Doanh nghiệp Việt cần lưu ý điều gì trước ngày EVFTA chính thức có hiệu lực?

29/07/2020 16:28
Từ ngày 1/8, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực. Hiệp định này được dự đoán sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho các doanh nghiệp, và người tiêu dùng ở cả EU và Việt Nam.

Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới, ​​mức tăng trưởng GDP dự kiến của Việt Nam sẽ là 2,18 - 3,25% (năm 2020 - 2023); 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (năm 2029 - 2033). Đồng thời, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ tăng 20% ​​vào năm 2020, và con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Ngoài ra, mức lương trung bình của người lao động có tay nghề có thể tăng lên 12%, mức lương của lao động phổ thông tăng 13%. Hiệp định có thể có thể giúp khoảng 800.000 người thoát nghèo vào năm 2030.

EVFTA là hiệp định thương mại & đầu tư toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một quốc gia đang phát triển ở châu Á. Đây là hiệp định thương mại tự do thứ hai trong khu vực ASEAN với EU, sau Singapore. Cùng với xu hướng các nhà đầu tư liên tục rút vốn và dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong những tháng gần đây, EVFTA đang góp phần biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất của châu Á.

Theo EVFTA, Việt Nam không chỉ mở thêm các phân ngành bổ sung cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU, mà còn đưa ra các cam kết sâu sắc hơn so với các quy định trong WTO, giúp EU tiếp cận tốt nhất với thị trường Việt Nam. Các phân ngành mà Việt Nam cam kết theo EVFTA bao gồm: Dịch vụ nghiên cứu & phát triển liên ngành (R&D); dịch vụ điều dưỡng, vật lý trị liệu và nhân viên y tế; dịch vụ đóng gói; hội chợ thương mại và dịch vụ triển lãm và dịch vụ vệ sinh tòa nhà.

Một số quy định đáng chú ý của EVFTA:

Thuế

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% dòng thuế, tương đương với 64,5% hàng xuất khẩu của EU ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 7 năm, 91,8% dòng thuế (tương đương 97,1% hàng xuất khẩu của EU) sẽ được xóa bỏ. Sau 10 năm, tỷ lệ xóa bỏ sẽ là 98,3% tổng số dòng thuế, tương đương 99,8% hàng xuất khẩu của EU.

Tương tự, gần 100% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác đã dành cho Việt Nam trong một hiệp định thương mại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi EU là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Mua sắm công

Theo EVFTA, Việt Nam cam kết cho phép các nhà thầu EU được tham gia các gói thầu đáp ứng đồng thời ba điều kiện: Giá trị gói thầu; Cơ quan đấu thầu; Hàng hóa và dịch vụ cần mua sắm.

Về mua sắm công, EVFTA chủ yếu giải quyết nghĩa vụ đối xử công bằng giữa các nhà thầu EU, hoặc các nhà thầu trong nước có vốn từ EU, và các nhà thầu trong nước khi Chính phủ Việt Nam mua sắm hàng hóa/dịch vụ.

Các quy tắc này đòi hỏi các bên đảm bảo thủ tục đấu thầu của mình phù hợp với các cam kết trong EVFTA và bảo vệ lợi ích của chính mình, do đó giúp Việt Nam giải quyết vấn đề đấu thầu đến từ các nhà cung cấp dịch vụ giá rẻ nhưng chất lượng thấp.

Dịch vụ phân phối

Việt Nam đồng ý bãi bỏ điều kiện kiểm tra nhu cầu kinh tế 5 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, nhưng có quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Việt Nam cũng đồng ý không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU bảo lưu điều kiện hoạt động theo giấy phép hiện tại và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.

Dịch vụ ngân hàng

Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này chỉ có hiệu lực trong vòng 05 năm (hết thời hạn 05 năm Việt Nam sẽ không bị ràng buộc bởi cam kết này), không áp dụng với 04 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.

Nhìn chung, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ EVFTA so với các hiệp định khác, vì Việt Nam và EU được coi là hai thị trường hỗ trợ và bổ sung. Nói cách khác, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa mà EU không thể hoặc không tự sản xuất (ví dụ như các sản phẩm thủy sản, trái cây nhiệt đới, v.v.) trong khi các sản phẩm nhập khẩu từ EU cũng là những sản phẩm mà Việt Nam không sản xuất trong nước, bao gồm máy móc, máy bay và dược phẩm chất lượng cao.

Việt Nam đang nỗ lực và tiến bộ rõ rệt để đáp ứng các tiêu chuẩn cao được quy định trong EVFTA. Từ ngày 1/8, Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra sự tăng trưởng bền vững, cùng có lợi trong các lĩnh vực khác nhau và là một công cụ hiệu quả để cân bằng quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam.

Tin mới

Nóng: Tài khoản TikTok 4 triệu followers của "chiến thần review" Võ Hà Linh bất ngờ "bay màu"
2 giờ trước
Hiện tại, tài khoản TikTok nổi tiếng của "chiến thần review", "chiến thần livestream" Võ Hà Linh đang không thể tìm thấy.
Bị chê "ngáo giá", nhưng mẫu xe này vẫn bán đắt như tôm tươi: Doanh số tăng hơn 300% là do đâu?
56 phút trước
Dù giá bán không hề rẻ nhưng gần đây mẫu xe này lại nhận được sự đón nhận khá nhiệt tình từ người tiêu dùng.
Nắng nóng gay gắt, nhiều vườn sầu riêng nguy cơ thất thu
2 phút trước
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, lại rơi đúng vào thời điểm cây sầu riêng ra hoa, đậu trái, nên nhiều diện tích sầu riêng ra hoa không đều, khi cây hình thành trái non cây bị sốc nhiệt lại bị rụng khá nhiều.
'Vỡ mộng' với cua lột giá 25.000 đồng/con
14 phút trước
Cua lột đang được rao bán với giá hấp dẫn chỉ 25.000 đồng/con khiến nhiều người đua nhau mua về ăn nhưng sau đó thất vọng tràn trề.
Vì sao giá sầu riêng giảm sâu?
3 giờ trước
Tính đến 18/4, các loại sầu riêng của Việt Nam đều rớt giá 50% so với đầu tháng 4, nguyên nhân vì sao?

Tin cùng chuyên mục

Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?
4 giờ trước
Biến động chưa từng thấy trên thị trường vàng thế giới đã trở thành tâm điểm thảo luận của các thị trường trong nhiều ngày nay. Dù vậy, đâu là nguyên nhân thực sự và giá sẽ tăng đến đâu vẫn là một ẩn số lớn.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Số tiền bồi thường có thể gấp tới 2.727 lần phí bảo hiểm
18 giờ trước
Với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, số tiền bồi thường tối đa cho một người là 150 triệu đồng, gấp 2.727 lần so với số phí bảo hiểm với dòng xe máy dưới 50cc, gấp 437 lần và 198 lần với dòng xe không kinh doanh vận tải 4 chỗ và dòng xe khách dưới 6 chỗ.
Giá USD hôm nay 18/4: Thế giới giảm, trong nước tiếp tục "đu đỉnh"
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 18/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 18/4 ở mức 24.231 VND/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.920-25.442 đồng.
ĐHĐCĐ LPBank: Tăng vốn điều lệ lên hơn 33.576 tỷ đồng, đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát
1 ngày trước
Chiều nay 17/4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận năm, tăng vốn điều lệ lên hơn 33.576 tỷ đồng và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam.