Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo

17/10/2019 08:34
Liên quan đến vấn đề nước ở nhiều quận tại Hà Nội bị nhiễm độc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, về lâu dài việc dùng nước tinh khiết để nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu một số chất khoáng trong tự nhiên.

Sử dụng nước tinh khiết lâu ngày có thể dẫn đến thiếu chất

Những ngày qua, người dân ở nhiều quận tại Hà Nội liên tục phản ánh về việc nguồn nước có mùi lạ . Sau quá trình điều tra đã phát hiện tại khu vực đầu nguồn bãi khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu đã chảy ra suối, vào hồ Đầm Bài - nơi chứa nước để cấp nước cho nhà máy nước sông Đà.

Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo - Ảnh 1.

Chất thải tại được ghi nhận ở đầu nguồn nước Sông Đà. Ảnh: TT.


Lo lắng nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều gia đình phải mua nước tinh khiết ở ngoài để dùng cho mục đích sinh hoạt. Các trường học cũng phải chuyển sang dùng nước tinh khiết đóng bình hàng loạt để nấu ăn cho học sinh.

Trao đổi với Lao Động, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cho biết: “Việc sử dụng nước tinh khiết vào sinh hoạt , đun nấu ăn không có vấn đề gì. Vì nước tinh khiết có thể dùng và uống trực tiếp.

Nhưng nếu dùng lâu dài thì cơ thể sẽ thiếu một số chất khoáng bình thường ở trong nước tự nhiên".

Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo - Ảnh 2.

Người dân đi xin nước trước hiện tượng nước có mùi. Ảnh: TT.


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nước nếu được lọc hết các chất để trở thành nước tinh khiết thì sẽ giống như nước cất dùng trong thí nghiệm. Cơ thể cần đến 50% muối khoáng và vi chất từ nước nhưng nếu lọc hết thì vô tình sẽ làm cho cơ thể thiếu chất, dễ gây bệnh.

Tuy nhiên, hiện tại một số đơn vị sản xuất nước tinh khiết mới chỉ sử dụng thiết bị tiệt trùng như tia cực tím để lọc vi khuẩn chứ chưa hoàn toàn tách khoáng. Do vậy, đó không được gọi là nước tinh khiết hoàn toàn mà chỉ là nước tiệt trùng.

Cần công bố toàn bộ những nhóm chất có trong nước nhiễm độc

Chiều 15.10, Hà Nội đã chính thức công bố kết quả chất lượng nước sau sự cố đổ trộm dầu đầu nguồn nước Sông Đà.

Kết quả cho thấy, các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren cao hơn giới hạn cho phép (20 mg/l) từ 1,3 đến 3,65 lần.

Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo - Ảnh 3.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh. Ảnh: ĐDH.


Lo sợ Styren gây độc và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhiều người tỏ ra vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, nói về điều này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh nói: “Hàm lượng 20µg/l là một hàm lượng vô cùng nhỏ, tương đương 20/1 triệu. Dù có tăng lên gấp 4 lần là 80µg/l thì cũng không có khả năng gây mùi như vậy.

Trong khi đó, có những khác cũng rất độc như các chất có gốc dầu benzen với hàm lượng cực cao, gấp 15-100 lần so với Styren lại không được đề cập tới".

Ông cho rằng, bảng phân tích nước được công bố chỉ có vài chỉ tiêu, chưa có phân tích chi tiết. Đồng thời khẳng định, chất gây mùi không phải do Styren mà là do nhiều chất khác, trong đó có thể là do những chất bị biến chất trong quá trình làm dầu.

"Styren là chất độc thật nhưng không thể có nhiều Styren đến mức gây độc. Styren luôn tồn tại trong nước nhưng rất ít, với nồng độ như vậy thì kể cả gấp 4 lần cũng không thể gây được mùi.

Hơn nữa, việc phân tích Styren là một quá trình vô cùng phức tạp và đòi hỏi máy móc hiện đại. Tôi nghĩ cần có công văn đề nghị công bố toàn bộ những nhóm chất có trong nước nhiễm độc chứ không phải một, hai chất như hiện tại công bố", Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo - Ảnh 4.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy thịnh cho rằng nồng độ Styren không đủ để gây mùi. Ảnh: ST.


Ngoài ra, ông cho rằng nguyên nhân thực sự đến từ các chất có trong dầu thải. Và vấn đề cấp bách hiện nay là cần làm rõ đó là dầu gì, độc như thế nào... Bởi dù dầu không tan trong nước nhưng không có nghĩa là nó sẽ nổi hoàn toàn trên mặt nước để vớt sạch.

"Trong dầu vẫn có những chất hòa tan được trong nước, và đó có thể là những chất gây độc", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh nói thêm.

Tin mới

Đây là chiếc Vespa điện phiên bản giới hạn toàn cầu: Giá đắt ngang xe hơi nhưng có tiền cũng khó mà mua!
9 giờ trước
Chiếc xe máy chạy điện hoàn toàn Vespa Electtrica đã được "độ" lại sang xịn đến từng chi tiết bởi hãng độ Mansory nổi tiếng. Đáng chú ý hơn, phiên bản Vespa đặc biệt này chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn 99 chiếc.
Rolls-Royce Ghost 11 năm tuổi độ kit như bản 2024: Rao bán 10 tỷ đồng nhưng có điểm dễ khiến khách đặt câu hỏi
9 giờ trước
Chiếc Rolls-Royce Ghost này là lựa chọn dành cho những dân chơi muốn sở hữu xe sang Anh Quốc nhưng ngân sách còn hạn hẹp để mua phiên bản mới.
Kia Sorento hybrid giảm sốc 120 triệu đồng, còn từ 1,029 tỷ đồng, rẻ hơn cả Honda CR-V hybrid
8 giờ trước
Sau chưa đầy 1 tháng, Kia Việt Nam đã điều chỉnh giá toàn bộ dòng Sorento đang phân phối trong nước.
iPhone 16 Pro sẽ "hồi sinh" màu hồng huyền thoại, nhìn "sương sương" đã thấy đẹp không tì vết
7 giờ trước
Hình ảnh cho thấy chiếc iPhone 16 Pro màu hồng lại khiến cộng đồng người hâm mộ Apple "đứng ngồi không yên".
Xe tự lái 'lên ngôi' khi máy bay, đường sắt 'cạn vé'
6 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay giá vé máy bay tăng cao, đường sắt

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

71.611.961 VNĐ / lượng

2,336.65 USD / toz

0.27 %

+ 6.19

Bạc

SILVER

835.813 VNĐ / lượng

27.27 USD / toz

-0.30 %

- -0.08

Đồng

COPPER

255.350.249 VNĐ / tấn

455.65 UScents / lb

0.86 %

+ 3.90

Bạch kim

PLATINUM

28.295.099 VNĐ / lượng

923.25 USD / toz

0.30 %

+ 2.75

Nickel

NICKEL

489.087.998 VNĐ / tấn

19,240.50 USD / mt

0.44 %

+ 83.50

Chì

LEAD

56.304.665 VNĐ / tấn

2,215.00 USD / mt

0.34 %

+ 7.50

Nhôm

ALUMINUM

65.430.343 VNĐ / tấn

2,574.00 USD / mt

0.41 %

+ 10.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật giá vàng hôm nay 26/4: Vàng miếng SJC tăng như "lên đồng", vượt 85 triệu đồng/lượng
7 giờ trước
Giá vàng hôm nay 26/4: Giá vàng bất ngờ đảo chiều tăng phi mã so với mở phiên sáng. Vàng miếng SJC vượt mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó vàng nhẫn 9999 cũng vượt 76 triệu đồng/lượng.
Nhiều cửa hàng 'treo biển' thông báo hết sạch vàng nhẫn
10 giờ trước
Sáng nay (26/4), nhiều cửa hàng thông báo hết vàng nhẫn các loại và chỉ còn vàng miếng SJC. Khách đến mua để lại số điện thoại khi nào có vàng cửa hàng báo.
Giá vàng hôm nay 26/4: Chưa thể ổn định thị trường vàng trong nước sau đấu thầu vàng miếng
15 giờ trước
Giá vàng hôm nay ghi nhận biến động trái chiều. Sau 3 lần Ngân hàng Nhà nước ra thông báo tổ chức đấu thầu, trong đó 2 lần bị hủy, giá vàng miếng vẫn trong tình trạng tăng - giảm thất thường, chưa ghi nhận sự ổn định.
Thị trường ngày 26/4: Giá dầu, vàng, đồng, sắt thép và cà phê đồng loạt tăng, gạo Ấn Độ thấp nhất 3 tháng
16 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu, vàng, đồng, sắt thép và cà phê... đồng loạt tăng, trong khi giá gạo Ấn Độ thấp nhất 3 tháng và dầu cọ thấp nhất 2 tháng.