Giải cứu 13 đại dự án thua lỗ: “Cơ chế đặc biệt” không phải chỉ có tiền8

05/03/2018 09:00
Bình luận về đề xuất của Chủ tịch tập đoàn PVN về việc nếu muốn cứu 13 dự án đang thua lỗ thì chỉ còn cách bơm tiền thì mới vực dậy được, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội cho rằng, nếu chỉ nhìn vào tiền thì chưa đủ và đúng.

Bình luận về đề xuất của Chủ tịch tập đoàn PVN về việc nếu muốn cứu 13 dự án đang thua lỗ thì chỉ còn cách bơm tiền thì mới vực dậy được, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội cho rằng, nếu chỉ nhìn vào tiền thì chưa đủ và đúng.

giai cuu 13 dai du an thua lo: “co che dac biet” khong phai chi co tien hinh anh 1

Ông Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội (Ảnh: Quốc hội)

Ông Cường đồng với quan điểm của Chủ tịch PVN đưa ra là cần có cơ chế đặc biệt cho các dự án thua lỗ này, nhưng không có chuyện dùng tiền ngân sách để giải cứu, mà dự án đó phải tự “vật lộn” để tìm nguồn tài chính, nhà nước chỉ giúp dự án bằng các cơ chế thuận lợi hơn trong huy động vốn, tiêu thụ sản phẩm…

- Nhưng Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh cho rằng 13 dự án thua lỗ hiện giống như người bị bệnh nặng phải đưa vào cấp cứu, vì vậy cần phải có giải pháp đặc biệt, thưa ông?

Đúng là những dự án rơi vào tình trạng thua lỗ, có lượng vốn đầu tư lớn và có sự tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội như công ăn việc làm của người lao động, nếu ngay lập tức cho đóng cửa thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động hoặc những ngành, lĩnh vực chúng ta xác định là quan trọng, có tiềm năng nhưng do quá trình đầu tư trước đây chưa đảm bảo đúng yêu cầu về lựa chọn công nghệ, chưa đồng bộ dẫn đến thất thoát, thua lỗ. Như vậy, những dự án thua lỗ này chưa hẳn đã phải bỏ đi, có thể ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của một ngành hay làm mất đi cơ hội phát triển.

Do đó, đối với những đại dự án như thế này, cách xử lý cần phải có một cơ chế đặc biệt. Tôi cho rằng, đề xuất về một cơ chế đặc biệt với những dự án này là hợp lý, chứ không có nghĩa cứ thấy thua lỗ là cho phá sản, bán tống bán tháo như một đống sắt vụn hay coi dự án đó như một xác chết.

- Nhưng Chủ tịch PVN cho rằng, chỉ có đưa dự án trở lại hoạt động thì mới thu hồi được vốn, đem lại hiệu quả tốt hơn và có đề xuất Chính phủ nên "rót" thêm tiền cho các dự án trên để các dự án có thể tiếp tục hoạt động trở lại?

Đề xuất Chính phủ phải rót thêm tiền ngân sách thì cần phải xem lại. Cơ chế đặc biệt không có nghĩa cứ phải bỏ tiền ngân sách bù lỗ, theo tôi điều này chưa có cơ sở.

giai cuu 13 dai du an thua lo: “co che dac biet” khong phai chi co tien hinh anh 2

Làm ăn thua lỗ khiến PVTex phải dừng vận hành từ ngày 17/9/2015 đến nay, nhiều nhân sự phải nghỉ việc... Năm 2018, lãnh đạo PVN cho biết sẽ là năm quyết định 'số phận' của PVTex và Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ. (Ảnh: IT)

Bởi, bản thân những dự án này từ trước đến nay luôn dùng tiền ngân sách bơm vào nên đã dẫn đến tình trạng thua lỗ. Vì dùng tiền ngân sách nên trách nhiệm người quản lý không cao, họ không tính toán đến hiệu quả cuối cùng sử dụng số tiền này. Cũng vì sử dụng tiền ngân sách đã dẫn đến dự án không chủ động được nguồn vốn, ngân sách cấp đến đâu thì dùng đến đấy, dẫn đến thiếu vốn và thua lỗ kéo dài. Không có người kiểm soát đồng tiền đó đã dẫn đến đầu tư, chọn công nghệ không phù hợp.

- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định là "không sử dụng tiền ngân sách". Nhưng nếu không có tiền thì cũng rất khó để vực dậy bất kỳ dự án nào, thưa ông?

Việc Phó thủ tướng phản ứng dùng tiền ngân sách để cứu các doanh nghiệp thua lỗ là hoàn toàn đúng đắn. Việc phản ứng này thể hiện trên 2 góc độ. Thứ nhất, lịch sử dùng tiền ngân sách bao lâu nay đã cho thấy luôn không hiệu quả. Thứ hai, bản thân ngân sách cũng đang khó khăn. Tôi ủng hộ việc Chính phủ cương quyết không bơm tiền vào những dự án này để không đi vào vết xe đổ trước đây. Còn việc dự án muốn được “cứu” thì phải xem dự án đó còn xứng đáng được cứu nữa hay không.

- Vậy theo ông cần phải làm thế nào để các dự án này có được nguồn tiền?

Chúng ta đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những hoạt động mà Uỷ ban này phải giải quyết, phải tính toán. Đơn cử, việc thoái vốn của Sabeco, Vinamilk rất hiệu quả và dùng chính đồng vốn đó cho vay trở lại các dự án đang thiếu vốn.

SCIC sẽ đóng vai trò sử dụng vốn của các doanh nghiệp CPH thành công để dùng cho cho các doanh nghiệp đang cần vốn như các doanh nghiệp của PVN. Nhưng những doanh nghiệp này phải có trách nhiệm hoàn trả lại vốn cho SCIC. Đây là quá trình đầu tư vốn nhà nước chứ không phải cấp không.

Bên cạnh đó, những dự án này phải tự vận động đi vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác. Cơ chế đặc biệt ở đây là nhà nước có thể dùng chính sách như khoanh nợ, chưa áp dụng biện pháp phải có tài sản thế chấp… có thể việc này không đúng với một tổ chức tín dụng nào đó, nhưng cơ chế đặc biệt cho phép làm việc này. Nếu vay mà sử dụng không hiệu quả thì người đứng đầu dự án đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, những sản phẩm của các nhà máy này sản xuất ra phải được ưu tiên tiêu thụ trong nước.

Tin mới

Phát hiện kho hàng nghi giả nước hoa LV, Lelabo giữa phố cổ Hà Nội
19 phút trước
Hàng chục nghìn sản phẩm nước hoa với nhiều thương hiệu khác nhau vừa bị Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, thu giữ.
Giá cà phê Robusta lao dốc
5 phút trước
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung cà phê Robusta tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đã tác động trực tiếp lên giá cà phê Robusta.
Cận cảnh Mercedes-Maybach GLS 480 hiếm ở đại lý: Riêng tiền chọn màu sơn thừa mua Mazda CX-5 bản cao nhất
36 phút trước
Sơn ngoại thất 2 tông màu đỏ đen của chiếc xe này có giá lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Loạt SUV đáng chú ý sắp ra mắt thị trường Việt
2 giờ trước
Mitsubishi DST Concept, Hyundai Creta 2025, Suzuki Fronx hay Skoda Kushaq là những mẫu SUV nổi bật dự kiến sẽ đổ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong quý II/2025.
Ứng dụng nhà thuốc An Khang đã tích hợp vào VNeID
2 giờ trước
Người dân từ nay có thể mua thuốc ngay trên ứng dụng VNeID, không cần phải xếp hàng tại các nhà thuốc bệnh viện.

Tin cùng chuyên mục

Thông tin về công ty đứng sau nhà máy sản xuất mỹ phẩm Hanayuki do chồng Đoàn Di Băng phân phối
8 giờ trước
Các lô mỹ phẩm do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối đều được sản xuất tại Công ty CP nhà máy y tế EBC Đồng Nai.
Minh Nhựa chia tay Range Rover SVAutobiography sau 3 năm gắn bó, giá rao 8 tỷ tiệm cận Mercedes-Maybach S-Class
1 ngày trước
Sau 3 năm sử dụng, chiếc Range Rover SVAutobiography của Minh Nhựa đã lăn bánh được khoảng 40.000 km.
Chuyên gia xe quốc tế hội tụ tại sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8"
18/05/2025 01:30
Sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8" do VinFast tổ chức ngày 17-18/5 tại TP.HCM không chỉ là dịp để người dùng trong nước trực tiếp lái thử mẫu SUV điện, mà còn là cơ hội hiếm hoi để giao lưu cùng loạt tên tuổi nổi bật trong ngành xe Đông Nam Á.
Mỹ phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối tiếp tục bị thu hồi
17/05/2025 09:07
Theo Cục Quản lý dược, kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body bị yêu cầu thu hồi toàn quốc do ghi nhãn SPF 50 nhưng kiểm nghiệm chỉ đạt SPF 2,4.