Đổ xô đi chặt cây cẩu tích, nguy cơ cạn kiệt dược liệu quý

08/01/2018 15:49
Do nhu cầu thu mua của thương lái, thời gian gần đây, người dân một số xã trên địa bàn huyện Mường Chà (Điện Biên) đã đổ xô vào rừng tìm kiếm, chặt cây cẩu tích-cây cu li để bán. Nhưng nếu việc khai thác không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái rừng và việc bảo vệ nguồn dược liệu trước nguy cơ cạn kiệt.

Ði dọc quốc lộ 12 từ xã Mường Mươn đến thị trấn Mường Chà, chúng tôi dễ dàng nhìn thấy 3 cơ sở thu mua, bãi phơi cây cẩu tích-cây cu li đã qua sơ chế nằm ngay ven đường. Anh Vũ Văn Quyền, chủ cơ sở thu mua và chế biến cu li Quyền Hường, tổ dân phố 1, thị trấn Mường Chà, cho biết: Ðược sự ủy quyền của chủ rừng ở xã Ma Thì Hồ, khoảng hơn 10 ngày nay, cơ sở của gia đình anh Quyền đã tiến hành thu mua và sơ chế cây cu li. Trung bình mỗi ngày, cơ sở thu mua từ 1 - 2 tấn cu li, với giá 2 nghìn đồng/kg. Ðến thời điểm này, cơ sở của anh Quyền đã thu mua được từ 15 - 20 tấn cu li; sau khi sơ chế, phơi khô sẽ chở đi bán cho thương lái Trung Quốc.

do xo di chat cay cau tich, nguy co can kiet duoc lieu quy hinh anh 1

 

Lực lượng kiểm lâm huyện Mường Chà tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở thu mua, sơ chế cu li nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật.

Anh Sềnh Chứ Giồng, bản Huổi Xuân, xã Na Sang, cho biết: Vào thời gian nông nhàn, anh Giồng mới lên rừng để tìm kiếm cây cu li. Mỗi ngày, anh có thể kiếm được 1 tạ cu li, với giá bán 2 nghìn đồng/kg, cho thu nhập 200 nghìn đồng/ngày. Gần đây, người dân khai thác nhiều nên cây cu li ít dần, phải vào sâu trong rừng mới có nhiều cây to.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, cây cu li (còn gọi là cẩu tích) là một giống cây thuộc họ xương xỉ. Theo y học, cây cu li có tác dụng cầm máu, chữa các bệnh xương khớp, thần kinh tọa và một số bệnh khác. Công dụng của loại cây này rất tốt nhưng nếu người dân khai thác bừa bãi, không được kiểm soát sẽ làm cạn kiệt nguồn dược liệu.

Nói về vấn đề quản lý việc khai thác cây cu li trên địa bàn, ông Lường Văn Toàn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường Chà, cho biết: Căn cứ theo Thông tư 21 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, hiện nay toàn huyện chỉ có các chủ rừng trên địa bàn xã Ma Thì Hồ, xã Hừa Ngài và thị trấn Mường Chà là được phép khai thác, tận thu cây cu li.

Theo ông Lường Văn Toàn, đối với rừng sản xuất ở xã Ma Thì Hồ và thị trấn Mường Chà thì chính quyền địa phương đủ thẩm quyền cấp phép khai thác cây cu li cho các chủ rừng; còn đối với rừng phòng hộ thuộc xã Hừa Ngài thuộc thẩm quyền của UBND huyện cấp phép khai thác. Cây cu li là lâm sản thuộc nhóm IIA không nằm trong danh mục lâm sản quý hiếm, không cấm khai thác, người dân thường tự ý khai thác bán cho thương lái nên rất khó xử lý. Ngoài ra, do địa bàn khá rộng gây không ít khó khăn trong việc kiểm soát người dân vào rừng khai thác cây cu li.

Ông Toàn bày tỏ lo lắng: Nếu người dân ồ ạt kéo nhau vào rừng khai thác cu li sẽ khiến rừng bị phá, hệ sinh thái rừng bị đe dọa, nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ bị tận diệt. Chính vì vậy, đơn vị đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền giúp bà con nâng cao ý thức bảo vệ rừng, gìn giữ nguồn dược liệu quý. Lực lượng kiểm lâm huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát tình trạng người dân tự ý vào rừng khai thác cây cu li; đối với các trường hợp cố tình vi phạm sẽ nghiêm túc xử lý.

Hiện nay, để hạn chế tình trạng người dân khai thác ồ ạt, Hạt Kiểm lâm huyện chỉ đạo kiểm lâm địa bàn xã Hừa Ngài, xã Ma Thì Hồ và thị trấn Mường Chà tham mưu cho chính quyền địa phương thông báo các chủ rừng ngừng hoạt động khai thác cây cu li và các loại dược liệu khác, nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Tin mới

Trung Quốc: Đột kích căn nhà ở ngoại ô, thu giữ hàng trăm lít dầu ăn giả, số tiền lên đến 25 tỷ đồng
20 giờ trước
Sau khi nhận phản ánh của người dân về sản phẩm dầu ăn có mùi hắc, công an thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã tiến hành điều tra và triệt phá một đường dây sản xuất dầu ăn giả.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
21 giờ trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.
Tiêu hủy nhiều sản phẩm chân gà, kẹo dẻo, xà phòng… nhập lậu
21 giờ trước
Hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm không có nguồn gốc hợp pháp, bị lực lượng chức năng ở Quảng Trị tiêu hủy
Vạch trần chiêu trò xuất khống 1.400 tấn chân gà để trốn thuế hàng tỷ đồng
22 giờ trước
Chi cục Điều tra chống buôn lậu - Cục Hải quan vừa khởi tố vụ án buôn lậu 1.400 tấn nguyên liệu chân gà đông lạnh, có dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng.
Bầu Đức “nói không” với bất động sản ngàn tỷ, chọn nuôi heo và 2 loại cây này để trả sạch nợ
22 giờ trước
Sau một thập kỷ nỗ lực tái cấu trúc, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) đang gặt hái thành quả từ chiến lược chuyển hướng sang nông nghiệp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.174.252 VNĐ / tấn

165.30 JPY / kg

0.18 %

+ 0.30

Đường

SUGAR

9.444.667 VNĐ / tấn

16.37 UScents / lb

5.07 %

+ 0.79

Cacao

COCOA

211.715.300 VNĐ / tấn

8,090.00 USD / mt

1.64 %

- 135.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.623.085 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.019 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.144.697 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.002.293 VNĐ / tấn

277.40 USD / ust

0.07 %

- 0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thủ phủ cà phê Việt Nam ‘đổi chủ’ sau sáp nhập - bản đồ ‘vàng nâu’ của Việt Nam ra sao kể từ 1/7?
1 ngày trước
Sau sáp nhập tỉnh thành, Đắk Lắk sẽ không còn là ‘thủ phủ’ của cà phê Việt Nam mà thay bằng tỉnh thành này.
Sâm Lai Châu – 'Báu vật' giữa đại ngàn và giấc mơ thương hiệu quốc gia
1 ngày trước
Không chỉ là dược liệu quý hiếm có giá trị y học cao, Sâm Lai Châu – loài sâm đặc hữu mọc giữa rừng sâu Tây Bắc đang được kỳ vọng trở thành ngành hàng chiến lược, đưa Lai Châu lên bản đồ dược liệu thế giới.
Lần đầu tiên Phó Chủ tịch Bắc Ninh livestream chốt đơn hàng chục tấn vải chỉ trong một buổi sáng
1 ngày trước
Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh đã ghi nhận thành công vượt mong đợi khi bán ra tới hơn 54 tấn vải thiều trên sóng livestream.
Bất chấp thị trường lao dốc, một mặt hàng của VN vẫn lập kỷ lục lịch sử, hơn 80 thị trường đua nhau mua
1 ngày trước
Mặt hàng này của Việt Nam vừa làm được điều chưa từng có.