Đồng Nai: Muốn vào khu, cụm công nghiệp nhưng thiếu mặt bằng sạch để di dời

28/03/2024 20:25
Năng lực tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó trong khi Đồng Nai đang thiếu mặt bằng sạch. Nhiều doanh nghiệp mong muốn kéo dài lộ trình và có thêm chính sách hỗ trợ để di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

Đây là một trong những nội dung chính được nhiều doanh nghiệp trao đổi tại Hội nghị gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024, do UBND tỉnh tổ chức ngày 28/3.

Doanh nghiệp cần ít nhất 5 năm để di dời vào các khu, cụm công nghiệp

Ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai cho biết, thời gian qua, tỉnh có nhiều văn bản yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động ngoài khu, cụm công nghiệp di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Thời gian bắt đầu từ năm 2023 đến năm 2025.

Ông Hưng kiến nghị, UBND tỉnh phải thành lập cụm công nghiệp mới, có đất sạch, cơ sở hạ tầng thuận lợi để doanh nghiệp di dời thuận lợi và nhanh chóng.

Cụm công nghiệp cần được bố trí ở những vị trí thuận lợi, phù hợp với ngành nghề, để doanh nghiệp tận dụng được nguồn lao động và phù hợp điều kiện sản xuất.

UBND tỉnh cũng cần xem xét mỗi huyện, thành phố phải có từ 1-2 cụm công nghiệp cho doanh nghiệp trong diện phải di dời có điều kiện lựa chọn.

Theo ông Hưng, tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm vừa qua hết sức khó khăn. Nguồn lực tài chính doanh nghiệp gần như cạn kiệt. Nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng.

Do đó, doanh nghiệp cần thêm thời gian để có thể di dời. Nếu tình hình kinh tế tốt lên trong 2024, doanh nghiệp cần ít nhất 3 năm tới để ổn định sản xuất và tích lũy nguồn lực.

Sau đó, doanh nghiệp vừa ổn định sản xuất, vừa di dời từng bước. Quá trình này sẽ mất từ 2-3 năm nữa (tùy qui mô doanh nghiệp).

"Như vậy, để đạt mục tiêu vừa ổn định sản xuất, vừa di dời thì doanh nghiệp cần ít nhất 5 năm", ông Hưng nói.

Ông Phạm Đức Bình, đại diện Công Ty TNHH Thanh Bình ở phường Long Bình, TP.Biên Hoà cho biết, doanh nghiệp ủng hộ chủ trương di dời.

Chính sách di dời khỏi KCN Biên Hòa 1 đã có chủ trương đến năm 2025. Tuy nhiên, đến nay tỉnh chưa có chính sách đền bù rõ ràng.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ giảm tiền thuê đất, kinh phí di dời và các chính sách ưu tiên khác, nhất là các doanh nghiệp phải di dời, ông Bình chia sẻ.

Thiếu mặt bằng sạch để doanh nghiệp di dời vào khu, cụm công nghiệp

Ông Trần Vũ Hoài Hạ - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh không khuyến khích sản xuất công nghiệp ngoài khu cụm công nghiệp.

Tuy nhiên, tốc độ đầu tư các cụm công nghiệp đang khá chậm. Vì thế mới nổi lên vấn đề là doanh nghiệp không được sản xuất công nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp thì sẽ sản xuất ở đâu, mặt bằng sạch ở đâu.

Hiện tỷ lệ lấp đầy tại các KCN trên địa bàn tỉnh đạt 85%. Số lượng đất trống còn lại không nhiều. Quỹ đât này cũng không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì giá thuê đất cao.

Tình hình kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Thêm nữa, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều hạn chế. Trong khi việc lựa chọn lại nhà đầu tư mới lại tốn thơi gian và thủ tục.

Ông Hạ cho biết, Nghị định 32 của Chính phủ vừa ban hành về phát triển khu cụm công nghiệp có quy định đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về cụm công nghiệp cho địa phương.

Đây sẽ là lối mở giúp địa phương lựa chọn nhà đầu tư các khu cụm công nghiệp, và hi vọng tiến độ sẽ tốt hơn trong thời gian tới.

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đang xây dựng kế hoạch để có giải pháp với các doanh nghiệp đang gây ảnh hưởng đến khu dân cư.

"Tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi di dời. Đồng thời có chính sách hỗ trợ người lao động đang làm việc tại KCN Biên Hòa 1 khi các doanh nghiệp phải di dời", ông Hạ chia sẻ.

Tin mới

"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
10 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
9 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
9 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
8 giờ trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.
Các dịch vụ đi lại, lưu trú, ăn uống dịp nghỉ lễ 30-4 gây áp lực lên mặt bằng giá
7 giờ trước
Bộ Tài chính cho biết công tác điều hành giá thời gian tới sẽ đối mặt với một số áp lực, do đó cần sự chủ động, linh hoạt để ứng phó

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
3 giờ trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
3 giờ trước
Chiều 28/4, tại hầm Núi Vung (Ninh Thuận), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt. Đây là 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đánh dấu việc hoàn thành cơ bản 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1.
Đền bù giải tỏa nút giao Tân Vạn Đường Vành đai 3 qua Bình Dương
4 giờ trước
TP.Dĩ An (Bình Dương) phấn đấu đến hết quý II/2024 hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 khu vực nút giao Tân Vạn, đoạn công trình phức tạp nhất toàn tuyến để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam tiếp tục chạy đua bung hàng
5 giờ trước
Cuối quý I/2024, nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp địa ốc phía Nam có sản phẩm đủ điều kiện mở bán đã sẵn sàng bung hàng. Nhiều hoạt động như khởi công, sự kiện kick-off, "làm mới hàng cũ" diễn ra rầm rộ để đón làn sóng đầu tư.