Dịch vụ nghỉ việc hộ ở Nhật Bản dành cho người muốn ra đi nhưng khó mở lời

16/03/2023 09:30
Dịch vụ xoá bỏ ngại ngùng khi không biết xin nghỉ việc với sếp như thế nào.

Trong năm qua, Toshiyuki Niino và Yuichiro Okazaki đã đột ngột từ bỏ gần 1.500 công việc trong đủ mọi lĩnh vực từ bán lẻ, nhà hàng, công nghệ thông tin, sản xuất cho đến chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, không có vị trí nào vốn là việc của họ.

Họ là những người sáng lập công ty Exit vào thời kỳ trỗi dậy của ngành công nghiệp uỷ quyền nghỉ việc ở Nhật Bản. Một dịch vụ có giá 50.000 yên (440 USD) cho mỗi giao dịch, được thiết kế riêng cho lực lượng lao động cảm thấy ngại ngùng, vốn chỉ quen chấp hành nhiệm vụ hoặc cảm thấy hoảng loạn khi phải nộp đơn nghỉ việc.

Dịch vụ này ngày càng được ưa chuộng trong bối cảnh thái độ của người Nhật đối với công việc gần như không thay đổi so với trước đây trong khi dân hoá dân số đang thắt chặt thị trường việc làm, người lao động dễ nhảy việc hơn còn người sử dụng lao động trở nên tuyệt vọng để giữ chân nhân viên.

Okazaki nói: “Rất nhiều người đi làm ở các công ty Nhật Bản cho rằng nghỉ việc là một điều sai trái hoặc đáng xấu hổ nên bản thân sẽ làm mọi người thất vọng hoặc bị sếp la mắng nếu chọn ra đi. Với ý nghĩ đó, bọn họ cứ cố gắng làm những công việc tồi tệ mà chính họ cũng ghét cay ghét đắng. Họ đã tiếp tục làm như thế cho đến khi chúng tôi xuất hiện.”

Okazaki cho biết nhiều người trong số đó đã kể lại những câu chuyện đau khổ về việc bị bắt nạt, buồn chán hoặc những kỳ vọng ngầm rằng họ phải làm việc ngoài giờ thêm hàng trăm tiếng mà không được trả lương. Thế nhưng, không có ai can đảm để thực sự nghỉ việc cả.

Hầu hết những khách hàng tìm đến Exit nói muốn từ chức luôn vào ngày hôm sau. Vào ngày đã hẹn, Exit gọi điện cho công ty và giải thích rằng khách hàng của mình sẽ không đi làm nữa, cũng không nhận bất kỳ cuộc điện thoại nào nữa và họ đang gửi thông báo trước 2 tuần theo yêu cầu của luật pháp Nhật Bản.

Đa số khách hàng đều có đủ thời gian nghỉ phép có lương được tích lại để trang trải cho khoảng thời gian đó. Cũng có những người khác vui vẻ coi đó là ngày nghỉ không lương chỉ để kết thúc quá trình một cách gọn gàng. Exit nói với các công ty rằng thủ tục giấy tờ sẽ được gửi qua đường bưu điện.

Niino cho biết thường sẽ có một số công ty lớn tiếng và yêu cầu nói chuyện với người bỏ việc. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp pháp lý phát sinh thì Exit sẽ không tham gia.

Rủi ro lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của Exit chính là việc có những đối thủ cạnh tranh gay gắt và có khả năng thành công hơn họ. Nếu các công ty như Exit giúp thay đổi văn hoá xin nghỉ việc ở Nhật Bản, thị trường lao động có thể phát triển linh hoạt hơn và mọi người gần như sẽ chẳng còn lý do gì để tìm đến các dịch vụ nghỉ việc hộ nữa.

Okazaki là người từng làm việc trong ngành giải trí và Niino trước đây đã làm việc cho Softbank. Họ thừa nhận bản thân cảm thấy rất ngạc nhiên khi nhu cầu bị dồn nén cần đến dịch vụ của Exit có quy mô lớn.

Hiện họ xử lý trung bình 3.000 đơn xin nghỉ việc mỗi tháng, trong đó có những người đã làm việc hàng chục năm trong cùng một công ty hoặc những người quá căng thẳng đến mức muốn tự tử vì không biết phải nghỉ việc như thế nào.

Niino nói rằng công ty ông không cung cấp dịch vụ thông báo về việc từ chức của khách hàng cho bố mẹ của họ biết. Đây là một nhiệm vụ khó chịu ngang với việc từ chức.

Niino chia sẻ chính ông cũng vẫn chưa đủ can đảm để nói với mẹ mình rằng ông không còn làm việc tại Softbank nữa.

Tham khảo FT

Tin mới

'Cuộc chiến sinh tồn' trên thị trường xe điện Trung Quốc
6 giờ trước
Một “cuộc đua sinh tử” đã bắt đầu diễn ra trên thị trường xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
5 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
5 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
5 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
4 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia nhận định nước ion kiềm tươi chính là chiến lược "đại dương xanh"
4 giờ trước
Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Vũ - Trưởng khoa Tài Chính, Trường ĐH Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, giữa thời buổi kinh tế khó khăn, dự đoán sản phẩm chăm sóc sức khỏe tiếp tục lên ngôi, trong đó máy lọc nước ion kiềm tươi sẽ sớm thay thế máy lọc nước RO vì nó giải quyết được nhu cầu của xã hội.
Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
17 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.
Giá USD hôm nay 27/4: Đồng bạc xanh bất ngờ tăng vọt trở lại
19 giờ trước
Giá USD hôm nay 27/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 22/4 đến ngày 26/4 giảm từ 24.272 xuống mức 24.246 VND/USD, giảm 26 đồng so với đầu tuần.
Finviet đồng hành cùng các nhãn hàng số hóa ngành bán lẻ Việt Nam
19 giờ trước
Khoảng 10 năm trước, sự xâm nhập của các đại gia bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam qua các thương vụ M&A đình đám khiến nhiều người lo ngại hàng Việt sẽ nhanh chóng bị lép vế ngay trên chính sân nhà. Bởi lẽ kênh phân phối nội địa đi tới đâu, hàng Việt "ăn sâu bám rễ" tới đó.