Đằng sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, hóa ra Nga mới là người hưởng lợi nhiều nhất

08/10/2022 20:33
Quyết định cắt giảm sản lượng mới đây nhất của OPEC đã gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt với mức cắt giảm này đang cho thấy Nga là người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Cắt giảm 2 triệu thùng/ngày

Mới đây OPEC+ đã bất ngờ cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu 2 triệu thùng/ngày, mức cắt giảm sâu nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Điều này đã khiến cho Nga trở thành người hưởng lợi nhiều nhất.

Trong thị trường dầu vốn đã eo hẹp về nguồn cung, phương Tây là nơi đang phải chịu mức giá năng lượng cao kỉ lục sẽ đối mặt với sự không chắc chắn về nguồn cung hơn nữa trong tương lai.

Lãnh đạo OPEC, Saudi Arabia cho biết họ chỉ đơn thuần phản ứng với việc lãi suất tăng vọt ở phương Tây, nơi các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang "chậm trễ" giảm thanh khoản, kích hoạt đồng USD tăng và khiến giá dầu rẻ hơn.

Washington cáo buộc OPEC đứng về phía Nga và gọi quyết định này là thiển cận khi nói rằng thế giới đã phải chịu chi phí năng lượng cao do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

OPEC+ bao gồm 13 thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và 11 đồng minh do Nga dẫn đầu.

Hôm thứ Năm, các nhà theo dõi thị trường dầu mỏ cho biết dựa trên các phép toán thuần túy và dữ liệu sản xuất mới nhất của OPEC +, Nga thực sự được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​quyết định này.

Đằng sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, hóa ra Nga mới là người hưởng lợi nhiều nhất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nga vẫn là người hưởng lợi

Moscow thực chất sẽ không phải cắt giảm vì nước này đang sản xuất thấp hơn mục tiêu đã thỏa thuận trong khi sẽ được hưởng lợi từ giá dầu sẽ cao hơn nữa thông qua quyết định cắt giảm.

"Người chiến thắng là Nga trong khi người thua cuộc là người tiêu dùng toàn cầu”, ông Ole Hansen từ ngân hàng Saxo cho biết.

Điện Kremlin hôm thứ Năm cho biết việc cắt giảm là nhằm mục đích ổn định thị trường và xác nhận vai trò của OPEC+ với tư cách là một tổ chức chịu trách nhiệm về sự ổn định thị trường.

Việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày chiếm hơn 4% tổng sản lượng mục tiêu 43,8 triệu thùng của OPEC+. Tuy nhiên, tổ chức này đã phải vật lộn để sản xuất đạt các mục tiêu trước khi cắt giảm, bơm 3,6 triệu thùng mỗi ngày so với mục tiêu sản lượng vào hồi tháng Tám.

Những nước bị tụt hậu trong vài năm qua phải kể đến Angola và Nigeria do đầu tư kém. Và trong những năm gần đây tổ chức có thêm sự tham gia của Nga, quốc gia đang hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Nga đã bơm 9,9 triệu thùng/ngày vào tháng 9, giảm so với mục tiêu 11 triệu thùng/ngày.

Theo thỏa thuận vào hôm thứ Tư, Nga được cho là sẽ giảm sản lượng của mình xuống 10,5 triệu thùng/ngày - cắt giảm 600.000 thùng so với mức cao kết, tuy nhiên thực tế sản lượng của Nga đang thấp hơn so với mức này. Bởi vậy Nga sẽ chỉ càng hưởng lợi vì giá dầu sẽ bật tăng.

Công ty môi giới BCS Express có trụ sở tại Nga cho biết: "Nga sẽ không phải cắt giảm bất cứ thứ gì. Đây là một tin tích cực cho các công ty dầu mỏ của Nga, họ sẽ được hưởng lợi từ giá cao hơn trong khi giữ sản lượng ổn định".

Ai là người phải cắt giảm sản lượng?

Ngược lại, lãnh đạo OPEC là Saudi Arabia, nước đang bơm dầu phù hợp với mục tiêu sẽ phải cắt giảm khoảng 500.000 thùng mỗi ngày (trị giá 46 triệu USD/ngày hay 1,4 tỷ USD/tháng.

Phó chủ tịch cấp cao của Rystad Energy, ông Jorge Leon, cho biết ông ước tính mức cắt giảm sản lượng hiệu quả 1,2 triệu thùng/ngày sẽ chủ yếu do Arab Saudi ( giảm 520.000 thùng/ngày), Iraq (giảm 220.000 thùng/ngày), UAE ( giảm 150.000 thùng/ngày) và Kuwait ( giảm 135.000 thùng/ngày).

Ông nói: “Giá dầu cao hơn chắc chắn sẽ làm tăng thêm cơn “đau đầu” lạm phát mà các Ngân hàng trung ương toàn cầu đang phải đối mặt và giá dầu cao hơn sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán tăng thêm lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng cho biết việc cắt giảm này sẽ thắt chặt thị trường dầu mỏ đáng kể, đặc biệt là khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế của Nga có hiệu lực trong năm nay và năm sau.

Ông Hansen cho biết ông dự kiến ​​Fed sẽ thắt chặt lãi suất hơn nữa, dẫn đến việc đồng USD sẽ mạnh hơn, lợi suất trái phiếu cao hơn và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể mất nhiều thời gian hơn để đảo ngược.

Ông Norbert Rücker từ Julius Baer cho biết căng thẳng giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất dầu có thể sẽ gia tăng trong tương lai gần.

Ông nói thêm: “Phương Tây hiện có nhiều động lực để nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia như Venezuela hoặc Iran."

Theo Bloomberg, Reuters

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
4 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
4 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
4 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
3 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
3 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.771.589 VNĐ / tấn

17.05 UScents / lb

0.64 %

- 0.11

Cacao

COCOA

232.131.282 VNĐ / tấn

8,929.50 USD / mt

2.13 %

+ 186.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

223.405.450 VNĐ / tấn

389.81 UScents / lb

0.95 %

- 3.76

Gạo

RICE

14.960 VNĐ / tấn

12.65 USD / CWT

1.23 %

- 0.16

Đậu nành

SOYBEANS

10.022.801 VNĐ / tấn

1,049.30 UScents / bu

0.87 %

+ 9.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.547.991 VNĐ / tấn

298.30 USD / ust

1.36 %

+ 4.00

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một đặc sản của Việt Nam tự tin "tốt nhất từ trước đến nay", rộng đường "bay" khắp toàn cầu
2 giờ trước
Đặc sản này của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng.
Thay đổi trong team Quang Linh Vlogs gây tranh cãi, người khởi xướng phải làm gấp 1 việc xoa dịu?
12 giờ trước
Người được cho là khởi xướng sự thay đổi này cũng đã lên tiếng.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
14 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
16 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.