Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hưởng lợi từ đầu tư công

27/07/2021 13:34
Với quyết sách của Chính phủ và năng lực nội tại của doanh nghiệp, KSB và VLB là những doanh nghiệp được kỳ vọng có những phát triển đột phá trong thời gian tới.

Tăng tốc giải ngân

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, dự kiến tổng mức vốn ngân sách cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, bao gồm 1.500 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

Bộ Giao thông Vận tải cũng ban hành Chỉ thị số 06 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu từ công năm 2021. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan tham mưu liên quan của Bộ quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công, đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án, đồng thời chú trọng đến kiểm soát chất lượng.

Bộ yêu cầu hết tháng 12/2021 đạt tối thiểu 90% kế hoạch và đến 31/1/2022 phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch, trong đó các dự án án có nguồn vốn kéo dài từ kế hoạch năm 2020 phải giải ngân toàn bộ trước ngày 31/12/2021.

Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hưởng lợi từ đầu tư công - Ảnh 1.

KSB và VLB là những doanh nghiệp được kỳ vọng có những phát triển đột phá trong thời gian tới

Theo Công ty chứng khoán Agriseco, đầu tư công sẽ là đầu kéo khả thi nhất cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022. Bởi lẽ, Việt Nam có thể chủ động được trong việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới.

Kế hoạch giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 vừa được nâng lên 2,87 triệu tỷ đồng vào ngày 24/5 vừa qua, tương ứng mức hơn 40% so với con số thực hiện của giai đoạn trước là tín hiệu rất đáng mừng cho tình hình đầu tư công nửa cuối 2021.

Báo cáo của Agriseco đánh giá, những nhóm ngành hưởng lợi có thể kể tới là nhóm “thượng nguồn”, bao gồm bất động sản, vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, các nhóm “trung nguồn” và “hạ nguồn” cũng sẽ được hỗ trợ những tín hiệu tích cực là xây dựng, thi công công trình, logistics & cảng biển sau khi hạ tầng hoàn thiện.

Doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng hưởng lợi

Công ty chứng khoán Agriseco cũng nhận định, nhóm ngân hàng cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp như khi được tăng cường cấp tín dụng để giải ngân trong lĩnh vực này. Báo cáo cũng lựa chọn và đánh giá triển vọng tích cực các cổ phiếu KSB, VHM, HPG, HT1, FCN, ACV.

Tại phía Nam, những công ty cung cấp đá, vật liệu xây dựng hàng đầu có thể được nhắc đến như C32, VLB, CTI, DHA và KSB. Trong đó, có thể nêu 2 cái tên nổi bật là KSB và VLB.

Cụ thể, KSB được biết đến là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng gồm đá xây dựng, sét gạch ngói, cao lanh và cho thuê hạ tầng khu công nghiệp. Doanh nghiệp này sở hữu hàng loạt mỏ đá có chất lượng bậc nhất khu vực phía Nam như Tân Đông Hiệp (23 ha, hết hạn khai thác năm nay), Phước Vĩnh (30 ha), Tân Mỹ (41 ha), Thiện Tân 7 (12 ha tại Đồng Nai), Bãi Giang (20 ha tại Nghệ An).

Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hưởng lợi từ đầu tư công - Ảnh 2.

Nhiều báo cáo đánh giá triển vọng tích cực các cổ phiếu KSB


Theo kế hoạch 2021, KSB sẽ đầu tư phát triển thêm mỏ mới và nâng công suất mỏ hiện hữu, bao gồm hoàn thành cấp phép Mỏ Tam Lập giai đoạn 1 trong quý III, Mỏ Tân Mỹ trong quý II. Bên cạnh đó với Mỏ Thiện Tân 7, công ty tiếp tục đền bù để mở rộng hiện trường khai thác, hoàn thành cấp phép giấy phép khai thác sét Bố Lá 33,4 ha.

Ngoài ra, công ty đang xin chủ trương đầu tư mỏ mới tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai nhằm phục vụ phát triển của công ty.

Năm 2021, KSB đặt kế hoạch doanh thu 1.406 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 328 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ dự kiến hơn 4,2 triệu m3 đá xây dựng, các sản phẩm về sét, gạch ngói, cao lanh, cống bê tông và mảng cho thuê khu công nghiệp tương đương năm 2020.

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KSB đạt 568 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 161 tỷ đồng đạt 47% kế hoạch năm.

Dự kiến hoạt động kinh doanh của KSB trong những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ đá xây dựng; việc sang tên cho khách hàng để ghi nhận doanh thu tại khu công nghiệp được thuận tiện, nhanh chóng hơn; mỏ Tam Lập đi vào hoạt động. Đặc biệt, công ty còn có khoản doanh thu tài chính lớn do cổ tức được chia từ các khoản đầu tư tài chính trong quý 3 dự kiến khoảng 36% bằng tiền mặt.

Về VLB cũng là một tên tuổi trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại phía Nam. Theo đó, công ty hiện đang sở hữu hàng loạt mỏ đá có trữ lượng lớn, chất lượng tốt nhất khu vực như Tân Cang 1, Thạch Phú 1, Thiện Tân 2, Soklu 2 và Soklu 5.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần VLB đạt 1.110 tỷ đồng, nhưng nhờ giảm giá vốn nên lợi nhuận sau thuế đạt gần 182 tỷ đồng tăng 39% cùng kỳ. EPS đạt 3.438 đồng.

Với vị trí các mỏ đá nằm ở vị trí thuận lợi, dự kiến năm 2021, doanh thu và lợi nhuận VLB sẽ tiếp tục tăng trưởng so với năm 2020.

Điểm đặc biệt là KSB hiện sở hữu cổ phần lớn tại VLB. Dự kiến, vào cuối năm khi công ty nhà nước sở hữu VLB thoái vốn, KSB sẽ gia tăng tỷ lệ sở hữu tại đây để nắm cổ phần chi phối.

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
6 phút trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
6 phút trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
25 phút trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
3 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Mitsubishi Xpander 2025 ra mắt: Lưới tản nhiệt mới, màn hình to hơn, thêm túi khí, có camera 360, giá quy đổi khiến người Việt ao ước
18 giờ trước
Mitsubishi Indonesia vừa công bố phiên bản 2025 cho bộ đôi Xpander và Xpander Cross chủ lực với một số thay đổi nhẹ đáng chú ý.
Cả lô xe Nga, chiếc đắt nhất chỉ từ 390 triệu: "Nếu bền với ăn xăng ít thì chạy đầy đường"
19 giờ trước
Cách đây không lâu, những chiếc xe Lada đã chính thức cập cảng tại Việt Nam sau 28 năm vắng bóng.
CMC Telecom sẽ xuất hiện tại sự kiện bảo mật hàng đầu Việt Nam
19 giờ trước
Vào ngày 23/5, CMC Telecom sẽ tham dự Vietnam Security Summit 2025, sự kiện an ninh mạng thường niên hàng đầu Việt Nam, quy tụ hơn 1.000 chuyên gia và 50 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu trong nước và quốc tế.
Ngày này năm xưa: Bộ đôi Elantra, Tucson cùng ra mắt, đều giảm doanh số nhưng vị thế hoàn toàn trái ngược
20 giờ trước
Sự kiện ra mắt bộ đôi Elantra và Tucson đánh dấu bước điều chỉnh sản phẩm nhằm duy trì sức cạnh tranh trong hai phân khúc sedan hạng C và SUV hạng C vốn có sự cạnh tranh gay gắt.