GDP tăng trưởng cao nhất 10 năm, vì sao VN-Index vẫn giảm sâu?

16/10/2022 00:19
Các chuyên gia đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tương quan lớn với các động thái nới lỏng – thắt chặt đồng tiền, hơn là với tăng trưởng GDP thực của nền kinh tế.

Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tăng 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Bên cạnh đó, lạm phát vẫn duy trì ổn định khi CPI bình quân 9 tháng tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 1,88%.

Bất chấp các con số tăng trưởng vĩ mô tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam lại suy giảm rất mạnh trong tháng 10 nói riêng và năm 2022 nói chung.

Theo đó, chốt phiên giao dịch 14/10, VN-Index đạt 1.061,85 điểm, giảm 5,7% so với cuối tháng 9, và giảm tới 29,85% so với đầu năm, nằm trong top 6 chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất trên thế giới.

Về lý thuyết, tăng trưởng GDP của nền kinh tế thực và thị trường chứng khoán có mối tương quan thuận chiều, bởi thế mà thị trường chứng khoán được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế. Khi GDP tăng trưởng dương thì thị trường chứng khoán cũng tăng và ngược lại. Dù vậy, đó là về mặt lý thuyết, thực tế cho thấy không chỉ ở Việt Nam, thị trường chứng khoán tại nhiều nền kinh tế phát triển cũng có sự không tương quan nhất định với GDP.

Trao đổi với Nhadautu.vn , TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phân tích, với riêng Việt Nam, tương quan giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế thực là nhỏ hơn so với tương quan với việc nới lỏng – thắt chắt “dòng tiền”. Minh chứng là trong 2 năm tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng và tăng trưởng thấp bởi đại dịch COVID-19.

Ông Võ Trí Thành nói: “Dù vậy, như đã biết, với quá trình siêu nới lỏng tiền tệ, lãi suất thấp, thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đều tăng mạnh. Sang năm 2022, với ảnh hưởng từ các vấn đề địa chính trị, lạm phát tăng mạnh… thời kỳ tiền rẻ kết thúc khi FED và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đồng tăng lãi suất, không chỉ Việt Nam, nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới cũng giảm điểm mạnh. Bởi, lãi suất tăng thì các tài sản cổ phiếu, trái phiếu… sẽ phải định giá lại theo hướng bớt hấp dẫn hơn”.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam, GDP 9 tháng của Việt Nam tăng trưởng cao nhưng đó là dựa trên nền thấp của năm 2021. Dù vậy, ông Minh đánh giá nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định với tỷ lệ lạm phát thấp do nằm trên chuỗi giá trị (value trend).

“Dù Việt Nam ổn định, nhưng triển vọng bức tranh toàn cầu không tốt. Trong khi, xuất khẩu của chúng ta phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế đang phát triển như Mỹ, EU…. Do đó, khi họ "hắt xì" thì ta cũng bị ảnh hưởng. Tôi nghĩ, cũng vì thế mà nhà đầu tư có tâm lý sợ hãi và bán chứng khoán”, ông Minh phân tích.

Chuyên gia Yuanta Việt Nam cũng nhìn nhận, việc chỉ số chứng khoán quá phụ thuộc vào nhóm ngân hàng, bất động sản cũng phần nào ảnh hưởng đến đà bán vừa qua trên trên thị trường chứng khoán. “Thị trường chứng khoán cần có thêm các cổ phiếu vốn hóa lớn ở các nhóm ngành sản xuất, vừa có gia tăng lượng hàng hóa trên thị trường, vừa giảm bớt sức ảnh hưởng của nhóm bất động sản, ngân hàng”, ông Minh nói.

Đặc biệt, các chuyên gia nhấn mạnh sự lệch pha giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng GDP còn đến từ tâm lý đám đông của các nhà đầu tư. Dẫn giải số liệu, ông Minh cho biết các nhà đầu cá nhân đang chiếm đến 90% cơ cấu thị trường, khối ngoại chỉ chiếm 7%.

Ông Minh nói: “Các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất mẫn cảm với thông tin tiêu cực. Có thể thấy loạt thông tin trong năm nay về khởi tố các lãnh đạo cấp cao tại Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh Group, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát… đã rất ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thị trường. Thêm vào đó, với việc lãi suất huy động đồng loạt tăng mạnh, các nhà đầu tư càng động lực để rút tiền khỏi tài khoản chứng khoán và gửi tiết kiệm ngân hàng”.

Đồng tình quan điểm này, TS Võ Trí Thành nhận xét: ”Với ảnh hưởng từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp kém, khi hứng khởi nhất trong năm 2021 thì VN-Index tăng mạnh nhất thế giới, đến năm 2022 thì chỉ số chính lại nằm trong top giảm mạnh nhất. Do đó, cần chú trọng vấn đề nâng cao hiểu biết đào tạo kiến tài thức chính cho nhà đầu tư”.

Ông Thành nhìn nhận dù đang có sự lệch pha, nhưng về lâu dài, nền tảng để phát triển của thị trường tài chính vẫn phải gắn liền với nền kinh tế thực.

Tin mới

Mỹ vừa chốt đơn hơn 1 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 25%, nước ta là ông lớn thứ 3 thế giới
4 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này sau khi vượt qua Nhật Bản.
Thị trường nhan nhản lòng se điếu: Thực khách đang bị lừa trắng trợn?
8 giờ trước
Trên thị trường dễ dàng bắt gặp những hàng, quán mời chào khách ăn đặc sản lòng se điếu, nhưng chỉ người có kinh nghiệm mới biết đó hầu hết không phải "hàng xịn".
LG ra mắt máy giặt sấy AI thế hệ mới: Có khả năng ghi nhớ thói quen của người dùng, mô phỏng cả giặt tay
9 giờ trước
Công nghệ LG AI DD 2.0 với khả năng thấu cảm được trang bị trong sản phẩm máy giặt mới nhất của LG giúp mang đến trải nghiệm giặt giũ thông minh hơn với người tiêu dùng.
Tôi từng nghĩ sẽ bỏ hết iPhone, Samsung để mua điện thoại hãng khác, nhưng lại "quay xe" ngay vì lý do này
9 giờ trước
Nhiều người sẽ cảm thấy chán iPhone hay Samsung vì thiếu sự đổi mới trong những năm gần đây, nhưng việc rời bỏ để mua điện thoại hãng khác hóa ra không hề dễ.
Starbucks muốn khách hàng vừa ăn kẹo cu đơ vừa uống matcha latte?
10 giờ trước
Starbucks đã chính thức có mặt tại Hà Tĩnh với cửa hàng đầu tiên đặt tại khách sạn Meliá Vinpearl. Cửa hàng này nằm trong chiến lược mở rộng ra các tỉnh thành mới của thương hiệu cà phê Mỹ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.