Điều gì khiến chính phủ Trung Quốc gấp rút bơm 200 tỷ nhân dân tệ vào các ngân hàng?

19/09/2020 08:10
Quá trình gấp rút tái cấp vốn vào các ngân hàng đang cố gắng làm giảm đi những lo lắng về hệ thống tài chính Trung Quốc khi mà nợ xấu tăng cao.

Chính phủ Trung Quốc tính có kế hoạch hỗ trợ các ngân hàng cho vay nhỏ đang gặp khó với nợ xấu bằng cách bơm 200 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 29,5 tỷ USD ngân sách liên bang vào các ngân hàng này. Chính quyền các địa phương sẽ lấy nguồn tiền từ quỹ cơ sở hạ tầng, theo tin từ Nikkei.

Theo Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, nguồn ngân sách để hỗ trợ các ngân hàng đã được chấp thuận. Ngân hàng đầu tiên nhận được tiền theo chương trình này chính là ngân hàng Bank of Wenzhou tại tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc. Mục tiêu của chương trình là để giúp cho lĩnh vực ngân hàng đỡ chịu áp lực.

Quá trình gấp rút tái cấp vốn vào các ngân hàng đang cố gắng làm giảm đi những lo lắng về hệ thống tài chính Trung Quốc khi mà nợ xấu tăng cao. Tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã lên mức 2,73 nghìn tỷ nhân dân tệ ở thời điểm cuối tháng 6/2020, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng nợ xấu như vậy cao nhất tính từ mức tăng 25,9% vào tháng 9/2016.

Ngân hàng Bank of Wenzhou sẽ dùng 7 tỷ nhân dân tệ nhận được từ chính quyền để bù đắp vào lượng vốn thiếu hụt. Trước đó cổ đông của ngân hàng cũng đã đóng thêm tiền. Tuy nhiên, cho đến nay những cổ đông lớn nhất của ngân hàng mới cam kết đóng vào được không quá 170 triệu nhân dân tệ, ngoài ra, nhiều cổ đông khác đang từ chối góp thêm vốn, ngân hàng này buộc phải sử dụng tiền của chính phủ để bù đắp lượng vốn thiếu hụt.

Chính quyền tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc đang cân nhắc hỗ trợ một ngân hàng nông nghiệp, chính quyền đã huy động được 4,6 tỷ nhân dân tệ thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt, theo truyền thông địa phương đưa tin. Ủy ban ngân hàng Trung Quốc đã chấp thuận hỗ trợ tài chính tại 18 tỉnh và khu vực có quy mô ngang với tỉnh, trong đó có cả Thiên Tân, khu vực Nội Mông, tỉnh Chiết Giang và Thiểm Tây.

Hạn mức huy động từ kênh trái phiếu của chính quyền các địa phương Trung Quốc trong năm nay ước tính khoảng 3,75 nghìn tỷ nhân dân tệ, tuy nhiên chính quyền các địa phương đã sử dụng hết khoảng 77% trong số tiền này. Số tiền 200 tỷ nhân dân tệ dùng để bơm vốn vào các ngân hàng được lấy chính từ số tiền 850 tỷ nhân dân tệ huy động từ kênh này.

Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Trung Quốc, ông Guo Shuqing, cho rằng nợ xấu tại các ngân hàng sẽ tăng ít nhất 50% trong năm nay. Chính vì vậy, việc hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng còn cần thiết hơn nữa.

Các chính quyền địa phương Trung Quốc hiện đang không thể hỗ trợ được các ngân hàng. Nguồn thu của chính quyền trung ương và địa phương giảm 11% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2020, nguồn thu thuế sụt giảm nghiêm trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 căng thẳng.

Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng từ mùa xuân năm nay, tuy nhiên triển vọng của các doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều khó khăn. Doanh thu tại các doanh nghiệp lớn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2020 giảm 3,9% so với cùng kỳ. Tình hình tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thậm chí còn bi đát hơn trong khi nhóm ngân hàng này là đối tượng khách hàng chính của các ngân hàng địa phương.

Nếu các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về tài chính, chắc chắn doanh nghiệp và các cá nhân liên quan đến họ chắc chắn sẽ buộc phải rút tiền từ các ngân hàng để bù đắp cho chi phí hoạt động và cuộc sống, chính vì vậy các ngân hàng nhỏ sẽ đương đầu với tình trạng thiếu vốn. Vào đầu tháng 4/2020, vụ việc người dân rút tiền hàng loạt ra khỏi ngân hàng Bank of Gansu tại Tây Bắc Trung Quốc đã khiến cho chính quyền địa phương và các nhà quản lý buộc phải can thiệp hỗ trợ.

Trung Quốc hiện đang theo đuổi chính sách thay đổi tỷ giá đồng nhân dân tệ nhằm hỗ trợ cho sức mua nội địa trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó do kinh tế toàn cầu khó khăn.

Goldman Sachs dự báo rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tăng giá lên ngưỡng 6,5 nhân dân tệ/USD trong vòng 12 tháng tới, theo đồng trưởng bộ phận nghiên cứu về kinh tế vĩ mô kiêm trưởng bộ phận chiến lược đầu tư cổ phiếu tại Goldman Sachs, ông Timothy Moe.

Theo CNBC, trong phỏng vấn mới đây với báo giới, ông Moe nói: "Sau những xem xét gần đây, chúng tôi dự báo đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ ở ngưỡng từ 6,7 – 6,5 nhân dân tệ trong 12 tháng tới".

Trong phiên giao dịch buổi chiều ngày thứ Năm, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giao dịch ở ngưỡng 6,7767 nhân dân tệ/USD.

Theo ông Moe, việc đồng nhân dân tệ mạnh lên diễn ra ở thời điểm đồng USD suy yếu sau khi tăng giá mạnh trong vài năm qua. Ông cũng nói thêm rằng các yếu tố từng hỗ trợ cho đồng USD tăng giá ví như sự mạnh lên của kinh tế Mỹ đang mất đi.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá tại cả thị trường trong và ngoài Trung Quốc trong tuần này. Đóng cửa tuần trước, đồng nhân dân tệ giao dịch với đồng USD ở mức 6,8 nhân dân tệ/USD. Số liệu mới nhất cũng cho thấy Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố doanh số bán lẻ tại Trung Quốc tăng trong tháng 8/2020.

Theo phân tích của Goldman Sachs, sự mạnh lên của đồng nhân dân tệ sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chuyên gia của Goldman Sachs nhấn mạnh: "Có bằng chứng cho thấy sự mạnh lên của đồng tiền thường hỗ trợ cho thị trường chứng khoán".

Tin mới

Vì sao có thứ nước khác bán được giá đến cả trăm USD, Việt Nam chỉ 5 USD?
7 giờ trước
Châu Âu có thời điểm bán đến 100 USD mỗi tín chỉ carbon. Trong khi đó, đơn giá thỏa thuận trong chương trình tín chỉ carbon với WB là 5 USD/tấn CO2.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
7 giờ trước
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.
Vàng tăng giá 5 tuần liên tiếp
7 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 19/4 và ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp. Bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về các hoạt động trả đũa giữa Iran và Israel - nhân tố đã kích thích nhu cầu đối với các tài sản vốn được coi là nơi
iPhone 16 màu tím đẹp lịm tim, thiết kế cụm camera mới!
5 giờ trước
Những ngoại hình hứa hẹn đưa thế hệ iPhone 16 nối tiếp của Apple trở thành siêu phẩm trong năm 2024.
Các ông lớn TMĐT kiếm hơn 71.000 tỷ đồng trong quý I/2024, một ngành hàng tăng trưởng gần 150%
5 giờ trước
Đây là ngành hàng liên tiếp nằm ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/4: Thị trường tự do và ngân hàng tiếp đà lập đỉnh
13 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 15/4 đến ngày 19/4 tăng từ 24.096 lên mức 24.260 VND/USD, tăng 164 đồng so với đầu tuần.
Cập nhật lãi suất tiết kiệm tháng 4: Nhiều ngân hàng tăng lãi suất
14 giờ trước
Từ đầu tháng 4, lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng có xu hướng tăng trở lại. Nguyên nhân chính của việc tăng lãi suất một phần do tiền gửi vào ngân hàng có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng chuyển biến tích cực.
Nóng: Giá đặt cọc đấu thầu vàng miếng 81,80 triệu đồng/ lượng, dự kiến 16.800 lượng
1 ngày trước
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc là 81,80 triệu đồng/ lượng.
ĐHĐCĐ MBBank: Lợi nhuận quý I/2024 ước đạt 5.800 tỷ đồng, tiết lộ hàng loạt vấn đề "nóng"
1 ngày trước
MBBank cho biết: "Báo cáo tài chính quý I/2024 sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 12.000 tỷ, lợi nhuận gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng".