Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc”

19/10/2021 19:32
Để giảm áp lực giá phân bón tăng phi mã, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) Lê Thanh Tùng vừa đề xuất, giảm 50% lượng phân bón cho vụ lúa đông xuân 2021 – 2022.

Vụ lúa đông xuân là vụ chính và "ăn chắc" trong năm của nông dân. Tuy nhiên, đứng trước đề xuất giảm 50% lượng phân bón, nhiều nông dân đang phân vân không biết "vụ lúa ăn chắc" này sẽ ra sao.

 Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc” - Ảnh 1.

Nông dân ĐBSCL chuẩn bị đất cho vụ lúa đông xuân 2021 - 2022 trong tình hình giá phân bón tăng mạnh. Ảnh: Trần Đáng.

Giá phân bón tăng mạnh, "vụ lúa ăn chắc" lung lay

Sáng nay, lão ông Ba Be (Nguyễn Văn Be, thị trấn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) ngồi tính chuyện giảm lượng phân bón vụ đông xuân với mấy lão nông tri điền cùng xóm.

Vụ đông xuân này, gia đình ông Ba Be trồng 70ha lúa. Vì thế, chuyện giảm 50% lượng phân bón cho lúa là một bài toán phải ăn chắc chứ không đánh cuộc.

Theo ông Ba Be, vụ lúa đông xuân 2020 – 2021, gia đình ông đã thử giảm 20% lượng phân bón cho 5ha trồng lúa. Kết quả, năng suất lúa vẫn đạt 8 tấn/ha.

Tuy nhiên với đề xuất giảm tới 50% lượng phân bón cho vụ lúa đông xuân 2021 - 2022, ông Ba Be tỏ thái độ lừng khừng.

Ông Ba Be cho rằng, về lý thuyết giảm lượng phân bón bao nhiêu cũng được. Vấn đề là năng suất lúa khi thu hoạch có đạt tốt không.

"Vụ lúa đông xuân là vụ ăn chắc. Nông dân nhát lắm, nếu thay đổi một phương pháp trồng lúa mới mà không ăn chắc thì họ rất ngại" - ông Ba Be thổ lộ.

Cũng theo ông Ba Be, những năm qua, vựa lúa Đồng Tháp Mười gặp nhiều vấn đề, như: đất thiếu bồi đắp phù sa do lũ về kém, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên cây lúa…

Nếu hạn chế lượng phân bón đến 50% chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng năng suất lúa sụt giảm.

"Cần phải có quy trình giảm dần sử dụng lượng phân bón, chứ không thể làm cái rụp" - ông Ba Be chia sẻ.

 Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc” - Ảnh 2.

Thời gian qua giá phân bón tăng cao gây áp lực lớn lên nông dân sản xuất lúa. Ảnh: Trần Đáng.

Tại huyện Tân Phước (Tiền Giang), anh Sáu Đứng (Trần Văn Đứng) cũng đang chuẩn bị làm hơn 2ha lúa đông xuân 2021 – 2022.

Theo anh Sáu Đứng, năng suất vụ lúa đông xuân ở ruộng anh chỉ đạt 4 – 5 tấn/ha.

Do trồng lúa trên đất phèn nặng nên mỗi công đất anh Sáu Đứng phải bón mất một bao phân (50kg)/vụ.

Nghe thông tin giảm 50% lượng phân bón cho vụ lúa đông xuân, anh Sáu Đứng ngập ngừng.

"Giá phân bón đang rất cao nên cũng sẽ thử giảm lượng phân bón cho vụ lúa đông xuân. Tôi hy vọng cuối vụ lúa thu hoạch được khoảng 400kg/công là được", anh Sáu Đứng thổ lộ.

Giảm lượng phân bón để đối phó giá phân bón tăng mạnh

Theo ông Tùng, việc giảm 50% lượng phân bón chỉ thực hiện trong vụ đông xuân 2021 – 2022.

Việc giảm 50% lượng phân bón trong vụ đông xuân là để giảm áp lực quá lớn của giá phân tăng cao mạnh trên thị trường.

Ngoài ra, việc giảm lượng phân bón góp phần giảm áp lực cho các doanh nghiệp phân bón, nhất là những doanh nghiệp nhỏ.

Cũng theo ông Tùng, khi đề xuất việc giảm 50% lượng phân bón cho vụ đông xuân 2021 – 2022, ông cũng hy vọng năng suất lúa sẽ không giảm quá nhiều.

 Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc” - Ảnh 3.

Giá phân bón tăng cao, khiến nông dân làm lúa thua lỗ những vụ gần đây. Ảnh. Nông dân Đồng Tháp Mười bán lúa. Ảnh: Trần Đáng.

Ông Tùng tính, trước đây do nông dân bón phân không đúng phương pháp dẫn đến lượng phân bón trên đồng mất khoảng 50% (do bốc hơi, phân thoát theo nước)…

Nếu vụ đông xuân tới nông dân giảm 50% và bón đúng phương pháp thì lượng phân bón có mất tối đa là 15%. Như vậy, nông dân còn 35% lượng phân trong đất.

Cộng với số phân bón còn tồn dư trong đất từ 2 vụ lúa đầu năm, ông Tùng hy vọng, năng suất lúa vụ đông xuân vẫn đảm bảo.

"Lượng phân bón dư thừa trong đất vẫn còn nhiều. Do đó, nếu giảm phân bón cho vụ đông xuân này thôi thì không lo" - ông Tùng chia sẻ.

Ông Tùng cũng cho rằng, đây là bài toán không chỉ cho mỗi hộ nông dân trồng lúa, mà còn cho địa phương và quốc gia.

Nếu thực hiện giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân mục tiêu kinh tế vẫn có thể giữ được, dù tổng sản lượng lúa ở ĐBSCL có thể giảm.

Theo Cục Trồng trọt, trong 6 tháng gần đây, giá phân bón tăng rất cao, có những loại phân tăng tới 100%.

Cụ thể như giá phân urea là 16.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ các năm chỉ khoảng 6.700 đồng/kg.

 Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ đông xuân, nông dân ĐBSCL run rẩy làm “vụ lúa ăn chắc” - Ảnh 4.

Giảm 50% lượng phân bón không để mất vụ lúa đông xuân. Ảnh: Trần Đáng.

Cũng theo Cục Trồng trọt, chi phí phân bón thường chiếm 21 - 24% cơ cấu giá thành của sản xuất lúa.

Cá biệt, vụ thu đông 2020 - 2021, giá phân bón tăng cao khiến chi phí phân bón chiếm đến 30% giá thành sản xuất lúa.

Ông Tùng tin rằng, nếu giảm được 50% lượng phân bón cho hơn 1,5 triệu ha lúa ở ĐBSCL thì áp lực phân bón sẽ không còn.

Trong tháng 10/2021 này, nông dân các tỉnh ven biển sẽ xuống giống khoảng 400.000ha vụ đông xuân 2021 - 2022.

Hiện, Bộ NNPTNT chưa thống nhất với đề xuất giảm 50% lượng phân bón cho vụ đông xuân 2021 - 2022.

Tin mới

Mũ bảo hiểm kém chất lượng tràn lan trên vỉa hè Hà Nội
34 phút trước
Các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng được bày bán tràn lan trên vỉa hè Hà Nội với giá thành rẻ, chỉ từ 30.000 đồng/chiếc, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người sử dụng.
iPhone 17 sẽ có thiết kế mới khác biệt hoàn toàn, quan trọng là siêu mỏng!
2 giờ trước
Một sản phẩm thuộc iPhone 17 có thể sẽ được thay thế bằng một phiên bản mỏng hơn đáng kể.
Công nghệ pin nào giúp xe điện Trung Quốc đi được 2.000 km/lần sạc?
2 giờ trước
Công ty khởi nghiệp về pin thể rắn Talent New Energy của Trung Quốc trình làng một nguyên mẫu pin với mật độ năng lượng có thể giúp ô tô đi được 2.000 km.
BYD Seal sắp thêm phiên bản mới: Mạnh hơn 400 mã lực, pin hứa hẹn đi tới 1.000km/sạc, đối đầu Camry nếu về Việt Nam
3 giờ trước
BYD Seal dự kiến nằm trong những mẫu đầu tiên của hãng xe Trung Quốc đến Việt Nam trong thời gian tới, bên cạnh Atto 3 và Dolphin. Chưa rõ phiên bản mới có được đưa về trong tương lai hay không.
Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
4 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.049.612 VNĐ / tấn

169.30 JPY / kg

1.93 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

10.149.381 VNĐ / tấn

18.09 UScents / lb

-1.31 %

- -0.24

Cacao

COCOA

185.190.666 VNĐ / tấn

7,277.00 USD / mt

-1.57 %

- -116.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

115.963.267 VNĐ / tấn

206.69 UScents / lb

4.09 %

+ 8.13

Đậu nành

SOYBEANS

11.473.454 VNĐ / tấn

1,227.00 UScents / bu

0.86 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.345.748 VNĐ / tấn

368.80 USD / ust

0.30 %

+ 1.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.393.089 VNĐ / tấn

45.26 UScents / lb

1.66 %

+ 0.74

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
4 giờ trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Vải thiều chín sớm giá gấp đôi năm ngoái
9 giờ trước
Vải thiều chín sớm ở Bắc Giang, Hải Dương đang được bán tại vườn với giá cao gấp đôi so với năm 2023.
4 mặt hàng nông sản Việt Nam được thế giới ưa chuộng
13 giờ trước
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022 nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.
Cho một bát nước vào tủ lạnh và để qua đêm: Hành động nhỏ nhưng cực hữu ích, EVN cũng khuyên thực hiện
1 ngày trước
Hành động tưởng như vô nghĩa song thực tế lại có công dụng trong việc tiết kiệm ví tiền cho chính người dùng, đặc biệt vào mùa hè.