Financial Times: Thế giới này không phẳng và đang bước vào một cuộc chiến thầm lặng

05/09/2019 13:45
Chúng ta đang bước vào một cuộc "chiến tranh ngầm" mới, nơi những mạng lưới toàn cầu từng được xây dựng nên để gắn kết các nước lại với nhau giờ đây lại trở thành một "chiến trường" phức tạp hơn bao giờ hết.

Sau khi chiến tranh lạnh lùi vào dĩ vãng, có vẻ như toàn cầu hóa đã ở thế thượng phong và tạo ra 1 thế giới yên bình hơn. Mạng lưới kết nối toàn cầu giúp phân phối tiền bạc, thông tin và hoạt động sản xuất thách thức sự kiểm soát của các quốc gia. Xung đột kinh tế trở thành lựa chọn không khôn ngoan bởi nếu tấn công đối thủ thì chính nền kinh tế của nước đi tấn công cũng sẽ bị thiệt hại.

Tuy nhiên, 18 tháng qua những lập luận trên đã tỏ ra lung lay. Dòng tweet mới đây của Tổng thống Donald Trump về việc buộc các công ty Mỹ phải rời khỏi Trung Quốc càng làm rõ hơn ấn tượng này. Chúng ta đang bước vào một cuộc "chiến tranh ngầm" mới, nơi những mạng lưới toàn cầu từng được xây dựng nên để gắn kết các nước lại với nhau giờ đây lại trở thành một "chiến trường" phức tạp hơn bao giờ hết. Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng chính các chuỗi cung ứng làm vũ khí, trong khi những nước nhỏ hơn như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang áp dụng cách thức tương tự. Các doanh nghiệp như FedEx, Huawei và Samsung bỗng nhiên trở thành vật cầm cố.

Điều gì đã diễn ra? Các quốc gia bừng tỉnh và nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể sử dụng mạng lưới toàn cầu làm vũ khí. Thực chất thì thế giới không phẳng và cởi mở, thay vào đó thế giới lại đang bị tập trung vào một số điểm, tạo ra những mối nối mà các nước có thể khai thác. Những điểm mấu chốt, ví dụ như hệ thống thanh toán quốc tế, những công ty thống lĩnh thị trường và các nhà cung ứng những nguyên vật liệu quan trọng trở thành những điểm yếu có thể bị tấn công hoặc sử dụng như thứ vũ khí sắc bén. Hệ điều hành Android của Google, công nghệ 5G của Huawei hay hệ thống thanh toán bù trừ của ngân hàng JPMorgan Chase có thể được sử dụng làm vũ khí.

Mỹ bắt đầu chuyển đổi mạng lưới toàn cầu thành công cụ sau vụ khủng bố 11/9. Với sức mạnh của đồng USD trong hệ thống thanh toán quốc tế, ngân hàng của các nước dễ dàng khuất phục trước các cơ quan quản lý của Mỹ bởi họ phải nhờ cậy đến các định chế tài chính Mỹ để thực hiện các giao dịch bằng USD. Do đó Mỹ, thường là với sự trợ giúp của châu Âu, có thể cô lập Iran hay Triều Tiên ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

Tuy nhiên cũng chính sự thống trị của Mỹ khiến họ vấp phải sự phản kháng. Trong khi Mỹ ngăn cản Huawei tiếp cận với các linh kiện quan trọng do Mỹ sản xuất, Trung Quốc đang tăng tốc phát triển ngành công nghiệp chip của riêng mình để đảm bảo không thể bị "tống tiền" trong tương lai. Châu Âu cũng tự tạo ra một hệ thống riêng để lách lệnh cấm vận của Mỹ và giao dịch với Iran. Nga và Trung Quốc, bằng những thỏa thuận riêng, đang tìm cách xây dựng những cơ sở hạ tầng tài chính mang tầm cỡ toàn cầu.

Từ nhiều thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc vẫn thường xuyên dùng lệnh hạn chế xâm nhập thị trường để trừng phạt các nước khác nếu họ đưa ra những chính sách mà nước này cho là không hợp lý. Hiện nay Trung Quốc đang đe dọa sẽ trả đũa bằng cách tấn công các công ty Mỹ như FedEx và HSBC.

Kể cả đồng minh thân cận của Mỹ là châu Âu cũng đang có thái độ cứng rắn hơn, khi mà một số nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đã nhắc đến chuyện châu Âu hãy xây dựng khả năng trả đũa các lệnh cấm vận của Mỹ một cách đa phương.

Ngày càng khó để xác định ai là kẻ thắng trong cuộc chiến thầm lặng này, nhưng có thể dễ dàng chỉ ra bên thua cuộc đầu tiên. Nhiều thập kỷ toàn cầu hóa mạnh mẽ đã tạo ra 1 thế giới mà trong đó các quốc gia phải lệ thuộc vào nhau. Bị xé toạc, kinh tế thế giới đang rơi vào trận chiến trả đũa, với những điểm yếu của các quốc gia đều bị phơi bày và bị tấn công trực diện.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
48 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
33 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
2 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.