Điều tra 6 công ty làm khống hồ sơ để hàng hóa "đội lốt" Việt Nam

20/07/2019 21:15
Tổng cục Hải quan đang điều tra, xác minh 6 công ty gỗ làm giả giấy tờ, hồ sơ để gian lận xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, các doanh nghiệp đang bị điều tra có trụ sở ở TP Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Lạng Sơn, Phú Thọ. Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết điểm chung của các doanh nghiệp (DN) này là trong thời gian ngắn đã sản xuất và xuất khẩu số lượng lớn hàng gỗ dán, gỗ ghép có trị giá từ hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra 6 công ty làm khống hồ sơ để hàng hóa đội lốt Việt Nam - Ảnh 1.

Một số doanh nghiệp gỗ có dấu hiệu gian lận xuất xứ (ảnh minh họa) - Ảnh: Tấn Thạnh

Trong đó, Công ty TNHH Thương mại VT (ở TP Hà Nội), từ đầu năm 2018 đến hết tháng 3-2019 đã xuất khẩu hơn 27.051 m3, các mặt hàng gỗ dán, tấm gỗ dán trị giá hơn 405,6 tỉ đồng; Công ty Cổ phần AA (Nam Định) từ khi thành lập tháng 6-2018 đến tháng 3-2019 đã sản xuất và bán cho Công ty TNHH VT để xuất khẩu 5.709m3 để xuất khẩu trị giá hàng hóa hơn 60,4 tỉ đồng.

Cơ quan hải quan đã xác minh đối với 6 công ty và làm việc với các hộ dân, chính quyền một số địa phương cho thấy có một số vi phạm trong việc DN lập hồ sơ xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

Ông Vũ Quang Toàn, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu), cho biết các công ty trên đã thừa nhận không mua nguyên liệu gỗ bạch đàn, gỗ keo từ các hộ dân ghi trong hợp đồng. Đồng thời, sử dụng hợp đồng mua bán nguyên liệu ký khống, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một số bộ hồ sơ xin cấp C/O là giả, mục đích hợp thức hồ sơ đầu vào để làm thủ tục xin Giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam cho các lô hàng mà công ty sản xuất để bán cho Công ty khác xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu.

Các DN này còn sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng mua keo, bột mỳ dùng cho nhiều tờ khai để làm hồ sơ xin cấp C/O mà tổng số lượng keo và bột mỳ trong các tờ khai vượt quá số lượng so với số lượng keo, bột mỳ trên hóa đơn đầu vào.

"Có một số DN nhập khẩu ván bóc, bán thành phẩm từ Trung Quốc về để sản xuất gỗ ván bóc xuất khẩu nhưng không khai báo trong hồ sơ xin cấp C/O"- ông Toàn cho hay.

Cục Điều tra chống buôn lậu nhận thấy có dấu hiệu buông lỏng quản lý trong xác nhận hồ sơ lâm sản. UBND một số xã không mở hồ sơ theo dõi khai thác lâm sản, không kiểm tra thực tế trước khi xác nhận hồ sơ lâm sản.

Cũng theo ông Toàn, có nhiều hồ sơ lâm sản, số lô, số thửa trên bảng kê lâm sản không có trên thực tế hoặc không đúng với số lô, số thửa mà hộ dân đang trồng và khai thác rừng, cá biệt còn có trường hợp lãnh đạo UBND xã ký, đóng dấu sẵn vào một số đơn đề nghị cấp phép khai thác, Bảng kê lâm sản khai thác, Bảng kê lâm sản rồi đưa cho hộ dân về tự điền thông tin vào các giấy tờ trên.

Ngoài ra, một số bảng kê lâm sản, bảng kê lâm sản khai thác không ghi ngày tháng, không có chữ ký của chủ rừng, chữ ký của chính quyền xã, không có chữ ký của người dân trong hợp đồng mua nguyên liệu nhưng vẫn được cấp chứng nhận C/O.

Tin mới

Vì sao có thứ nước khác bán được giá đến cả trăm USD, Việt Nam chỉ 5 USD?
11 giờ trước
Châu Âu có thời điểm bán đến 100 USD mỗi tín chỉ carbon. Trong khi đó, đơn giá thỏa thuận trong chương trình tín chỉ carbon với WB là 5 USD/tấn CO2.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
11 giờ trước
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.
Vàng tăng giá 5 tuần liên tiếp
11 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 19/4 và ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp. Bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về các hoạt động trả đũa giữa Iran và Israel - nhân tố đã kích thích nhu cầu đối với các tài sản vốn được coi là nơi
iPhone 16 màu tím đẹp lịm tim, thiết kế cụm camera mới!
9 giờ trước
Những ngoại hình hứa hẹn đưa thế hệ iPhone 16 nối tiếp của Apple trở thành siêu phẩm trong năm 2024.
Các ông lớn TMĐT kiếm hơn 71.000 tỷ đồng trong quý I/2024, một ngành hàng tăng trưởng gần 150%
8 giờ trước
Đây là ngành hàng liên tiếp nằm ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.408.312 VNĐ / tấn

161.80 JPY / kg

0.50 %

+ 0.80

Đường

SUGAR

11.089.999 VNĐ / tấn

19.80 UScents / lb

1.07 %

+ 0.21

Cacao

COCOA

296.510.541 VNĐ / tấn

11,671.00 USD / mt

5.76 %

+ 636.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

134.592.264 VNĐ / tấn

240.30 UScents / lb

-0.41 %

- -1.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.739.933 VNĐ / tấn

1,150.50 UScents / bu

1.52 %

+ 17.25

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.619.735 VNĐ / tấn

343.50 USD / ust

1.63 %

+ 5.50

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.868.483 VNĐ / tấn

44.40 UScents / lb

0.63 %

+ 0.28

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
10 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.
Không phải cà phê, loại hạt này tăng giá điên cuồng hơn cả vàng, Bitcoin: thị trường khan hiếm, Việt Nam là nhà sản xuất lớn thứ 10 thế giới
11 giờ trước
Giá loại hạt này đã liên tục lập kỷ lục từ đầu năm.
Việt Nam đang nắm giữ 1/10 kho báu này của thế giới: Trung Quốc giá nào cũng mua, thu hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm
16 giờ trước
Riêng trong tháng 3, Việt Nam đã thu về hơn 180 triệu USD từ mặt hàng này.
Giá cà phê đã lên 125.000 đồng/kg
1 ngày trước
Ngày 18-4, đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) thông tin giá cà phê trong ngày đã lên mức 125.000 đồng/kg, tăng khoảng 25.000 đồng/kg so với cuối tháng 3.