện than rất nhiều. Nếu tính ô nhiễm, tổn tại cầu đường thì giá điện than sẽ rất đắt. Ở Úc đã có thị trấn họ tự túc được điện nhờ điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ, không cần ngành điện phải nối mạng lưới nữa.

Ở Đức họ có một thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh, họ không dùng điện nguyên tử, bãi bỏ dần điện than, sử dụng 80% điện tái tạo. Họ rất rạch ròi giá bán điện, bán buôn, bán lẻ, thuế, họ chỉ cạnh tranh về chi phí sản xuất, chi phí chính sách. Ở Việt Nam không phân biệt được đâu là chính sách, đâu là kinh doanh, và không biết lỗi do ai, nên họ không có động lực giảm giá điện, TS Nguyễn Đình Cung tham gia bình luận.

Nhận xét từ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan là còn nhiều khó khăn trong việc giảm độc quyền trong những lĩnh vực nói trên.

Lâu nay vai trò đường sắt bị bỏ quên, bà Chi Lan nhận xét.

TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, sau 30 năm cải cách  Việt Nam vẫn đang nói chuyển đổi sang kinh tế thị trường dường như nói vậy là để biện minh cho các yếu kém của mình.

Tin mới

VinFast tiếp tục 'thu cũ đổi mới': Lần này bắt tay Chợ Tốt đổi xe máy xăng lấy xe điện, ưu đãi tối đa 3 triệu
9 giờ trước
Chương trình này áp dụng đối với các dòng xe máy điện VinFast từ ngày 20/03 đến 01/05/2024.
T&T Group hợp tác vận hành "chuẩn Nhật" tại dự án T&T City Millennia
7 giờ trước
Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
Giá xăng tăng tiếp 530 đồng/lít, RON 95 sát mốc 25.000 đồng/lít
6 giờ trước
Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 tăng 410 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.
LG đưa bộ sưu tập Objet House ra miền Bắc: Đẹp, thông minh, chuẩn smarthome cho người có tiền
6 giờ trước
Điểm đặc biệt của bộ sưu tập gồm đầy đủ các thiết bị điện tử tiêu dùng thông minh trong gia đình này là thiết kế hài hòa với không gian các căn phòng, xóa đi khoảng cách giữa thiết bị gia dụng và đồ dùng nội thất.
Loạt smartphone "siêu phẩm" đang giảm giá mạnh: iPhone 11 và 12 phá vỡ lịch sử; iPhone 13,14,15, Galaxy Z Flip5... cùng chạm đáy
6 giờ trước
Các hệ thống đại lý đang đẩy mạnh các chương trình khuyến mại giảm giá cho các mẫu smartphone nhằm xả hàng, kích cầu mua sắm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.145.546 VNĐ / thùng

86.59 USD / bbl

1.38 %

+ 1.18

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.047.471 VNĐ / thùng

82.63 USD / bbl

1.57 %

+ 1.28

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.148.910 VNĐ / m3

1.71 USD / mmbtu

-0.40 %

- -0.01

Than đá

COAL

3.196.464 VNĐ / tấn

129.00 USD / mt

0.08 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng tăng đồng loạt lên gần 25.000 đồng/ lít, giá dầu giảm nhẹ
4 giờ trước
Đúng như dự đoán, giá xăng dầu phiên điều chỉnh định kỳ ngày 28/3 tăng giảm trái chiều, trong khi giá xăng tiếp tục xu hướng tăng mạnh thì giá dầu giảm nhẹ.
Thêm một 'siêu phẩm' bán tải ra mắt thị trường Đông Nam Á: cực tiết kiệm xăng, thách thức Ford Ranger
10 giờ trước
Mẫu bán tải mới sẽ cạnh tranh với nhiều đối thủ đáng gờm như Toyota Hilux, Isuzu D-Max, Ford Ranger hay Mitsubishi Triton.
Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Chiều nay sẽ giảm?
12 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 28/3 trong nước được dự báo sẽ giảm nhẹ sau lần tăng gần nhất vào tuần trước.
Chưa kịp mừng vì tìm ra mỏ dầu ‘khủng’ nhất thế giới thay Nga, Ấn Độ phải ngậm ngùi 'tạm biệt' vì lệnh trừng phạt
13 giờ trước
Đây là quốc gia có trữ lượng dầu lên đến hơn 300 tỷ thùng.