Đầu tư Việt Nhật rộng mở trong năm 2022

11/01/2022 08:00
Năm 2022 mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản nhờ việc mở lại đường bay thương mại và nỗ lực thúc đẩy quan hệ của Chính phủ 2 bên.

Ngày 22 - 25/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản sau khi nhận được lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nhật sau đại dịch. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hai nước tìm thấy cơ hội đầu tư hấp dẫn trong năm 2022.

Tại chuyến thăm chính thức này, hai nước đã ký kết và trao đổi hơn 50 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thỏa thuận hợp tác trị giá nhiều tỷ USD. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có nhiều buổi gặp mặt, tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản. Tại đây, các doanh nghiệp Nhật bày tỏ sự quan tâm đối với thị trường Việt khi theo dõi nền kinh tế phát triển trong thời điểm đại dịch và đánh giá tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn.

Đầu tư Việt Nhật rộng mở trong năm 2022 - Ảnh 1.

Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng mang lại nhiều ý nghĩa đối với quan hệ của hai nước

Hiện tại, Nhật Bản nước tài trợ ODA lớn nhất, là nhà đầu tư lớn thứ 2, đối tác du lịch lớn thứ 3 và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra, Nhật Bản càng khẳng định được vị thế của một đối tác chiến lược khi bất chấp khó khăn để tiếp tục đầu tư vào Việt Nam với nhiều dự án lớn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng năm 2021, Nhật Bản đã đầu tư 183 dự án mới vào Việt Nam, dòng vốn tăng 54% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó chiếm 73,4% là vốn đầu tư mới. Tổng vốn đăng ký của Nhật Bản đến tháng 11/2021 đạt 64,2 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Nhiều dự án có quy mô lớn phải kể đến là dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (có tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD) tại Cần Thơ và dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (tổng vốn 611,4 triệu USD) tại Vĩnh Phúc.

Trên lĩnh vực mua bán & sáp nhập (M&A), dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn lọt top 3 về giá trị giao dịch M&A của nhà đầu tư Nhật Bản. Nổi bật nhất là thương vụ Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui chi 1,37 tỷ USD mua 49% vốn của FE Credit. Cuối tháng 12/2021, thị trường M&A Việt cũng nhận thêm tin vui khi Ngân hàng toàn cầu Nhật Bản Mizuho đầu tư vào ứng dụng MoMo.

Ngoài ra, đầu năm 2022, đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức được nối lại sẽ càng giúp cho hoạt động thương mại giữa hai bên được rộng mở hơn. Các doanh nghiệp đang tiến hành M&A sẽ dễ dàng gặp gỡ để xem xét tình hình kinh doanh, thẩm định và xử lý các vấn đề về hoạt động hậu M&A.

Trong bối cảnh "thiên thời, địa lợi" này, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang chuẩn bị sẵn sàng để bứt phá trong năm 2022. Một trong số đó là Công ty Cổ phần PGT Holdings, thương hiệu M&A nổi bật. Từ năm 2015, PGT Holdings đã hoạt động mạnh trên lĩnh vực M&A sau khi Tập đoàn Petrolimex thoái vốn và chuyển giao cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

Nhờ tình hình kinh doanh khởi sắc, trên sàn chứng khoán, mã cổ phiếu PGT (HNX) của PGT Holdings cũng là mã nhận được nhiều chú ý bởi sự tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Cổ phiếu PGT liên tục chinh phục những mốc giá mới, thanh khoản cao, thị giá cổ phiếu nửa cuối năm cao gấp 3-4 lần những ngày đầu năm. Kết phiên ngày 10/01/2022 mã PGT có giá 11.100 VND. Sau đó, tuyên bố kể từ ngày 14 tháng 1, sẽ có 230.296 cổ phiếu ngân quỹ được bán.

PGT đang có thế mạnh là một công ty có tầm hiểu biết và hợp tác sâu rộng với các nhà đầu tư Nhật Bản nhờ bộ máy ban quản trị người Nhật giàu kinh nghiệm trên thương trường. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, hiện tại dư địa tăng trưởng dài hạn ở thị trường Nhật Bản rất hạn chế nên các nhà đầu tư Nhật đang tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư nước ngoài để nâng cao sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thế giới, điều này đem đến nhiều cơ hội hợp tác rộng mở cho các doanh nghiệp Việt.

Trong năm 2022, cùng với sự thuận tiện trong giao thương giữa hai nước, PGT Holdings sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến giao lưu kinh tế và giới thiệu các nhà đầu tư Nhật tiếp xúc với thị trường Việt Nam.

Đầu tư Việt Nhật rộng mở trong năm 2022 - Ảnh 2.

Số lao động người Việt chiếm số lượng lớn nhất trong số lao động nước ngoài tại Nhật Bản.

Một lĩnh vực mũi nhọn khác của PGT Holdings là cung ứng nguồn lao động cũng được dự đoán có nhiều khởi sắc khi nhu cầu lao động của doanh nghiệp Nhật đang là rất lớn vì những gián đoạn nguồn cung do đại dịch Covid-19. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam, số lượng lao động người Việt tại Nhật chiếm đến hơn 50% tổng số lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc.

Tháng 11/2021, Nhật Bản mở cửa lại để tiếp nhận lao động từ Việt Nam, đây là tin vui không chỉ đối với người lao động đang mong chờ được làm việc mà còn với các doanh nghiệp Nhật đang thiếu hụt nhân sự trầm trọng sau đại dịch. PGT Holdings cho biết công ty luôn sẵn sàng để cung ứng nguồn lao động chất lượng ngay khi có thể.

Tin mới

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
3 giờ trước
Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Khu vực Nam Hà Nội ở đâu là đích ngắm mới của nhà đầu tư bất động sản?
3 giờ trước
Trong bối cảnh bất động sản trung tâm Hà Nội liên tục tăng mạnh, Thường Tín nhanh chóng trở thành cái tên được chú ý nhờ chuẩn bị lên quận, cùng hàng loạt quy hoạch lớn.
Bất thường lượng điện tiêu thụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
3 giờ trước
Theo quy luật hàng năm, mức tiêu thụ điện vào các kỳ nghỉ lễ, tết thường giảm mạnh so với trước lễ nhưng đối với dịp 30/4-1/5 năm nay thì lại trái ngược.
Loạt tour du lịch nước ngoài dưới 10 triệu đồng hút khách dịp cao điểm hè
4 giờ trước
Doanh nghiệp lữ hành đang chào bán hàng loạt tour du lịch nước ngoài cho dịp cao điểm hè với giá chưa tới 10 triệu đồng, thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Tiêu thụ điện trong 5 ngày nghỉ lễ tăng kỷ lục, miền Bắc bị cảnh báo "nóng" về điện
5 giờ trước
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), so với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2023, kỳ nghỉ lễ này trong năm tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, sản lượng điện tăng 37,2%, công suất tiêu thụ cực đại toàn hệ thống tăng hơn 30,6%.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.