Financial Times: Thế giới đang đối mặt với một 'siêu chu kỳ' không giống như những năm 2000

11/05/2021 12:38
Ở "siêu chu kỳ" lần này, không phải cuộc cách mạng công nghiệp ở Trung Quốc, "cuộc cách mạng xanh" mới là yếu tố thúc đẩy giá của các loại hàng hóa.

Cũng giống như nhiều cuộc cách mạng công nghiệp, sự bùng nổ trong một thời gian dài của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh người dân và nhiều hoạt động "tràn đến" đến các thành phố. Điều này đã góp phần tạo nên "siêu chu kỳ" hàng hóa vào những năm 2000.

Sự tham gia của khoảng 1 tỷ người vào nền kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh nhu cầu đối với sắt, đồng và dầu. Nguyên liệu cũng là yếu tố cần thiết đối với các nhà máy cũng như nhân công. Trong khi dân số của quốc gia này đã giảm vào năm ngoái, thì giá hàng hóa vẫn đang tăng từng ngày.

Hôm thứ Hai, giá hợp đồng tương lai quặng sắt tính theo đồng USD đã đạt mức cao kỷ lục, tăng 10% ngay trong phiên. Và đà tăng không chỉ diễn ra đối với kim loại được dùng để sản xuất thép này. Giá đồng cũng đạt mức cao chưa từng thấy. Giá nhôm và đồng đồng loạt tăng cao. Giá palladium – vốn được sử dụng trong bộ lọc khí thải cho ô tô, chứng kiến diễn biến tương tự. Trong khi đó, ngay cả các mặt hàng nông nghiệp như cây trồng, vật nuôi cũng tăng.

Financial Times: Thế giới đang đối mặt với một siêu chu kỳ không giống như những năm 2000 - Ảnh 1.

Giá quặng sắt tăng vọt trong bối cảnh nhu cầu bùng nổ.

Dù ở lần này, Trung Quốc không đóng vai trò thúc đẩy như giai đoạn giá hàng hóa tăng cao trước đây, nhưng những dự đoán về siêu chu kỳ mới nhất cũng có cơ sở hợp lý. Đó là, nỗ lực giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch của các nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, chi tiêu cơ sở hạ tầng của Mỹ tăng lên, đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với một số kim loại và các vật liệu – như đồng, lithium, tăng cao. Quá trình "chuyển đổi xanh" này sẽ ảnh hưởng đến cả nguồn cung.

Hiện tại, các yếu tố ngắn hạn đang phần nào đó có tác động đến xu hướng này. Việc các quốc gia áp đặt những biện pháp phong tỏa đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng ở những quốc gia giàu có. Họ chuyển từ dịch vụ sang hàng hóa, từ đó làm tăng nhu cầu đối với nguyên liệu thô dùng để sản xuất đồ điện tử tiêu dùng.

Trong khi đó, tình trạng đóng cửa, ngừng hoạt động – ví dụ như các nhà máy lọc dầu ở Texas, đã dẫn đến tình trạng "nút thắt cổ chai". Cùng với đó, việc nền kinh tế mở cửa sớm hơn dự kiến cũng làm tăng nhu cầu tiêu dùng ở các nước giàu. Theo đó, hàng hóa cũng đang là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư đang đặt cược vào sự hồi phục và tìm kiếm "hàng rào" chống lạm phát.

Khi những yếu tố ngắn hạn dần biến mất, một số xu hướng dài hạn có thể sẽ xuất hiện. Dù dân số Trung Quốc giảm xuống, nhưng quốc gia này vẫn đang trở nên giàu có hơn. Chi tiêu đầu tư của chính phủ vào những dự án cơ sở hạ tầng cần đến thép và đồng đang phần nào thúc đẩy sự hồi phục hậu đại dịch.

Financial Times: Thế giới đang đối mặt với một siêu chu kỳ không giống như những năm 2000 - Ảnh 2.

Cuối cùng, sự cân bằng trong chi tiêu của người dùng sẽ thúc đẩy doanh số bán ô tô và hàng gia dụng kích cỡ lớn. Ngoài ra, chi tiêu nhà nước đối với đường sắt cao tốc giảm xuống cũng không có nghĩa là nhu cầu đối với kim loại công nghiệp đã kết thúc.

Chính phủ các quốc gia giàu – dẫn đầu là Mỹ, cũng đang lên kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vào các cảng, đường bộ và đường cao tốc. Động thái này cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu. Hơn nữa, những dự định về việc thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trạm sạc pin cũng được đẩy mạnh. Có thể thấy, "cuộc cách mạng xanh" sẽ cần đến một số vật liệu tương tự như cuộc cách mạng công nghiệp.

Dẫu vậy, không phải loại hàng hóa nào cũng tăng do nhu cầu. Trong khi giá dầu và lithium tăng lên, điều này phần nào phản ánh nguồn cung đang bị hạn chế. OPEC đã hạn chế sản lượng và có thể tăng giá khi mọi loại giá hàng hóa cũng đi lên.

Tuy nhiên, các hãng sản xuất dầu khí lớn khác đã cắt giảm chi tiêu vào năm ngoái, khi đại dịch khiến hoạt động du lịch quốc tế và những hoạt động kinh tế khác bị ngưng trệ. Theo đó, nhiều hãng đang dần thích nghi với bối cảnh nhu cầu trên thế giới thấp hơn. Dù đáp ứng hầu hết nhu cầu tăng trưởng của thế giới từ năm 2015, nhưng giá dầu đá phiến ở Mỹ không còn tăng nữa.

Vai trò của Trung Quốc với tư cách là công xưởng của thế giới trong những năm 2000 đã thúc đẩy giá của mọi hàng hóa. Nếu siêu chu kỳ lặp lại ở lần này, với các loại giá cả tăng cao hơn cả xu hướng dài hạn, thì mọi thứ sẽ không giống như trước đây, khi diễn biến giá tăng/giảm của mỗi loại hàng hóa hiện tại đến từ những nguyên nhân khác nhau.

Tham khảo Financial Times

Tin mới

Lần thứ 2 phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng bị hủy
59 phút trước
Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) đã bị hủy do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu, ghi nhận lần thứ hai cơ quan điều hành hủy đấu thầu vàng miếng.
Vé máy bay tăng giá cao, người dân đổ xô mua vé tàu: Đường sắt thông báo "cháy vé"
22 phút trước
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh cho biết, giá vé tàu khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 ở mức phù hợp với người dân và đã được bán hết.
Nhu cầu mua chung cư ngày càng cao vì đây là phân khúc "đẻ ra tiền"
28 phút trước
Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 tăng cao cho thấy nhu cầu mua chung cư của người dân và nhà đầu tư cũng không nhỏ. Điều này được minh chứng rõ nét khi đầu tư chung cư cho thuê vừa kiếm được tiền thuê và kiếm được tiền lãi khi chung cư tăng giá.
Mẫu MPV này vào Việt Nam sẵn sàng làm khó Kia Carnival: Cabin cận sang, có động cơ 'hot', giá quy đổi gần 1,2 tỷ
36 phút trước
Denza D9 là một trong những dòng tên được kỳ vọng xuất hiện tại Việt Nam sớm sau khi BYD chính thức tham chiến thị trường nội địa.
Lãi suất đang thấp nhất vài chục năm qua, sắp tới có giảm nữa không?
2 giờ trước
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước, cho biết lãi suất đang ở mức thấp nhất nhiều chục năm qua. Sắp tới, NHNN có giảm lãi suất điều hành nữa không?

Tin cùng chuyên mục

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
2 giờ trước
Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.
Giá USD hôm nay 25/4: Thế giới phục hồi, trong nước "hạ nhiệt"
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 25/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 25/4 hiện đang ở mức 24.264 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.051-25.477 đồng.
Khấu hao chỉ hơn 30 triệu đồng/năm, VinFast Fadil cũ được săn đón hơn Hyundai Grand i10, Kia Morning
5 giờ trước
Sau 3 năm lăn bánh, mẫu xe hạng A của VinFast chỉ có khấu hao khoảng 100 triệu đồng, tức là chỉ hơn 30 triệu đồng/năm.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
6 giờ trước
Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, đại diện BIDV cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.