Giá tiêu giảm không phanh, “thủ phủ hồ tiêu” thành “thủ phủ nợ nần”

26/01/2018 19:49
Huyện Chư Sê và Chư Pưh (Gia Lai) từng được mệnh danh là “thủ phủ hồ tiêu” của Tây Nguyên, khi có thời ở đây rất nhiều nông dân trở thành tỷ phú, xây nhà lầu, tậu xe hơi dễ dàng nhờ trồng tiêu. Tuy nhiên, do giá tiêu liên tục giảm sâu, lại thêm tình trạng tiêu chết hàng loạt nên nhiều hộ lâm vào cảnh thua lỗ, phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn đi tha hương làm ăn. Tết nay, chuyện buồn vẫn chưa hết...

Tỷ phú nhờ tiêu - phá sản vì tiêu

Để ghi nhận về đời sống của nông dân trồng tiêu trong những ngày giá tiêu đang xuống thấp kỷ lục, chỉ còn từ 60.000-62.000 đồng/kg, chúng tôi về các xã Ia Phang, Ia Le, Ia Blứ, những nơi có diện tích hồ tiêu lớn nhất huyện Chư Pưh. Hiện ra trước mắt chúng tôi là những vườn tiêu chết xơ xác, khô queo trắng trụ, nhà cửa tan hoang.

gia tieu giam khong phanh, “thu phu ho tieu” thanh “thu phu no nan” hinh anh 1

Những "nghĩa địa" tiêu xuất hiện la liệt trên địa bàn huyện Chư Sê và Chư Pưh (Gia Lai). Ảnh: Trần Hiền

Một khung cảnh ảm đạm hiện ra bên những vườn tiêu chết, không một bóng người. Cùng với đó là những khuôn mặt ủ rũ, chán nản của người dân bên mâm cơm đạm bạc…

Tại nhà ông Đặng Bá Binh (58 tuổi, thôn Phú Vinh, xã Ia Blứ), chúng tôi không khỏi xót xa khi nghe ông kể: “Trước đây, gia đình tôi ở Bình Định, kinh tế khó khăn nên chuyển lên Gia Lai để lập nghiệp. Ở đây đất đai màu mỡ nên mấy năm đầu làm ăn được mùa lắm, sau đó thấy bà con đổ xô trồng tiêu nên tôi cũng chuyển toàn bộ 4 sào đất trồng bắp, mì sang trồng 600 trụ tiêu.

Thời đó chỉ có 600 trụ tiêu nhưng có năm thu nhập lên đến 300 triệu đồng. Vì thế tôi gom góp, vay mượn thêm để xây nhà. Nhà vừa xây xong thì vườn tiêu ngả màu vì nhiễm bệnh, rồi chết dần. Bây giờ, gia đình tôi không biết lấy đâu ra tiền để trả khoản nợ hơn 100 triệu đồng vay ngân hàng, rồi còn nợ bên ngoài, tiền chi phí sinh hoạt, thuốc men... Con gái út của tôi chuẩn bị lên lớp 10, nhưng giờ đã phải nghỉ học đi làm thuê”.

gia tieu giam khong phanh, “thu phu ho tieu” thanh “thu phu no nan” hinh anh 2

Nông dân ở Chư Pưh thất thần giữa vườn tiêu chết trắng, trơ thân và cành khô. ảnh: T.H

Tiêu chết nhưng cũng không biết trồng cây gì nên đầu năm 2017, ông Binh lại dồn hết tiền tích cóp trong nhà được 30 triệu, rồi vay mượn bên ngoài để trồng thêm 100 trụ tiêu.

“Nhưng cây tiêu phát triển chậm lắm, không biết mai đây có chết nữa không, lại thêm tình cảnh giá tiêu giảm thê thảm nên chúng tôi vô cùng lo lắng. Trước đây thời đỉnh cao, tôi bán 1kg tiêu được gần 200.000 đồng, giờ chỉ còn 62.000 đồng/kg. Nhưng nếu không trồng tiêu thì biết trồng cây gì, lấy cái gì mà ăn” - ông Binh buồn rầu nói.

Nhìn những “nghĩa địa” tiêu, với những ngôi nhà bỏ hoang, chúng tôi lại nghĩ về số phận của những con người đang lang thang nơi đất khách tìm miếng cơm qua ngày. Trò chuyện với ông Hồ Hiếu (49 tuổi, trú tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh), chúng tôi được biết  ông đang phải nai lưng nuôi 4 người con ăn học, còn vợ ông đang đi làm cho một công ty ở Bình Dương để trả nợ.

Ông Hiếu trải lòng: “Năm 2000 nhà cửa, ruộng vườn ở Huế tan hoang sau bão, vợ chồng tôi quyết định vào vào Gia Lai lập nghiệp. Cũng nhờ trời phù hộ, sau mấy năm đã xây được nhà cửa khang trang, khi ấy một mùa tiêu sau khi trừ hết chi phí còn bỏ túi hơn 200 triệu đồng. Thấy lời cao nên tôi tiếp tục mở rộng diện tích, với tổng số 1.500 trụ tiêu, ai ngờ tự dưng tiêu đổ bệnh, vàng lá, thối rễ rồi chết hàng loạt.

Giờ chỉ còn 400 trụ nhưng cũng heo hắt lắm, trong khi số tiền nợ ngân hàng và nợ bên ngoài đã gần 300 triệu rồi. Tiền lãi hàng tháng, tiền cho con ăn học không biết xoay sở ra sao, vợ tôi phải đi làm ăn xa để trả nợ mà vẫn không đủ...”.

gia tieu giam khong phanh, “thu phu ho tieu” thanh “thu phu no nan” hinh anh 3

Gia đình ông Nguyễn Thanh Tùng (xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) đã phải bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn để đi nơi khác làm ăn, kiếm tiền trả nợ. Ảnh: Trần Hiền

Trồng cây ăn quả, hướng đi an toàn?

Theo ông Nguyễn Văn Hợp – Trưởng phòng NNPTNT huyện Chư Sê, việc tiêu chết hàng loạt như những năm qua là do rất nhiều nguyên nhân như thời tiết, dịch bệnh, nắng hạn... Diện tích hồ tiêu tại huyện Chư Sê hiện nay là 3.750ha. Nhưng do tiêu chết nhiều, lại rớt giá mạnh nên nông dân không còn độc canh mà trồng xen các loại cây khác như cà phê, cao su và cây ăn quả... 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Long Khánh – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Chư Pưh cho biết: “Diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện là 2.800ha, những năm qua do thời tiết diễn biến thất thường, nắng hạn, cộng thêm việc người dân mở rộng diện tích ồ ạt, đẩy mạnh thâm canh… nên dịch bệnh trên cây hồ tiêu xuất hiện tràn lan. Hàng nghìn ha tiêu bị chết trắng, giá thì giảm mạnh, thua lỗ khiến nhiều hộ nông dân trở thành con nợ, bỏ xứ đi làm ăn xa... Tháng 12.2017, chúng tôi đã đề nghị ngân hàng rà soát, khoanh nợ và giảm lãi cho bà con”.

Cũng theo ông Khánh, Phòng NNPTNT đang xây dựng dự án hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, khuyến cáo nông dân luân chuyển sang cây bơ, cam, sầu riêng…, đợi hết mầm bệnh trong đất rồi mới trồng tiêu trở lại.

Được biết, từ năm 2013 Phòng NNPTNT huyện Chư Pưh đã có chủ trương khuyến khích nông dân xen canh, luân canh cây ăn quả, nhưng do lúc đó giá tiêu còn cao chót vót nên mãi đến năm 2016 – 2017, người dân mới bắt đầu thực hiện.

Theo ghi nhận của phóng viên, đã có những dấu hiệu đáng mừng khi một số vườn cây ăn quả có thu nhập khá, như vườn mít Thái của anh Đào Thanh Khơ (thôn Tung Blai, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) thu nhập 200 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, vườn xen canh bơ và sầu riêng của ông Nguyễn Tấn Dũng (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) cũng cho thu nhập 500 triệu đồng/năm…

Nhưng theo tìm hiểu, một số hộ dân đang lâm nợ vì giá tiêu giảm ở huyện Chư Pưh vẫn đang có ý định tiếp tục trồng tiêu nếu như giá lên cao. Ông Hồ Hiếu nói: “Ngoài trồng tiêu ra, chúng tôi cũng không biết trồng cây gì, đất thì toàn sỏi đá, trồng cây ăn quả hay các cây khác sợ không lên được, mùa khô không đủ nước tưới... Nếu giá tiêu lên cao trở lại, tôi vẫn sẽ trồng tiêu”./.

Tin mới

Phát hiện kho hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá 2 tỉ đồng
9 giờ trước
Từ quá trình kiểm tra một xe ôtô giao hàng, Công an tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra kho hàng ở một nhà dân và phát hiện hàng ngàn sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, chứng từ
Vụ dòi bò lúc nhúc trên pate: Chủ tiệm Cột điện quán cơ sở Thái Bình giải trình gì với cơ quan chức năng?
9 giờ trước
Làm việc với cơ quan chức năng, chủ quán đã giải trình sự việc và thừa nhận có dòi trên miếng pate. Hiện quán đã đóng cửa, không còn hoạt động.
Nhiều nông sản của Nga đối mặt với nguy cơ mất mùa
9 giờ trước
Đợt lạnh và băng tuyết bất thường vào đầu tháng Năm vừa qua đã đe dọa mất mùa lúa mỳ, ngô, củ cải đường và các loại cây trồng khác ở tỉnh Voronezh, Tula, Tambov và Lipetsk của Nga.
Giá vàng thế giới tăng hơn 14% tính từ đầu năm tới nay
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng mạnh trong phiên 10/5, lên chốt phiên cao nhất trong ba tuần, khi số liệu kinh tế của Mỹ gây thất vọng đã làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong năm nay.
Kết quả xác minh vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi
8 giờ trước
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, qua kiểm tra tất cả các mẫu từ đất, nước, phân bón, hóa chất... liên quan đến các lô sầu riêng phía Trung Quốc cảnh báo, cơ quan chuyên môn của Cục không phát hiện mẫu nào vượt dư lượng chất cadimi.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.736.572 VNĐ / tấn

163.30 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

10.810.413 VNĐ / tấn

19.27 UScents / lb

-1.58 %

- -0.31

Cacao

COCOA

225.556.864 VNĐ / tấn

8,864.00 USD / mt

1.94 %

+ 169.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.916.056 VNĐ / tấn

203.06 UScents / lb

0.04 %

+ 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

11.257.337 VNĐ / tấn

1,204.00 UScents / bu

0.88 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.448.570 VNĐ / tấn

372.50 USD / ust

-0.11 %

- -0.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.857.778 VNĐ / tấn

44.31 UScents / lb

3.92 %

+ 1.67

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Yến sào xuất khẩu chính ngạch sang Pháp
4 giờ trước
Lô hàng tổ yến sào và các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vừa được thông quan 100% vào Pháp, đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát trên sông Hậu
5 giờ trước
Hôm nay 11/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chuyến khảo sát mỏ cát san lấp trên sông Hậu (huyện Trà Ôn, tại Vĩnh Long). Đây mỏ cát cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Ngành sầu riêng còn nhiều mối lo
11 giờ trước
Ngành sầu riêng có doanh thu xuất khẩu hàng tỉ USD nhưng ẩn chứa nhiều bất ổn do phát triển quá nóng
Thanh long tăng giá, nhà vườn ngày đêm canh giữ cây
14 giờ trước
Vào mùa khô hạn như hiện nay, giá trái thanh long tại tỉnh Tiền Giang ở mức cao và khan hiếm nên đã xảy ra tình trạng trộm đột nhập vào vườn hái trái thanh long. Nhà vườn trồng cây thanh long hiện phải ngày đêm canh giữ trái cây này, tránh bị đối tượng xấu hái cắp.