Doanh nghiệp bất động sản đang có 98.000 tỷ đồng trái phiếu phải trả nợ trong năm 2022, áp lực ra sao?

16/06/2022 10:51
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được cho sẽ hoạt động ở mức thấp trong vài tháng tới, khi các doanh nghiệp và nhà đầu tư đều cần thời gian để làm quen và thích ứng dần với sự thay đổi trong chính sách, và pháp lý.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa công bố báo cáo Thị trường trái phiếu tháng 05 năm 2022, đánh giá thanh khoản hệ thống đã ổn định hơn. 

Doanh nghiệp bất động sản đang có 98.000 tỷ đồng trái phiếu phải trả nợ trong năm 2022, áp lực ra sao? - Ảnh 1.

 Trong tháng 5, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) sơ cấp hoạt động tích cực hơn do nhu cầu mua từ các NHTM tăng trở lại, mặc dù vẫn kém sôi động hẳn so với năm ngoái do thanh khoản hệ thống không còn dồi dào như năm 2021. Cơ cấu TPCP theo kỳ hạn phát hành thành công trong tháng 5 tập trung ở 2 kỳ hạn 10 và 15 năm, chiếm 50,3% tổng lượng phát hành thành công.

Trong thời gian tới, lợi suất trái phiếu chính phủ có thể tăng nhẹ do nguồn cung khá lớn khi nhu cầu phát hành trái phiếu của Kho bạc Nhà nước sẽ tăng theo kế hoạch tăng tốc giải ngân đầu tư công hỗ trợ nền kinh tế cũng như tài trợ vốn cho các khoản trái phiếu đáo hạn. Lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2022 tập trung vào giai đoạn 6 tháng đầu năm, do vậy áp lực phát hành sẽ tập trung trong tháng 6 này.

Doanh nghiệp bất động sản đang có 98.000 tỷ đồng trái phiếu phải trả nợ trong năm 2022, áp lực ra sao? - Ảnh 2.

\

Trong khi đó, thanh khoản trên thị trường thứ cấp giảm với đường cong lợi suất có xu hướng dịch chuyển lên phía trên, tổng giao dịch thứ cấp trong tháng 5 đạt 155.800 tỷ đồng, giảm 22,8% so với tháng trước. 

Giao dịch khối ngoại bán ròng đạt tổng 666 tỷ đồng trong tháng 5 chủ yếu do khối lượng mua tiếp tục giảm mạng. KBSV đánh giá, giao dịch của khối ngoại đã có xu hướng giảm dần trong những tháng gần do thị trường TPCP của Việt Nam không còn nhiều sức hấp dẫn đối với khối ngoại khi lợi suất TPCP của VIệt Nam chỉ cao hơn Thái Lan và khoảng cách với Trung Quốc, Phillipines và Malaysia đã được nới rộng ra khá cao.

Mặt bằng lợi suất TPCP có xu hướng tăng mạnh ở các kì hạn 5 -10 năm. Một số yếu tố quốc tế có tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư và lợi suất trái phiếu trong và ngoài nước như lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng, Fed thắt chặt chính sách tiền tệ; trong nước cũng chịu áp lực lạm phát. KBSV dự báo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục đi ngang nhờ việc thanh khoản hệ thống dần ổn định hơn.

Trái phiếu doanh nghiệp tích cực, nhóm Bất động sản phát hành trở lại

Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 5 đạt 50.144 tỷ đồng tăng mạnh 200% so với tháng trước, đóng góp chủ yếu đến từ 525 triệu USD phát hành trái phiếu quốc tế của Tập đoàn Vingroup (chiếm 60%).

Doanh nghiệp bất động sản đang có 98.000 tỷ đồng trái phiếu phải trả nợ trong năm 2022, áp lực ra sao? - Ảnh 3.

Trong tháng 5 vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động tích cực hơn, chủ yếu ở nhóm ngân hàng chiếm 60% tổng giá trị phát hành trái phiếu trong nước cho thấy các ngân hàng đang nỗ lực tăng vốn nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR), 1 trong các chỉ tiêu để được NHNN xét để cấp hạn mức tín dụng và vừa đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu Basel 2 và 3. 

Doanh nghiệp bất động sản đang có 98.000 tỷ đồng trái phiếu phải trả nợ trong năm 2022, áp lực ra sao? - Ảnh 4.

Đáng chú ý, nhóm doanh nghiệp Bất động sản, sau tháng 4 không có đợt phát hành nào, cũng đã trở lại phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Lượng trái phiếu phát hành chiếm 22% tổng giá trị phát hành trái phiếu trong nước tháng 5.

Các doanh nghiệp có xu hướng phát hành với kỳ hạn không có nhiều sự phân hóa trong tháng 5 với kỳ hạn phát hành bình quân 3 năm. Trong đó, nhóm Điện là nhóm có kỳ hạn phát hành lớn nhất trong tháng, với bình quân đạt 5,7 năm. Bên cạnh đó, nhóm doanh nghiệp Tài chính là nhóm có kỳ hạn phát hành thấp nhất trong tháng với bình quân đạt 2 năm.

Nhìn chung trong năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của các doanh nghiệp tính đến hiện tại đang có quy mô 230.000 tỷ đồng, trong đó đáo hạn tập trung ở nhóm Bất động sản lên tới mức 98.000 tỷ đồng, các ngân hàng chiếm khoảng 70.000 tỷ đồng, còn lại ở nhóm ngành sản xuất…

Theo đánh giá của KBSV, nhu cầu phát hành để đảm bảo vòng quay vốn của các doanh nghiệp khá cao, tuy nhiên sẽ gặp phải nhiều thách thức về mặt chính sách và pháp lý trong bối cảnh Chính phủ đang triển khai việc kiểm soát chặt chẽ việc phát hành cũng như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thông qua dự thảo sửa đổi lần 5 Nghị định số 153/2020/NĐCP. Đặc biệt nhóm Bất động sản sẽ là nhóm chịu nhiều áp lực nhất từ đợt đáo hạn này, khi kênh tín dụng vào lĩnh vực Bất động sản cũng đang chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền. 

Do đó KBSV dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ hoạt động ở mức thấp trong vài tháng tới, khi các doanh nghiệp và nhà đầu tư đều cần thời gian để làm quen và thích ứng dần với sự thay đổi trong chính sách, và pháp lý.

Doanh nghiệp bất động sản đang có 98.000 tỷ đồng trái phiếu phải trả nợ trong năm 2022, áp lực ra sao? - Ảnh 5.
https://cafef.vn/doanh-nghiep-bat-dong-san-dang-co-98000-ty-dong-trai-phieu-phai-tra-no-trong-nam-2022-ap-luc-ra-sao-20220616100056824.chn

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
1 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
14 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.