"Giấc mơ" biến phế thải rơm thành khí đốt đã trở thành hiện thực

14/12/2017 19:19
Thay vì đốt bỏ hoặc vùi dưới nền đất ruộng gây lãng phí và ô nhiễm, sản lượng lớn rơm ở đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL sẽ tạo được khí đốt đạt chuẩn phục vụ trong sinh hoạt gia đình. Cô gái biến vỏ dừa thành khí đốt, chàng trai chế máy nông nghiệp 8 chức năngHổ gầm lên đe dọa, 12 khỉ đột trụy tim chết ngay tại chỗ

Lãng phí lớn

Hiện nay, lượng rơm phát sinh sau khi thu hoạch lúa ở ĐBSCL rất lớn (trung bình từ 20-24 triệu tấn/năm). Nguồn tài nguyên phế thải này hầu hết chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Phần lớn dùng làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm rơm, hàng thủ công mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng...

"giac mo" bien phe thai rom thanh khi dot da tro thanh hien thuc hinh anh 1

Mô hình sản xuất biogas từ rơm ở ĐBSCL. Ảnh: H.X

Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, lượng rơm đốt trong cả 3 vụ lúa ở ĐBSCL trong những năm gần đây là trên 20 triệu tấn/năm (Trong đó, vụ đông xuân chiếm hơn 1/2 lượng rơm đốt trên), qua đó góp phần làm tăng đáng kể lượng khí thải nhà kính.

Ngoài ra, phần lớn lượng rơm còn bị đốt ngay trên ruộng (diễn ra nhiều nhất ở vụ đông xuân). Tình trạng này qua nhiều vụ lúa liên tiếp không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà vô tình làm “chai đất”.

Trong vài năm gần đây, máy gặt đập liên hợp được đưa vào đồng ruộng khá phổ biến tại ĐBSCL. Tuy thời gian thu hoạch lúa nhanh nhưng lượng rơm rơi dàn trải trên ruộng khó thu gom, từ đó việc đốt rơm tại đồng với mức độ ngày càng tăng. Theo tìm hiểu, ở một số địa phương, vụ hè thu và thu đông (vụ 3), do mưa nhiều nên người dân chọn cách vùi rơm trực tiếp xuống đất lúa, gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa ở vụ sau.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy - khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết: “Việc đốt nguồn phế thải rơm như hiện nay đã và đang gây ra các vấn đề về môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây lãng phí nguồn tài nguyên”.

“Biến” rơm thành khí đốt

Kết quả nghiên cứu của dự án “Sản xuất bền vững khí sinh học từ rơm thải” (do Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Aahus-Đan Mạch phối hợp thực hiện trong giai đoạn 2012-2017) còn cho thấy, rơm có thể tận dụng để sản xuất khí sinh học.

"giac mo" bien phe thai rom thanh khi dot da tro thanh hien thuc hinh anh 2

“Chúng ta có thể lấy rơm, cho vào túi ủ chung với phân heo (lợn) để làm khí đốt. Với cách này, chúng không còn là nguồn phế thải nữa mà trở thành nguồn nguyên liệu mới - nguồn năng lượng tái tạo” - thạc sĩ Thùy nhấn mạnh.

PGS-TS Kjeld Ingvorsen - Trường Đại học Aahus cho hay, cách làm trên sẽ mở ra hướng đi mới cho sản xuất khí sinh học khi thiếu hụt nguồn nguyên liệu nạp cho túi ủ biogas trong thời gian tái đàn, dịch bệnh hay các hộ gia đình nuôi lợn với số lượng ít.

 “Thay vì dùng 100% phân lợn, chúng ta có thể dùng 50% rơm nạp bổ sung hoặc 100% rơm để tạo khí sinh học mà không ảnh hưởng đến khả năng tạo khí của túi ủ. Không chỉ vậy, việc phối trộn rơm với phân lợn sẽ giúp quá trình sinh khí diễn ra nhanh hơn, đồng thời tổng lượng khí sinh ra cao hơn so với sinh khí của mẻ ủ 100% là phân lợn” - PGS-TS Kjeld Ingvorsen phân tích. Hiện kết quả nghiên cứu từ dự án “Sản xuất bền vững khí sinh học từ rơm thải” đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và sinh hoạt tại 27 hộ trên địa bàn TP.Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang.

PGS-TS Nguyễn Hữu Chiếm - Chủ nhiệm dự án trên cho biết: “Tới đây sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình cho các địa phương có nhu cầu tăng hiệu quả kinh tế nông hộ. Ngoài việc lấy khí sinh học đun nấu, các hộ có thể tận dụng nguồn nước thải sau khi ủ biogas (chứa hàm lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali... rất cao) làm nguồn phân bón hữu cơ phục vụ canh tác nông nghiệp, cải tạo đất”.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
33 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
52 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
3 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.089 VNĐ / tấn

12.76 USD / CWT

1.45 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.944.475 VNĐ / tấn

1,041.10 UScents / bu

0.08 %

+ 0.90

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.433.368 VNĐ / tấn

294.30 USD / ust

0.03 %

- 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.