Giá nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng mạnh

27/04/2018 12:11
Nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam đang tăng cao, giá nhập khẩu bình quân trong quý đầu năm cũng tăng mạnh so với cùng kỳ 2017.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhập khẩu xăng dầu tháng 3/2018 tăng 16,9% về lượng và tăng 18,4% về trị giá so với tháng 2/2017, đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 783,7 triệu USD. Tính chung trong cả quý 1 năm 2018, xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam tăng 14,6% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,38 triệu tấn, trị giá 2,18 tỷ USD.

Giá xăng dầu nhập khẩu cũng liên tục tăng. Tháng 3/2018 giá nhập trung bình đạt 639,1 USD/tấn, tăng 1,32% so với tháng 2/2018, tăng 25,2% so với tháng 3/2017. Trung bình trong cả quý 1/2018 giá nhập khẩu đạt 646,5 USD/tấn, cao hơn 108 USD/tấn so với cùng kỳ, tức tăng 20% (quý 1 năm ngoái chỉ 538,4 USD/tấn), tương đương mức tăng 2,4 triệu đồng/tấn.

Giá xăng dầu nhập khẩu từ tất cả các thị trường đều tăng so với cùng kỳ; Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Nga có mức giá đắt đỏ nhất 858 USD/tấn, tăng mạnh 39%. Lượng xăng dầu nhập khẩu từ Nga tuy không lớn, chỉ đạt 48.804 tấn, nhưng so với cùng kỳ vẫn tăng mạnh gấp 9 lần và trị giá cũng tăng 12 lần, đạt 41,87 triệu USD.

Các thị trường có giá nhập cũng tương đối cao như: Hàn Quốc 685,2 USD/tấn, tăng 12,2%; Trung Quốc 647,5 USD/tấn, tăng 23,6% và Thái Lan 628,3 USD/tấn, tăng 23,2%. Các thị trường có mức giá nhập khẩu thấp gồm có: Singapore 598 USD/tấn, tăng 20,5%; Hồng Kông 601 USD/tấn; Malaysia 604,5 USD/tấn, tăng 32,4%.

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ các nước châu Á gồm Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan. Đáng chú ý, nhập khẩu từ Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ, trong khi nhập từ Singapore giảm mạnh, chứng tỏ Việt Nam không còn phụ thuộc chủ yếu vào bạn hàng truyền thống là Singapore như nhiều năm trước đây nữa. Điều này cho thấy, các nước đối tác của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), đang tận dụng tốt các ưu đãi để tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.

Trong đó, nhập khẩu từ Malaysia – thị trường dẫn dầu về cung cấp xăng dầu cho Việt Nam tăng 42,4% về lượng và tăng 88,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, với 957.742 tấn, trị giá 579 triệu USD, chiếm 28,3% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước trong quý 1 và chiếm 26,5% trong tổng kim ngạch.

Xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng tăng 25,3% về lượng và tăng 40,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 916.362 tấn, trị giá 627,92 triệu USD, chiếm 27,1% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 28,7% trong tổng kim ngạch.

Riêng Singapore - thị trường lớn thứ 3 cung cấp xăng dầu cho Việt Nam, quý 1 năm nay lại sụt giảm mạnh 37% về lượng và giảm 24,2% về trị giá, đạt 703.902 tấn, tương đương 420,94 triệu USD.

Quý 1 năm nay nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 62% về lượng và tăng 100% về trị giá so với cùng kỳ, đạt 396.413 tấn, tương đương 256,69 triệu USD, chiếm 11,7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.

Lượng xăng dầu nhập khẩu từ Thái Lan tăng rất mạnh 104,8% so với cùng kỳ, đạt 312.617 tấn và trị giá tăng 151%, đạt 196,43 triệu USD.


Giá nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng mạnh - Ảnh 1.

Thị trường nhập khẩu xăng dầu quý 1 năm 2018

Tin mới

Choáng với hóa đơn tiền điện
10 giờ trước
Nhiều người ví von hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng vọt còn hơn giá vàng. Trong khi đó, ngành điện cảnh báo nắng nóng sẽ giảm nhưng nền nhiệt vẫn còn cao, người dân cần tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện trong thời gian tới.
Giá vàng thế giới đi xuống trong tuần thứ hai liên tiếp
9 giờ trước
Thị trường vàng trồi sụt thất thường trong tuần giao dịch vừa qua, khi sự chú ý dồn vào báo cáo việc làm tháng Tư của Mỹ, manh mối quan trọng để định hướng lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Phí trước bạ ô tô chưa giảm, khách đã dừng mua xe chờ chính sách
8 giờ trước
Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án gia hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ đối với các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 5.
Mẫu sedan hạng B duy nhất tăng giá bán, mặc Hyundai Accent, Toyota Vios giảm đậm gần trăm triệu đồng
7 giờ trước
Trên trang chủ của hãng, giá bán của mẫu sedan Mazda 2 ghi nhận mức tăng dao động 5-10 triệu đồng so với giá niêm yết trước đó.
Dưa hấu được mùa được giá, nông dân Quảng Nam "trúng lớn"
7 giờ trước
Thời tiết thuận lợi, người trồng dưa hấu ở tỉnh Quảng Nam có vụ mùa bội thu, bán được giá tốt, thu lãi lớn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.080.052 VNĐ / tấn

160.30 JPY / kg

-2.67 %

- -4.40

Đường

SUGAR

10.814.865 VNĐ / tấn

19.31 UScents / lb

0.31 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

203.944.465 VNĐ / tấn

8,028.00 USD / mt

6.15 %

+ 465.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.393.378 VNĐ / tấn

204.25 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

11.216.895 VNĐ / tấn

1,201.67 UScents / bu

3.13 %

+ 36.46

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.450.823 VNĐ / tấn

373.20 USD / ust

2.27 %

+ 8.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.105.219 VNĐ / tấn

43.04 UScents / lb

-0.46 %

- -0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hốt bạc từ 'cây ong mật' kỳ lạ ở Điện Biên cho hàng tấn mật ong thượng hạng
6 giờ trước
Hàng trăm tổ ong mật cùng làm tổ trên một cây đa cổ thụ ở Điện Biên, cho thu hoạch hàng tấn mật ong rừng mỗi vụ.
Điều kiện để bưởi Việt Nam được xuất khẩu vào Australia
9 giờ trước
Việc nhập khẩu quả bưởi tươi được sản xuất từ Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.
Thị trường ngày 04/5: Giá dầu, vàng, cà phê giảm trong khi đồng phục hồi
10 giờ trước
Phiên giao dịch 03/5, số liệu việc làm của Mỹ thấp hơn dự kiến khiến giá dầu, vàng giảm, đồng phục hồi, cà phê tiếp tục giảm mạnh.
Bi hài Starbucks: Giảm doanh số lần đầu tiên kể từ năm 2020, thương hiệu cà phê 100.000 đồng đổ lỗi tại... 'quá đông nên khách bỏ về' còn CEO thì bị người tiền nhiệm ‘đưa vào thế bí’
11 giờ trước
Người kế nghiệp của CEO huyền thoại Howard Schultz tại Starbucks đã có pha biện minh "đi vào lòng đất" trước các cổ đông. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một "nỗi đau không ai biết" khi bị chính người tiền nhiệm đặt vào thế bí.