Doanh nghiệp "mắc kẹt" giữa làn sóng COVID-19 lần thứ 4

14/06/2021 15:48
Chưa bao giờ số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản có số lượng gây lo ngại như trong hơn 5 tháng đầu năm 2021. Hầu hết đều mắc kẹt giữa làn sóng COVID-19 lần thứ tư...

Gần 60 ngàn doanh nghiệp đóng cửa

Theo Tổng cục Thống kê, gần 60.000 doanh nghiệp trên cả nước đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể chỉ trong năm tháng đầu năm qua, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Doanh nghiệp mắc kẹt giữa làn sóng COVID-19 lần thứ 4 - Ảnh 1.

Nhiều công nhân và các doanh nghiệp tại KCN của Bắc Giang khó khăn do dịch bệnh COVID-19 bùng phát

Doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng ngưng hoạt động nhiều nhất với 90,9%, quy mô 10-20 tỷ là 5%, và doanh nghiệp quy mô 50-100 tỷ đồng là gần 1%. Ngoài ra, gần 200 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng cũng tạm ngừng kinh doanh, tăng 44,3% so với năm 2020.

Ông Phan Đức Hiếu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, về mặt vĩ mô, so sánh số lượng doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh và doanh nghiệp quay trở lại kinh doanh cho thấy tình hình rất khó khăn. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do làn sóng COVID-19 lần thứ tư đã đánh vào hai cơ sở của nền kinh tế là cơ sở y tế và khu công nghiệp. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, dự báo số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Nhiều doanh nghiệp đang "thở" nhân tạo

Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, sức khỏe của doanh nghiệp đang quá yếu. Dịch bệnh COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp chắc đang thở nhân tạo. Không chỉ doanh nghiệp trong nước mà đầu thư trực tiếp nước ngoài cũng đang là vấn đề lo ngại. Trong 5 tháng đầu năm, số vốn cam kết vẫn tăng 0,8%, đạt 14 tỉ USD, nhưng số doanh nghiệp đăng ký giảm đến 50%.

Ông Phương lo ngại, dù nền kinh tế đang tái cơ cấu để chuyển đổi từ đón "chim sẻ" sang đón "đại bàng", nhưng chúng tôi thấy sức hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm sút. Được biết, do COVID-19 tác động tiêu cực trên diện rộng lên toàn bộ hoạt động doanh nghiệp với hơn 87% doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp tư nhân trong nước và FDI trong năm 2020. Vì lẽ đó, tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm nay tiếp tục có sự gia tăng...

Doanh nghiệp mắc kẹt giữa làn sóng COVID-19 lần thứ 4 - Ảnh 2.

Mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến doanh nghiệp theo khảo sát trên 10,2 ngàn doanh nghiệp của VCCI


Trong khi đó, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, trong thời gian tới những ngành nghề như dịch vụ du lịch, karaoke, bar, vũ trường... tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề. Mặc khác, ở một số địa phương đã quay trở lại biện pháp tạp dừng kinh doanh với những loại hình dịch vụ này khi thông tin dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp?

Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và giải thể là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là khu vực doanh nghiệp rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài.

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, để có thể giảm số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần hoạch định và thực thi có hiệu quả các chính sách thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp khu vực này. Đồng thời gia hạn các gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Mới đây, dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát, diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TPHCM, trước đó là Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Gia Lai... đã tác động tiêu cực đến đời sống, xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Để hỗ trợ khắc phục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, NHNN đã có văn bản yêu cầu các chủ tịch HĐQT/HĐTV, tổng giám đốc/giám đốc các TCTD, Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các giải pháp đồng bộ hỗ trợ nền kinh tế.

Theo đó, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, phí, cho vay mới,... theo thẩm quyền và theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19… Tuy nhiên những biện pháp này cũng chưa thực sự cứu các doanh nghiệp khỏi chết lâm sàng.

Trong khi chờ đợi từ Chính phủ, Bộ ngành, hiện nay, các doanh nghiệp vẫn chọn giải pháp tiếp tục "tạm đóng băng", cầm cự hoặc tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng, xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm những ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi triển khai các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp. Do đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp "ngắc ngoải", chưa "đóng cửa" doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này. Ông Nguyễn Hải Tùng-Giám đốc Công ty XNK Thanh Hà cho biết, tới đây nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa hoặc tìm hướng kinh doanh khác phù hợp. Các doanh nghiệp hiện đang rất lo lắng không biết khi nào có thể hoạt động ổn định trở lại, mặc dù đã nỗ lực tìm hướng đi trong tình hình khó khăn chung nhưng không biết có đủ sức cầm cự qua thời gian tới.

Tin mới

Quý I/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD
7 giờ trước
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Nguy cơ gạo Việt Nam bị cạnh tranh tại thị trường truyền thống
6 giờ trước
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philipines, trong bối cảnh phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung gạo từ Việt Nam nên Chính phủ Philipines đang tìm cách giảm sự phụ thuộc này thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, tìm đến những nhà cung ứng gạo tiềm năng khác Việt Nam mà trước đây họ cho rằng không có lợi thế. Điều này đã được Thương vụ Việt Nam tại Philipines nắm bắt thông tin, nhận định và cảnh báo tới các cơ quan bộ, ngành quản lý, xây dựng chính sách và doanh nghiệp trong nước.
Giảm được hơn 30% chi phí vận hành taxi, "khách sộp" của GSM chốt đơn thêm 2.500 ô tô điện VinFast, đặt mục tiêu thay thế 90% xe xăng
5 giờ trước
Đối tác đặt mua và thuê xe taxi điện của VinFast là công ty TNHH Đồng Thúy – đơn vị sở hữu thương hiệu Lado Taxi ở Lâm Đồng.
76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện
4 giờ trước
Ra mắt chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ, chiếc SU7 của Xiaomi vẫn tạo được hứng thú với rất nhiều người.
Tình trạng xe Lexus LX 570, Range Rover giảm giá cả tỷ vẫn ế
4 giờ trước
Dù đã giảm 1 tỷ đồng để tìm khách hàng nhưng sau 3 lần đấu giá lô xe hạng sang như ô tô Lexus LX 570, Range Rover... vẫn chưa có người mua. Công an Hà Tĩnh dự kiến thẩm định lại và có thể giảm thêm 10% giá khởi điểm cho lần đấu giá tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
9 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Người Việt tốn bao nhiêu tiền cho một lần uống cà phê?
11 giờ trước
Nhiều thực khách cho biết sẵn sàng chi trên 41.000 đồng cho một lần đi uống cà phê trong năm 2023, con số này tăng so với năm 2022 dù kinh tế khó khăn.
Sếp VinFast tiết lộ mục tiêu bán 20.000 xe điện tại Thái Lan, VF 5, VF 6 và VF 7 sớm đổ bộ thị trường
12 giờ trước
VinFast dự kiến sẽ sớm ra mắt VF e34, VF 5, VF 6 và VF 7, công bố giá bán và nhận đặt trước trong quý 2 và quý 3/2024
Niềm vui của người trồng cà phê khi giá tăng cao
13 giờ trước
Giá cà phê nhân liên tục tăng, vượt qua mốc 95.000 đồng/kg, được xem là mức cao nhất từ trước đến nay đang khiến người trồng cà phê ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng phấn khởi.