Đằng sau việc Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chưa thể trả nợ đúng hạn

04/01/2023 00:16
So với kế hoạch ban đầu là thu hồi 1.400 tỷ đồng từ HNG, thực tế chỉ mới thu ròng đợt đầu tiên hơn 600 tỷ, HAG do đó phải chậm trả ngân hàng theo như dự tính, thoả thuận trước đó.

Ngày 30/12/2022, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) đã có thông báo lùi thời gian thanh toán nợ cho ngân hàng sang quý 2/2023. Trong khi đó, cuối năm 2022 là ngày thanh toán 140,3 tỷ đồng lãi vay và 881 tỷ đồng gốc vay cho ngân hàng (thông qua hình thức trái phiếu phát hành năm 2016). Nguyên nhân HAG cho biết do chậm nguồn tiền thanh toán từ phía HAGL Agrico (HNG).

Được biết, đây thực chất là trách nhiệm nợ của HNG, với tài sản cầm cố là diện tích đất HAG đã chuyển giao cho HNG (đại diện đang là ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco). Trong khi theo quy định của Ủy ban Chứng khoán, HAGL là đơn vị phải công bố thông tin.

Điều này đã được bầu Đức chia sẻ tại các kỳ đại hội.

Cụ thể, vào tháng 1/2021, bầu Đức chính thức chuyển giao lại HNG cho Thaco và ông Trần Bá Dương “cầm lái”. Đến ĐHĐCĐ đầu tiên của HAG (sau khi bán HNG) vào tháng 11/2021, câu hỏi trọng tâm được cổ đông đặt ra là “HAGL Agrico sẽ trả cho HAGL bao nhiêu tiền?”. Trả lời, bầu Đức cho biết theo thoả thuận giai đoạn 2021-2023, HNG dự kiến trả khoảng 700 tỷ/năm cho HAG, và Công ty sẽ dùng tiền này để trả cho ngân hàng.

Câu hỏi tiếp tục được lặp lại tại kỳ đại hội tháng 4/2022; bởi dòng tiền là yếu tố sống còn của HAG, không chỉ vì mục đích tất toán nợ mà còn bổ song dòng vốn kinh doanh, hướng đến xoá lỗ luỹ kế. Con số được bầu Đức chia sẻ: dự kiến HNG sẽ trả cho HAG 1.400 tỷ đồng trong năm 2022.

Đến ngày 24/8/2022, HAG mới công bố nghị quyết về ký kết thoả thuận cam kết với HNG và ngân hàng. Hiểu nôm na, mọi thoả thuận giữa HAG-HNG về khoản nợ cùng tài sản cầm cố tại ngân hàng mới chính thức được văn bản hoá, và công bố rộng rãi ra công chúng.

Theo đó, HAG sẽ thực hiện tách bạch, giải chấp/giải trừ nghĩa vụ đối với toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của HNG và công ty con của HNG (nhóm HNG) ra khỏi nghĩa vụ trái phiếu HAGL 2016. Song song, HAG cũng thoả thuận xử lý tách bạch, giải chấp nghĩa vụ đảm bảo đối với toàn bộ tài sản thuộc sở hữu HAG và bên liên quan HAG (Nhóm HAG) ra khỏi nghĩa vụ của Nhóm HNG tại các tổ chức tín dụng.

Ngay sau nghị quyết tháng 8, HNG mới bắt đầu thanh toán đợt đầu tiên cho HAG. Cùng thời điểm, HAG thực hiện trả nợ 605 tỷ đồng cho ngân hàng, nguồn tiền chủ yếu thu từ HNG.

So với kế hoạch ban đầu là thu hồi 1.400 tỷ đồng từ HNG, thực tế chỉ mới thu ròng đợt đầu tiên hơn 600 tỷ, HAG do đó phải chậm trả ngân hàng theo như dự tính, thoả thuận trước đó.

Ghi nhận trên BCTC hợp nhất quý 3/2022, dư nợ của HNG tại HAG đã giảm từ mức 2.100 tỷ đồng (tại thời điểm 30/6/2022) xuống còn hơn 1.500 tỷ đồng (tại thời điểm 30/9/2022).

Đằng sau việc Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chưa thể trả nợ đúng hạn - Ảnh 1.

Được biết, giảm áp lực nợ vay là một trong những mục tiêu trọng tâm của bầu Đức hiện nay. Theo kế hoạch, Công ty sẽ tiếp tục bán ra một lượng cổ phiếu HNG đang còn giữ cũng như một số tài sản, nhằm thu hồi vốn trả nợ, bổ sung vốn cho HĐKD chính thời gian tới.

Tổng nợ của HAGL đã giảm mạnh, từ cao điểm hơn 35.000 tỷ đồng (năm 2016) xuống mức 14.000 tỷ đồng (tính đến giữa năm 2022). Nợ ngân hàng tương ứng giảm từ mức 28.000 tỷ xuống còn 8.000 tỷ đồng hiện nay.

Trong thông báo gần đây, đại diện HAG cho biết năm 2022 nếu thu hồi hết được nợ từ HNG, Công ty có thể giảm tổng dư nợ ngân hàng xuống dưới 6.000 tỷ đồng.

Đằng sau việc Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chưa thể trả nợ đúng hạn - Ảnh 2.

Tin mới

Điện thoại gập không còn là "đồ chơi nhà giàu": Galaxy Z Fold7 và Flip7 khiến người Việt chịu chi hơn bao giờ hết, xếp hàng từ tận 7 giờ sáng để mua máy mới
8 giờ trước
Ngày 26/7, dòng Galaxy Z series thế hệ mới chính thức mở bán tại Việt Nam, nhưng không đơn thuần là chuyện mở bán, sự kiện này cho thấy người dùng đã dần sẵn sàng nâng cấp sang điện thoại gập. Điều gì khiến hàng loạt khách hàng xếp hàng nhận máy sớm?
Cấm xe máy chạy xăng, cây xăng có thể chuyển thành trạm sạc xe điện?
7 giờ trước
Một số doanh nghiệp cho biết việc chuyển từ cửa hàng xăng dầu sang trạm sạc xe điện lo nhất là hiệu quả kinh tế.
1 mặt hàng Made in China tràn vào ồ ạt khiến gã khổng lồ của Nga ế hàng ngay trên sân nhà
6 giờ trước
Do giảm doanh số nên gã khổng lồ của Nga dự kiến sẽ chuyển sang chế độ làm việc 4 ngày/tuần.
Một thương hiệu băng vệ sinh vướng nghi vấn chứa chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép 16.000 lần
7 giờ trước
Loạt sản phẩm băng vệ sinh của thương hiệu này bị phát hiện chứa hàm lượng cực cao thio-urea, chất bị nghi có nguy cơ gây ung thư và tổn hại nội tạng.
Nhà xuất khẩu LNG lớn thứ 3 thế giới bất ngờ đe dọa cắt nguồn cung khí đốt của châu Âu, chuyện gì đang xảy ra?
7 giờ trước
Đây là cứu tinh năng lượng cho châu Âu kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.