DN nhập khẩu hàng nghìn tỷ đồng kit test Covid, khủng hơn Việt Á, đang kinh doanh thế nào?

15/02/2022 14:14
Doanh thu trong 3 năm liên tiếp của CTCP Y tế Đức Minh lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu bộ kit test Covid-19 của Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh vượt xa tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, doanh nghiệp đang bị điều tra vì liên quan đến hành vi nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 năm 2020-2021, CTCP Y tế Đức Minh có tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 4.381 tỷ đồng. Các mặt hàng nhập khẩu chính của doanh nghiệp này trong 2 năm 2020-2021 gồm: Bộ test bệnh truyền nhiễm và hô hấp khác với tổng kim ngạch 902 tỷ đồng; Máy móc và các bộ phận phục vụ xét nghiệm với tổng kim ngạch 42 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty này còn nhập bộ test Covid-19 với tổng kim ngạch nhập khẩu trong 2 năm là 3.437 tỷ đồng.

Có sự nhầm lẫn về số liệu?

Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh ngay sau đó đã có phản hồi chính thức với các cơ quan báo chí và cho rằng đang có sự nhầm lẫn về số liệu. Đại diện CTCP Y tế Đức Minh cho biết doanh nghiệp chỉ phân phối một phần nhỏ số bộ test Covid-19 nhập khẩu trong 2 năm qua.

Cụ thể, về số liệu tổng kim ngạch nhập khẩu test Covid trong hai năm 2020-2021 là 3.437 tỷ, Y tế Đức Minh cho rằng, test xét nghiệm Covid dùng cho máy PCR được nhập khẩu từ Tây Ban Nha có số lượng 1,1 triệu test, trị giá 121 tỷ đồng, trong đó 1 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ 3 để sử dụng cho mục đích tài trợ và các chương trình từ thiện.

Test xét nghiệm Covid-19 dùng cho máy PCR được nhập khẩu từ Hàn Quốc có số lượng 8,2 triệu test, trị giá 806 tỷ đồng, trong đó 8 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu theo Quyết định số 7060/QD-BYT-KH-TC ngày 26/8/2021 để bên thứ ba sử dụng cho mục đích tài trợ và hỗ trợ cung cấp phi lợi nhuận cho các cơ sở y tế trong nước (bên thứ ba trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng với nhà sản xuất, công ty Đức Minh thực hiện dịch vụ nhập khẩu).

Như vậy, Y tế Đức Minh cho rằng trong tổng số lượng đã nhập khẩu, số lượng test xét nghiệm Covid-19 dùng cho máy PCR mà công ty đã nhập khẩu ủy thác và làm dịch vụ nhập khẩu cho bên thứ ba chiếm tỷ trọng 95,89%. Cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế là 4,11% (bao gồm cả tài trợ cho các cơ sở y tế và các đơn vị phòng chống dịch).

Mặt khác, test nhanh tại chỗ được công ty này nhập khẩu từ Hàn Quốc có số lượng khoảng 25 triệu test (không phải là 41 triệu test như Thông cáo báo chí của Tổng cục Hải quan ngày 11/2 vừa qua, với tổng giá trị hơn 2.509 tỷ đồng).

 DN nhập khẩu hàng nghìn tỷ đồng kit test Covid, khủng hơn Việt Á, đang kinh doanh thế nào? - Ảnh 1.

Một mẫu kit xét nghiệm Covid-19. Ảnh: BVCC

Trong khoảng 25 triệu test đó công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ ba là 5,94 triệu test và làm dịch vụ nhập khẩu 18 triệu test theo Quyết định số 7060/QD-BYT-KH-TC ngày 26/8/2021 (bên thứ ba trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng với nhà sản xuất, công ty Đức Minh thực hiện dịch vụ nhập khẩu).

Đại đa số các kit test nhanh này cũng được bên thứ ba sử dụng cho mục đích tài trợ và hỗ trợ cung cấp phi lợi nhuận cho các cơ sở y tế trong nước.

Theo công ty này, số lượng test mà Y tế Đức Minh kinh doanh, cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế chỉ chiếm 7,27% (bao gồm cả tài trợ cho các cơ sở y tế và các đơn vị phòng chống dịch). Số lượng nhập viện trợ của Nhà sản xuất cho Bộ Y tế cùng các cơ sở y tế - hỗ trợ các đơn vị phòng chống dịch là 0,15%.

Tổng doanh thu của công ty trong 3 năm liên tiếp gồm năm 2019 là 1.185 tỷ đồng; năm 2020 là 1.147 tỷ đồng; năm 2021 là 1.100 tỷ đồng và doanh thu nhập khẩu ủy thác test Covid là 572 tỷ đồng, doanh thu test Covid công ty bán trực tiếp là 163 tỷ đồng.

Trong năm 2021, công ty đã nộp thuế giá trị gia tăng hàng test Covid nhập khẩu 163,7 tỷ đồng, trong đó thuế đóng hộ cho dịch vụ nhập khẩu test Covid là 148 tỷ đồng.

Như vậy, trong tổng số lượng đã nhập khẩu, số lượng test nhanh Covid mà công ty Cổ phần Y tế Đức Minh nhập khẩu ủy thác và làm dịch vụ nhập khẩu cho bên thứ ba chiếm tỷ trọng 92,57%.

"Trong quá trình cung cấp sản phẩm ra thị trường, chúng tôi không những không nâng giá mà còn thường xuyên giảm giá, bán đồng nhất giá cho các khách hàng tại từng thời điểm và không cao hơn giá đăng ký công khai từng đợt công bố với Bộ Y tế", đại diện công ty chia sẻ trên Congluan.vn.

"Trên cơ sở giá nhập khẩu giảm, chúng tôi đã công bố giảm giá bán ra. Mỗi lần giảm giá, chúng tôi đều có quyết định và thông báo công khai với các khách hàng", đại diện công ty Đức Minh nói thêm.

Y tế Đức Minh là công ty gì?

Theo thông tin được giới thiệu trên website của doanh nghiệp, CTCP Y tế Đức Minh là thành viên của Tập đoàn Y tế AMV (AMV GROUP), đại diện công ty là Tổng Giám đốc Nguyễn Bình Minh.

 DN nhập khẩu hàng nghìn tỷ đồng kit test Covid, khủng hơn Việt Á, đang kinh doanh thế nào? - Ảnh 2.

Website của Tập đoàn Y tế AMV (AMV GROUP). Ảnh chụp màn hình

AMV GROUP tiền thân là CTCP Dược phẩm Đức Minh (ALMEDIC JSC) thành lập ngày 21/7/2001. ALMEDIC JSC tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thương mại phục vụ ngành Y tế theo 3 nhóm sản phẩm chính là vắc xin, sinh phẩm chẩn đoán và dược phẩm.

AMV GROUP tập trung trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển thương mại, hợp tác quốc tế và đầu tư theo 5 ngành hàng chính là vắc xin, sinh phẩm chẩn đoán, dược phẩm, thực phẩm chức năng và dịch vụ y tế. Đồng thời, AMV cũng đầu tư cung cấp các dịch vụ y tế bao gồm Phòng tiêm chủng, Trung tâm xét nghiệm, Phòng khám đa khoa, Nhà thuốc .

Ngoài pháp nhân CTCP Y tế Đức Minh, hệ sinh thái của AMV Group còn bao gồm các công ty: CTCP Y tế AMVGroup; Công ty TNHH AMV Vaccine; Công ty TNHH AMV Diagnostic; Công ty TNHH AMV Pharmaceutical; Công ty TNHH AMV Gentical; Công ty TNHH AMV Minh Long; CTCP Y tế AMV Hoàng Liên; CTCP Công nghệ xanh Đông Sơn; Công ty TNHH Dịch vụ Y tế Gentical Lạc Long Quân.

Trong đó, công ty cổ phần y tế AMVGROUP có thêm 6 chi nhánh tại các tỉnh thành trên cả nước.

https://soha.vn/dn-nhap-khau-hang-nghin-ty-dong-kit-test-covid-khung-hon-viet-a-dang-kinh-doanh-the-nao-20220215123836354.htm

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
4 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
3 giờ trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
3 giờ trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
3 giờ trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
3 giờ trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.