Điện Biên: Người dân Mường Ảng vẫn lao đao vì cà phê mất mùa, mất giá

27/11/2018 11:07
Cà phê liên tục rớt giá, đặc biệt là vụ cà phê năm nay mất cả mùa lẫn giá, khiến nhiều người dân Mường Ảng, Điện Biên lao đao.

Huyện Mường Ảng là vùng cà phê trọng điểm của tỉnh Điện Biên với sản lượng chiếm đến 90%. Nhiều năm qua, cây cà phê được chính quyền địa phương xác định là cây trồng chủ lực trong việc xóa đói giảm nghèo.

Bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2007, đến nay toàn huyện Mường Ảng có hơn 3.300 héc ta cây cà phê, tập trung ở các xã: Ẳng Cang, Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Búng Lao, Mường Đăng, Ngói Cáy và thị trấn Mường Ảng. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân huyện, giá cà phê từ năm 2012 đến nay có nhiều biến động và giảm mạnh. Các niên vụ 2015 đến 2017 giá thu mua chỉ từ 5.000 - 10.000 đồng/kg quả tươi; riêng năm nay đặc biệt thấp, chỉ từ 4.000 - 6.000 đồng/kg quả tươi.

Điện Biên: Người dân Mường Ảng vẫn lao đao vì cà phê mất mùa, mất giá - Ảnh 1.

Vụ cà phê năm nay, người dân Mường Ảng mất cả mùa, mất cả giá


Giá thấp, thời tiết không thuận lợi, người dân không mặn mà chăm sóc khiến sản lượng năm nay cũng giảm mạnh theo. Niên vụ 2018 năng suất cà phê ở Mường Ảng chỉ ước đạt 8 tạ/ha, sản lượng cà phê trấu khoảng 2.500 tấn; giảm hơn 3 lần so với niên vụ 2017. Điều này khiến các hộ dân trồng cà phê tại đây đang gặp nhiều khó khăn.

Ông Tòng Văn Chung, người dân bản Búng 1, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên cho biết: gia đình ông có 4 héc ta cà phê, hiện tại đã thu hái được khoảng 4 tấn quả tươi. Giá đầu vụ là 5.300 đồng/kg quả tươi, trừ công hái cho nhân công mất 2.000 đồng/kg, còn lại phải lo rất nhiều chi phí. Nếu không tiếp tục trồng cà phê thì không có công ăn việc làm, mà đầu tư sẽ lỗ vốn.

“Giá cả bấp bênh, đầu vụ chỉ có 3.000 – 4.000 đồng/kg, cuối vụ khoảng 6.000 đồng/kg. Không đầu tư, không làm thì không có công ăn việc làm. Nói chung là quá vất vả vì đầu tư vào là lỗ vốn”, ông Chung chia sẻ.

Điện Biên: Người dân Mường Ảng vẫn lao đao vì cà phê mất mùa, mất giá - Ảnh 2.

Chủ trương của huyện Mường Ảng là vẫn sẽ tiếp tục duy trì ổn định những diện tích cà phê hiện có


Cùng chung suy nghĩ với ông Chung, ông Bạc Cầm Phiu (ở bản Nà Dên, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng) cho biết, mấy năm gần đây người trồng cà phê trên địa bàn phải chịu cảnh lỗ vốn liên tục. Nhiều người không chịu được đã phải tự thay đổi sang loại cây trồng khác. Tuy nhiên, hầu hết bà con vẫn cố bám trụ vì loại cây này đã gắn bó với họ nhiều năm nay và đầu tư vào không ít tiền của, công sức. Ông và nhiều người dân khác mong chính quyền địa phương sớm tìm ra giải pháp ổn định đầu ra cho sản phẩm cà phê.

“Hiện nay thị trường cà phê rất bấp bênh, nhưng đối với gia đình đã gắn bó rồi thì không thể nào bỏ được vì khoản đầu tư đã quá nhiều. Mong muốn Đảng và Nhà nước sẽ tìm con đường có đầu ra ổn định cho bà con khi đã sản suất đầu tư về cây cà phê”, ông Bạc Cầm Phiu kiến nghị.

Về vấn đề này, chính quyền huyện Mường Ảng cũng thừa nhận, việc trồng cà phê những năm qua mới chỉ quan tâm đến vùng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm, chưa chú trọng đến thị trường tiêu thụ, phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp bên ngoài khiến người trồng cà phê bị ép giá.

Tuy nhiên, chủ trương của huyện vẫn sẽ tiếp tục duy trì ổn định những diện tích cà phê hiện có. Bởi đây vẫn là loại cây trồng mang lại lợi nhuận lớn, giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. Theo tính toán, hằng năm, thu nhập cho người lao động nhân công tại các vườn cà phê lên đến trên 100 tỷ đồng.

Điện Biên: Người dân Mường Ảng vẫn lao đao vì cà phê mất mùa, mất giá - Ảnh 3.

Tỉnh Điện Biên cần sớm tìm ra các giải pháp cụ thể hơn trong việc tìm đầu ra ổn định cho cây cà phê


Để giải quyết những khó khăn trước mắt, chính quyền huyện Mường Ảng đang tiếp tục đề nghị tỉnh Điện Biên cân nhắc các chính sách hỗ trợ cho người trồng cà phê về vật tư, phân bón. Ngoài ra, cũng đề nghị tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ giá đối với bà con khi giá cà phê thấp hơn 5.000 đồng/kg quả tươi.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên cho biết, quan điểm của huyện dù có những bước thăng trầm nhưng sẽ vẫn duy trì ổn định diện tích cà phê hiện có và tập trung phát triển diện tích cà phê ở những hộ gia đình có điều kiện, những vùng đất có thể phát triển tốt cây cà phê.

“Hiện nay chúng tôi cũng đã đề xuất tỉnh có cơ chế hỗ trợ vật tư phân bón cho người trồng cà phê. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ ban hành cơ chế hỗ trợ giá, khi giá cà phê xuống dưới 5.000 đồng/kg thì tỉnh nên có chính sách hỗ trợ để làm sao cho người trồng cà phê ít nhất là hòa vốn không bị bù lỗ”, ông Hiệp cho biết thêm.

Theo định hướng giai đoạn 2018 - 2020, huyện Mường Ảng sẽ giữ vững diện tích cà phê hiện có, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cà phê toàn huyện đạt 3.500 ha, sản lượng cà phê trấu đạt trên 8.000 tấn.

Song với việc giá cà phê liên tục xuống thấp, bị ép giá, địa phương chưa có chỉ dẫn địa lý cho nông sản, cơ sở hạ tầng các tuyến đường giao thông liên xã, liên bản, đường vào khu sản xuất còn yếu, chưa đồng bộ thì tỉnh Điện Biên cần sớm tìm ra các giải pháp cụ thể hơn trong việc tìm đầu ra ổn định cho cây cà phê, tạo thị trường lành mạnh giúp người dân yên tâm sản xuất./.


Tin mới

Cái kết thần kỳ trong vụ Suzuki XL7 rơi xuống vực 70m tại Điện Biên: Xe bị vò nát, gia đình 5 người chỉ bị thương nhẹ
10 giờ trước
Vụ tai nạn liên quan tới chiếc Suzuki XL7 tại Điện Biên đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Yamaha ra mắt “vua xe ga” cạnh tranh Honda Air Blade: Sở hữu thiết kế cá tính, động cơ cực mạnh cùng giá bán chỉ 34 triệu đồng rẻ như Vision
53 phút trước
Ở phiên bản 2024, ngoài việc bổ sung màu áo mới, Yamaha FreeGo 125 còn được hãng trang bị hiệu suất động cơ mạnh mẽ và những tính năng hiện đại hơn.
Thủ tướng: Đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững
2 giờ trước
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 cần bàn, triển khai hiệu quả quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, với mục tiêu đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.
Giá dưới 20 triệu, đây là 4 mẫu xe tiết kiệm xăng nhất hiện nay: Wave Alpha áp chót
3 giờ trước
Đây là những mẫu xe số giá rẻ đáng để lựa chọn nhất hiện nay.
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ tại Tây Ninh ngày 5/5
3 giờ trước
Mật độ đường cao tốc của vùng Đông Nam Bộ là 0,004 km/km2. Số km đường cao tốc đưa vào khai thác ở Đông Nam Bộ chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên, trong khi đây là một trong những vùng kinh tế năng động nhất nước.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.080.052 VNĐ / tấn

160.30 JPY / kg

-2.67 %

- -4.40

Đường

SUGAR

10.819.742 VNĐ / tấn

19.31 UScents / lb

0.31 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

204.036.438 VNĐ / tấn

8,028.00 USD / mt

6.15 %

+ 465.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.444.966 VNĐ / tấn

204.25 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

11.221.954 VNĐ / tấn

1,201.67 UScents / bu

3.13 %

+ 36.46

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.455.536 VNĐ / tấn

373.20 USD / ust

2.27 %

+ 8.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.116.090 VNĐ / tấn

43.04 UScents / lb

-0.46 %

- -0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vùng đất kỳ lạ có loại bí đao "đột biến", mỗi trái nặng 60kg, chủ phải mắc võng cho nằm
4 giờ trước
Điều lạ kỳ là giống bí khổng lồ này, nếu đem ra nơi khác ngoài làng Chánh Trạch mà trồng, tối đa mỗi trái chỉ được khoảng 15kg.
Khai thác cát ở mỏ đã được cấp phép doanh nghiệp gặp khó đủ đường
5 giờ trước
Đã trúng đấu giá, được tỉnh Phú Thọ cấp phép và hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành khai thác cát mỏ lòng sông Hồng thuộc phường Minh Nông (TP.Việt Trì, Phú Thọ), nhưng Công ty Nhật Linh đang gặp nhiều khó khăn do vẫn bị người dân phản đối.
Cà phê đang “rớt giá khủng khiếp”
5 giờ trước
Cà phê đang có đợt “rớt giá khủng khiếp” khi nhiều ngày mất giá đến ba con số, tức giảm hơn 100 USD/tấn
Hai 'khách sộp' tăng mạnh nhập nông sản Việt Nam
7 giờ trước
Việc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu đã giúp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Đáng chú ý, vị trí "khách hàng" nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam lớn nhất liên tục có sự thay đổi giữa 2 thị trường này.