“Đứt duyên” với Vinamilk, Kido lên chiến lược đi cùng đối tác ngoại: Đàm phán mua lại cổ phiếu quỹ, đưa sản phẩm ra thế giới

20/12/2022 13:36
Như vậy, năm 2023 sẽ có sự thay đổi lớn là Kido tách các công ty thành viên ra để tiện cho các tập đoàn đa quốc gia vào liên doanh liên kết.

Ngày 20/12/2022, Tập đoàn Kido (KDC) đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022, thông qua tình hình kinh doanh hiện tại, kế hoạch năm 2023 và việc bán cổ phiếu quỹ cho đối tác ngoại, đặc biệt hé lộ chiến lược liên doanh với tập đoàn đa quốc gia lớn sắp tới.

Phát biểu tại Đại hội, ông Trần Lệ Nguyên cho biết: "Sau Covid-19, chúng ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chiến tranh đẩy giá nguyên vật liệu tăng, rồi đến lãi suất tăng, lạm phát, những sự kiện về trái phiếu trong nước… khiến doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền.

Riêng Kido, nhờ có được nguồn thặng dư cũng như thoái vốn tại một số thành viên, đồng thời bán được cổ phiếu quỹ thu được tiền mặt. Do đó, sắp tới Kido không khó khăn về tài chính, Công ty quyết định chia lại cổ tức cho cổ đông đã gắn bó với Công ty".

Công ty đã thông qua việc chia cổ tức 50% bằng tiền mặt, tương đương 5.000 đồng/cp.

Sẽ bán hết cổ phiếu quỹ hiện tại cho đối tác ngoại, và mua lại 10 triệu cổ phiếu sau đó

Đặc biệt, Đại hội lần này cũng thông qua ý kiến cổ đông nếu bán được cổ phiếu quỹ, sẽ uỷ quyền HĐQT mua lại 10 triệu cổ phiếu KDC nhằm đảm bảo giá trị thật của cổ phiếu trên thị trường. Và với đối tác chiến lược mua cổ phiếu quỹ là Tập đoàn đa quốc gia, Kido kỳ vọng không chỉ bán thêm được sản phẩm trong nước mà còn mang được sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Theo ông Nguyên, đối tác mua cổ phiếu quỹ Kido không phải là quỹ đầu tư, mà là công ty tập đoàn đa quốc gia lớn, họ sẽ cùng Kido tham gia sản xuất, hợp tác để đưa sản phẩm đi các nước cũng như liên kết mở rộng các điểm phân phối trong nước hiện tại. Kido cũng thêm được mặt hàng bán trong hệ thống công ty.

"Đây có thể xem là Tập đoàn chiến lược, gắn bó với Kido lâu dài chứ không chỉ là quỹ đầu tư tài chính", ông Nguyên nói thêm.

Đại hội theo đó đã thông qua kế hoạch mua lại 10 triệu cổ phiếu KDC làm cổ phiếu quỹ, tương ứng 3,57% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giao dịch mua lại cổ phần dự kiến thực hiện qua khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong năm 2023, sau khi công ty bán toàn bộ lượng cổ phiếu quỹ đang nắm giữ và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã nhận được đầy đủ tài liệu. Tính tới thời điểm cuối tháng 9, KDC đang nắm 22,5 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị ghi nhận trên BCTC quý 3/2022 đạt hơn 865 tỷ đồng, tương ứng giá bình quân 38.400 đồng/cp.

Nếu kế hoạch mua lại cổ phiếu được thông qua, vốn điều lệ của KIDO sẽ giảm từ 2.797 tỷ đồng xuống còn hơn 2.697 tỷ đồng.

Năm 2023 sẽ tách 4 công ty thành viên ra để tiện cho các tập đoàn đa quốc gia vào liên doanh liên kết.

Trả lời về Chiến lược năm 2023 của Kido, ông Nguyên cho biết Tập đoàn sẽ tách chiến lược riêng biệt cho 4 mảng gồm: Dầu ăn, Kem, Bánh kẹo và đặc biệt có thêm nước mắm, mặt hàng nước chấm nói chung.

"Tại sao phải tách 4 mảng như vậy, vì chúng ta định hướng chiến lược là sẽ liên doanh liên kết với các tập đoàn đa quốc gia. Với đơn vị chuyên dầu thì Kido hợp tác mảng dầu, chuyên kem thì hợp tác kem… Kido sẽ tạo điều kiện cho tập đoàn đa quốc gia kết nối thị trường trong nước, ngược lại giúp đưa sản phẩm của chúng ta ra quốc tế", ông nói.

Như vậy, năm 2023 sẽ có sự thay đổi lớn là Kido tách các công ty thành viên ra để tiện cho các tập đoàn đa quốc gia vào liên doanh liên kết.

Về kinh doanh, Kido năm 2021 đề ra rất nhiều kế hoạch lớn, bao gồm ra mắt chuỗi Chuk Chuk, các sản phẩm mang thương hiệu Vibev trong liên kết với Vinamilk. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đang trì hoãn hành động của KDC.

Mới nhất, liên doanh giữa Kido và Vinamilk cho thương hiệu Vibev đã phải dừng lại do khó khăn của thị trường khiến không còn hiệu quả.

“Đứt duyên” với Vinamilk, Kido lên chiến lược đi cùng đối tác ngoại: Đàm phán mua lại cổ phiếu quỹ, đưa sản phẩm ra thế giới - Ảnh 1.

Một số câu hỏi thảo luận tại Đại hội:

1. Tình hình kinh doanh 11 tháng đầu năm, đóng góp từng ngành hàng?

Luỹ kế 11 tháng đầu năm, phía Kido ước tính ghi nhận doanh thu 11.465 tỷ, đạt 82% kế hoạch. Trong đó, mảng Dầu ăn đóng góp 81%, Ngành lạnh đóng góp 16% và ngành khác 3%.

2. Đối với ngành dầu giai đoạn 2018-2021, Kido đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh so với tăng trưởng chung của ngành?

Giai đoạn này cũng là sự sáp nhập của Tường An nói chung và Tập đoàn nói riêng. Do đó, 2018-2021 Kido đầu tư rất mạnh vào mảng dầu, từ thay đổi mẫu mã, đa dạng sản phẩm và cũng thay đổi chất lượng, tiếp cận đông hơn người tiêu dùng. Sau 5 năm, kênh phân phối đã mở rộng đáng kể, trung bình ngành tăng chưa tới 10%, còn Tường An 4 năm qua thì tăng hơn 20%.

3. Trong 3 năm gần đây, thị phần dầu của Tập đoàn như thế nào?

Trong 3 năm gần đây thị phần dầu ăn của Tập đoàn sau tái cấu trúc tăng từ 30% lên 39% (theo số liệu nghiên cứu nội bộ), thuộc Top 3 thị trường. Trong đó: thị phần dầu ăn mang thương hiệu Tường An là 26% (theo Nielsen).

4. Thị phần các thương hiệu ngành lạnh hiện nay của Kido?

Theo số liệu mới nhất, Kido năm 44,5% thị phần ngành kem Việt Nam. Trong đó, Merino chiếm 24,2% và thương hiệu Celano chiếm 19,2% thị phần, theo EuroMonitor.

Tin mới

Vì sao iPhone bị chậm?
7 giờ trước
Đây là một trong những nguyên nhân khiến iPhone trở nên 'ì ạch' sau thời gian sử dụng.
Bật mí lý do Cake by VPBank là kênh bán vé độc quyền Concert Tempest
6 giờ trước
Cuối tuần vừa qua, Live Concert của nhóm nhạc Idol K-pop Tempest, vừa được mở bán trên CTicket - nền tảng bán vé trực tuyến của hệ sinh thái Ngân hàng số Cake by VPBank, đã thu hút lượng lớn fan hâm mộ mua vé với trải nghiệm mượt mà ổn định.
“Trên tay” sản phẩm AI Camera của Viettel với nhiều tính năng vượt trội
6 giờ trước
Ra mắt thị trường vào năm 2021, camera AI do Viettel Telecom sản xuất với tên gọi thương mại là Home Camera được người dùng đón nhận bởi những tính năng “siêu đặc biệt”.
Nokia 3210 mới cháy hàng sau 2 ngày, dân tình săn lùng như "bảo vật": Tất cả chỉ vì một tính năng lạ đời!
6 giờ trước
Làn sóng săn lùng Nokia 3210 gây sốt đến mức công ty phải trấn an người hâm mộ rằng nhà máy đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu.
Toyota vượt Hyundai, lần đầu lấy lại ngôi vua doanh số từ đầu năm 2024: Vios, Yaris Cross lấy lại phong độ, bán nhiều nhất phân khúc
5 giờ trước
Vios, Yaris Cross là những mẫu xe chủ lực kéo doanh số cho Toyota trong tháng 4 vừa qua, trong khi Corolla Cross bán ít hẳn cho chuyển giao sang bản nâng cấp mới.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.