Đầu tàu kinh tế TP.HCM chịu tác động mạnh của Covid-19, GRDP quý I/2020 tăng thấp hơn nhiều so với suy thoái toàn cầu 2008

02/04/2020 20:30
Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố GRDP quý I năm 2020 ước đạt 335.682 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010 đạt 240.201 tỷ đồng, tăng 0,42% so năm trước (cùng kỳ tăng 7,64%). Nhìn chung do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mức tăng trưởng của các khu vực, các ngành kinh tế đều thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2020 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá dầu thô giảm mạnh do căng thẳng giữa Nga và Ả Rập Saudi, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cùng với biến đổi khí hậu đã khiến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trên thế giới giảm mạnh, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu sản xuất bị gián đoạn. 

Trong nước, giá cả bị tác động một phần bởi giá vàng, giá dầu của thế giới; ngành du lịch gặp khó khăn do dịch bệnh; ngành chăn nuôi chưa kịp hồi phục sau bệnh dịch tả Châu Phi lại đối phó với nguy cơ nhiễm bệnh dịch cúm khác. 

Đứng trước những khó khăn, thách thức Thành uỷ và UBND Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương vừa phải tập trung phòng, chống dịch một cách hiệu quả, quyết liệt với tinh thần "chống dịch như chống giặc", "tất cả vì sức khoẻ, an toàn của nhân dân" vừa phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP của Chính phủ. 

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP quý I năm 2020 ước đạt 335.682 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010 đạt 240.201 tỷ đồng, tăng 0,42% so năm trước (cùng kỳ tăng 7,64%). 

Đầu tàu kinh tế TP.HCM chịu tác động mạnh của Covid-19, GRDP quý I/2020 tăng thấp hơn nhiều so với suy thoái toàn cầu 2008 - Ảnh 1.

Trong mức tăng trưởng chung 0,42% của kinh tế Thành phố: khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 4,06%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,13%, đóng góp 0,70 điểm phần trăm (trong đó công nghiệp tăng 3,37%, đóng góp 0,62 điểm phần trăm, xây dựng tăng 2%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm); khu vực thương mại dịch vụ giảm 1,23%, làm giảm 0,76 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,89%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm.

− Nhìn chung do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mức tăng trưởng của các khu vực, các ngành kinh tế đều thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước. 

− Chịu tác động nhiều nhất là khu vực thương mại dịch vụ, khi mức tăng của khu vực này chỉ bằng 98,77%, giảm 1,23%. Một số ngành có nhiều hoạt động kinh doanh sôi nổi trước đây hiện rơi vào tình trạng suy thoái, hoạt động cầm chừng. Có 5/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm như: vận tải kho bãi giảm 0,37%; kinh doanh bất động sản giảm 12,85%; giáo dục và đào tạo giảm 26,57%; y tế và hoạt động cứu trợ giảm 2,92%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 31,69%. Còn lại 4 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng như sau: thương nghiệp bán buôn, bán lẻ tăng 3,95%; thông tin và truyền thông tăng 5,07%; tài chính ngân hàng tăng 3,51%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ tăng 2,13%.

Đầu tàu kinh tế TP.HCM chịu tác động mạnh của Covid-19, GRDP quý I/2020 tăng thấp hơn nhiều so với suy thoái toàn cầu 2008 - Ảnh 2.

Giá trị gia tăng của 9 ngành dịch vụ chiếm 55,2% trong GRDP, chiếm 91,2% trong khu vực dịch vụ. Trong đó, 4 ngành chiếm tỷ trọng cao trong GRDP là thương nghiệp (21,3%), vận tải, kho bãi (9%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (4,3%), tài chính ngân hàng (6,2%). 

So sánh trong nội bộ khu vực dịch vụ: 9 ngành dịch vụ chiếm 91,2%, 4 ngành chủ đạo gồm thương nghiệp, vận tải, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, tài chính ngân hàng chiếm 67,3%.

Đầu tàu kinh tế TP.HCM chịu tác động mạnh của Covid-19, GRDP quý I/2020 tăng thấp hơn nhiều so với suy thoái toàn cầu 2008 - Ảnh 4.

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
3 giờ trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
2 giờ trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.
Ra mắt bộ ba điện thoại "cục gạch" 4G mới: Nokia 215 4G, 225 4G và 235 4G
2 giờ trước
Bộ ba điện thoại phổ thông 4G mới của HMD Global là lựa chọn phù hợp cho những người dùng cần một thiết bị di động đơn giản, giá rẻ để liên lạc và giải trí cơ bản.
PV GAS nhập khẩu 60.000 tấn khí LNG sản xuất điện mùa khô
11 phút trước
Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.
Tesla sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc xe điện hứa hẹn là 'mỏ vàng' tương lai, cả làng ô tô 'đứng hình'
2 phút trước
Tesla vừa thực hiện động thái không một ai ngờ tới là sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc Supercharger đang 'ăn nên làm ra'.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.