FPT Telecom International (FTI) lên mục tiêu chiếm 30% thị phần giải pháp mạng cho SME tại Việt Nam

17/03/2023 07:32
Ông Trần Hải Dương, đại diện FTI chia sẻ: “Thị trường Việt Nam đang có gần 800.000 doanh nghiệp, trong đó 97% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Mỗi đơn vị lại cần một hệ thống mạng thông tin để phục vụ cho hoạt động vận hành và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ”.

Chuyển đổi số được xem là một xu thế tất yếu với mọi doanh nghiệp (DN), nếu muốn cạnh tranh và phát triển. Trong xu thế này, các DN sẽ đẩy nhanh sự chuyển dịch từ phương thức kinh doanh truyền thống, sang các phương thức kinh doanh mới, đặc biệt trên các nền tảng số.

Có một bài toán lớn đặt ra, phần lớn các DN ở Việt Nam là các DN vừa và nhỏ (SME), thậm chí rất nhỏ, nhưng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ của thế giới kinh doanh và công nghệ đã đòi hỏi các DN ở mọi quy mô luôn luôn phải vận động.

Ông Trần Hải Dương, đại diện FTI chia sẻ: “Thị trường Việt Nam đang có gần 800.000 doanh nghiệp, trong đó 97% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Mỗi đơn vị lại cần một hệ thống mạng thông tin để phục vụ cho hoạt động vận hành và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ”.

Được biết, FPT Telecom International (FTI) là công ty thành viên của CTCP Viễn thông FPT. Từ đầu năm 2008, FTI bắt đầu hoạt động độc lập và hiện một trong những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và điện toán đám mây.

Đối tượng FTI hướng đến tập trung vào nhóm SME, doanh nghiệp khởi nghiệp… thông qua liên kết với đối tác lớn để cung cấp các phần mềm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số cho DN. Mới nhất, FTI vừa ký kết chiến lược với Aruba Việt Nam để tận dụng lợi thế của mỗi bên cung cấp giải pháp mạng toàn diện cho nhóm khách hàng SME. Trong đó, Aruba theo ông Dương là đơn vị dẫn đầu về đường truyền và có nhiều công nghệ trong hệ thống mạng, giúp quản lý tập trung, sử dụng trí tuệ nhân tạo để chẩn đoán lỗi và xử lý nhanh. Mục tiêu chung của FTI và Aruba là chiếm lĩnh từ 30% thị trường SME tại Việt Nam (tính đến năm 2025).

Trở lại với bài toán chuyển đổi số của nhóm SME, theo đại diện FTI những đơn vị này thường lựa chọn đầu tư hệ thống mạng dễ quản lý, dễ vận hành, bảo trì, tối ưu hóa chi phí... Do đó, phải mang đến giải pháp mạng tối ưu, đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ với các dòng sản phẩm Instant On ra đời, hỗ trợ DNcó thể giám sát và quản trị mọi lúc mọi nơi qua Cloud Controller mà không phát sinh thêm chi phí License.

Thực tế, mỗi công ty có một đặc điểm riêng, tùy theo lĩnh vực hoạt động và tuỳ theo thâm niên của công ty. Có 3 nhu cầu chính khi DN tìm kiếm một giải pháp chuyển đổi số theo góc nhìn người trong cuộc, gồm:

Thứ nhất, giải pháp phải cho phép tổ chức khoa học và thông suốt các công việc nội bộ. Giải pháp đó cũng giúp nhân viên cấp dưới nắm bắt được những công việc mình cần làm, và tập trung vào công việc, từ đó có kế hoạch phân bổ thời gian một cách hợp lý, hiệu quả.

Thứ hai, SME đặc biệt cần giải pháp cho phép phân tích dữ liệu kinh doanh, về tất cả các mặt.

Cuối cùng, giải pháp chuyển đổi số phải cho phép quản lý hệ thống khách hàng. Bởi, trong thời đại ngày nay, mọi ngành nghề đều có thể coi là một ngành dịch vụ, việc quản lý khách hàng nói chung, và việc CSKH nói riêng, là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tăng dần uy tín và tăng trưởng phát triển công ty về lâu về dài.

Do đó, để có được một chiến lược chuyển đổi số phù hợp, đúng đắn, DN ở mọi quy mô đều có chung phương pháp tiếp cận và các bước thực hiện. Đầu tiên, DN sẽ phải đặt ra những câu hỏi để phân tích đúng đắn những định hướng chiến lược của DN. Những phân tích này cần dựa trên nhiều dữ liệu, từ khách hàng, quản lý khách hàng, hành trình trải nghiệm của khách hàng, hay những vấn đề về hạ tầng công nghệ…

Tiếp đến là đánh giá hiện trạng của DN, không chỉ đơn giản là đánh giá về mặt công nghệ, mà cả quy trình hoạt động. Khâu đánh giá hiện trạng được các chuyên gia cho là rất quan trọng, và phải đánh giá về cả mặt nghiệp vụ lẫn hạ tầng công nghệ, xem xét các công cụ hỗ trợ và nền tảng dữ liệu hiện tại có đáp ứng được cái quy trình đấy hay không?

Cuối cùng theo chuyên gia là phải xác định các mục tiêu, từ bức tranh tổng thể, định hướng của DN về mặt mô hình tổ chức, hạ tầng CNTT đến các mục tiêu ưu tiên. Mục tiêu ưu tiên ở đây chính là trả lời các câu hỏi “đau ở đâu” và ưu tiên giải quyết “chỗ đau” đó. Từ đó, SME mới có thể đồng nhất xây dựng một kế hoạch về lộ trình thực hiện các sáng kiến số và đưa vào các quá trình ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong chuyển đổi số.

Nhìn chung, các SME phải tính toán, phân tích cẩn thận để quá trình chuyển đổi số được thực thi nhanh hơn, hiệu quả hơn, hạn chế hao tổn nguồn lực.

Tin mới

Vì sao có thứ nước khác bán được giá đến cả trăm USD, Việt Nam chỉ 5 USD?
8 giờ trước
Châu Âu có thời điểm bán đến 100 USD mỗi tín chỉ carbon. Trong khi đó, đơn giá thỏa thuận trong chương trình tín chỉ carbon với WB là 5 USD/tấn CO2.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
8 giờ trước
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.
Vàng tăng giá 5 tuần liên tiếp
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 19/4 và ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp. Bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về các hoạt động trả đũa giữa Iran và Israel - nhân tố đã kích thích nhu cầu đối với các tài sản vốn được coi là nơi
iPhone 16 màu tím đẹp lịm tim, thiết kế cụm camera mới!
6 giờ trước
Những ngoại hình hứa hẹn đưa thế hệ iPhone 16 nối tiếp của Apple trở thành siêu phẩm trong năm 2024.
Các ông lớn TMĐT kiếm hơn 71.000 tỷ đồng trong quý I/2024, một ngành hàng tăng trưởng gần 150%
5 giờ trước
Đây là ngành hàng liên tiếp nằm ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.