Dòng vốn FDI trên khắp châu Á phục hồi bất chấp đại dịch kéo dài

Bất chấp tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, châu Á vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI.

Bất chấp tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, châu Á vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI.

 

Trong bài viết mới đây về triển vọng FDI khu vực ASEAN đăng trên tờ The Business Times của Singapore, ông Sam Cheong - Trưởng nhóm tư vấn FDI và mạng lưới đối tác tại ngân hàng UOB có trụ sở tại Singapore - cho biết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 còn hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

Dòng vốn FDI trên khắp châu Á phục hồi bất chấp đại dịch kéo dài
Dòng vốn FDI vẫn chảy mạnh vào các dự án hạ tầng năng lượng ở Đông Nam Á (Ảnh: Trung Nam Solar).

Theo báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn FDI toàn cầu giảm 1/3 từ 1.500 tỷ USD năm 2019 xuống 1.000 tỷ USD năm 2020.

Trên thực tế, dòng vốn FDI năm 2020 còn thấp hơn 20% so với những năm 2009  khi các đợt phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 diễn ra ở nhiều nước và viễn cảnh suy thoái kinh tế khiến nhiều công ty trên khắp thế giới phải đánh giá lại kế hoạch đầu tư của họ.

Dòng vốn FDI trên khắp châu Á vẫn phục hồi

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ông Sam Cheong, bất chấp tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, châu Á vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI. Báo cáo của UNCTAD cho thấy dòng vốn FDI vào châu Á năm 2020 tăng 4% lên mức 533 tỷ USD. Trong đó, dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc đạt 149 tỷ USD, tăng so với mức 141 tỷ USD năm 2019.

Tăng trưởng FDI ở châu Á được dự báo tiếp tục tăng với mức 5-10% so với cùng kỳ hàng năm trong năm 2021. Theo báo cáo của UNCTAD, mức tăng này được thúc đẩy nhờ các nền kinh tế đang phát triển, liên kết khu vực và toàn cầu ngày càng sâu rộng cũng như môi trường đầu tư trong khu vực nhìn chung vẫn thông thoáng bất chấp đại dịch.

Riêng đối với khu vực ASEAN, tác giả cho biết, dòng vốn FDI trong năm 2020 vào khu vực có sụt giảm nhẹ. Những nước thu hút FDI nhiều nhất ở ASEAN đều ghi nhận sụt giảm như Singapore giảm 21%, Indonesia giảm 22%, Việt Nam giảm 2%. Tuy vậy, 3 quốc gia này vẫn chiếm hơn 90% dòng vốn FDI của khu vực trong năm 2020.

Năm 2019, vốn FDI vào Thái Lan đạt khoảng 3 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này đã chuyển sang âm 6 tỷ USD trong năm 2020 do các nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn. Trong khi đó, Malaysia giảm 55% xuống 3 tỷ USD; Myanmar giảm 34% xuống còn 1,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, tờ The Business Times cho rằng, triển vọng của các nền kinh tế ASEAN vẫn sáng sủa. Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bao gồm tất cả các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, được kỳ vọng sẽ là một trong những động lực tăng trưởng chính khi khối thương mại này hội nhập kinh tế sâu hơn.

Các dự án hạ tầng năng lượng thu hút vốn FDI 

Theo tác giả, dòng vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng trên toàn cầu trong năm 2020 đã giảm 40% xuống còn 27 tỷ USD, thấp nhất trong 8 năm. Nhưng điều đó dường như ngoại lệ với châu Á. Châu Á là khu vực duy nhất có các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng tăng trưởng về cả số lượng lẫn giá trị.

Nêu ví dụ như tại Việt Nam, tác giả cho biết, trong năm 2020, Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ đã đề xuất đầu tư một nhà máy nhiệt điện khí trị giá 5 tỷ USD tại Hải Phòng trong khi Tập đoàn Delta Offshore Energy (Singapore) cũng sẽ thiết lập một cơ sở sản xuất điện LNG trị giá 4 tỷ USD tại Bạc Liêu.

Bất chấp chi tiêu trên toàn cầu giảm sút, vốn FDI vào các dự án năng lượng tái tạo vẫn gia tăng, từ mức 30,7 tỷ USD trong năm 2019 lên 33,4 tỷ USD trong năm 2020. Trong đó, FDI vào các dự án năng lượng tái tạo ở ASEAN cũng sẽ tăng hơn nữa khi khu vực cam kết xem xét và chuyển đổi năng lượng theo hướng bền vững.

B.Grimm, một nhà sản xuất điện tư nhân của Thái Lan, đã đầu tư xây dựng một nhà máy điện mặt trời tại tỉnh Tây Ninh, được coi là một trong những nhà máy điện mặt trời lớn nhất trong khu vực. Tương tự, Impact Electrons Siam cũng đang phát triển một trang trại điện gió tại Lào. Đây sẽ là dự án điện gió lớn nhất ASEAN.

Đầu tư trong khu vực của các công ty Đông Nam Á

Theo bài viết của ông Sam Cheong, phần lớn đầu tư FDI của các doanh nghiệp ASEAN vẫn nằm trong khu vực. Dòng vốn FDI nội khối tăng 5,4%, từ mức 22,1 tỷ USD trong năm 2019 lên 23,3 tỷ USD trong năm 2020. 

Trong đó, Singapore và Thái Lan là hai nhà đầu tư lớn nhất tại ASEAN trong năm 2020. Trên thực tế, các công ty từ Singapore đã hình thành nhóm nhà đầu tư lớn nhất ở một số nước. Nhà đầu tư Singapore chiếm đến 25% vốn FDI vào Indonesia và 40% vốn FDI vào Việt Nam. Theo Enterprise Singapore, các công ty từ quốc đảo này đã đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng, sản xuất, vận tải, logistic và cơ sở hạ tầng của Indonesia.

Tương tự Singapore, trong năm 2020, dòng vốn FDI của các nhà đầu tư Thái Lan cũng đã tăng gấp đôi lên 17 tỷ USD. Trong đó, 85% vốn FDI của nước này tập trung vào các ngành như dịch vụ tài chính, bán lẻ, bán buôn, sản xuất, bất động sản và hoạt động xây dựng trong ASEAN.

Indonesia và Philippines cũng đầu tư vào khu vực với số vốn lần lượt là 4,5 tỷ USD và 3,5 tỷ USD. Ví dụ như Tập đoàn Japfa Comfeed (Indonesia) đã mở nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam trong khi Tập đoàn Ayala (Philippines) cùng với đối tác Singapore cũng đang xây dựng một trang trại điện gió tại Việt Nam.

Kết luận, tác giả nhận định, trong khi triển vọng chung của các nước ASEAN phụ thuộc vào cách các nước ngăn chặn đại dịch như thế nào thì đầu tư nội khối sẽ thúc đẩy không chỉ hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn mà còn mang lại triển vọng tăng trưởng dài hạn cho khối.

(Theo The Business Times/ Dân Trí)

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
10 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
10 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
11 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
11 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
11 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.695.525 VNĐ / thùng

65.41 USD / bbl

1.36 %

+ 0.88

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.604.541 VNĐ / thùng

61.90 USD / bbl

1.41 %

+ 0.87

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.341.698 VNĐ / m3

3.33 USD / mmbtu

0.83 %

- 0.03

Than đá

COAL

2.566.229 VNĐ / tấn

99.00 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Một dự án từng bị nhiều ‘cá mập’ nước ngoài từ bỏ, sang nhượng cho PVN với giá 1 USD, giờ mang về hàng tỷ USD mỗi năm
13 giờ trước
Giai đoạn 1993-1999, dự án lần lượt được chuyển giao giữa các nhà điều hành nước ngoài và họ cũng lần lượt rút lui. Chỉ đến năm 2003, khi về tay PVEP, dự án này mới bắt đầu khởi sắc.
Bớt hào hứng với dầu Nga, Trung Quốc khai phá mỏ dầu thô mới: Nhập khẩu tăng gần gấp 30 lần, Mỹ cũng là khách hàng ‘ruột’
13 giờ trước
Ngoài Trung Quốc, dầu thô của quốc gia này đang được lòng các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brunei và Đài Loan.
Video từ trên cao cho thấy cảnh tượng "không tưởng" tại Trung Quốc: Đây là cách họ thống trị lĩnh vực này
1 ngày trước
Quốc gia này đi sau nhưng lại vượt trước trong đường đua năng lượng.
Mỹ vừa chi gần 3 tỷ USD mua một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu của thế giới đứng thứ 2 thế giới, hơn 150 quốc gia đặt gạch mua hàng
1 ngày trước
Xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đã thu về gần 3 tỷ USD trong quý 1 với Mỹ là khách hàng lâu năm của Việt Nam ở mặt hàng này.