Giải mã lý do các doanh nghiệp Thái Lan liên tục thâu tóm nhiều công ty hàng đầu Việt Nam mỗi năm

25/03/2022 07:54
Báo cáo của Dealgonic cho biết, trong khi doanh nghiệp Thái Lan dẫn đầu số thương vụ M&A trong khu vực, Việt Nam và Indonesia lại lần lượt là lựa chọn hàng đầu cho các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp.

Tuy không phải nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, nhưng trong một số lĩnh vực, Thái Lan lại có cách để nắm thị phần chi phối. Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 và Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi có hiệu lực vào 1992, dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam đã liên tục tăng qua các năm, mỗi năm tăng bình quân 13%. 

Theo dữ liệu của Dealgonic, các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) ở khu vực Đông Nam Á được dẫn dắt bởi các công ty đến từ các nền kinh tế tiên tiến hơn. Trong đó, người mua từ Thái Lan chiếm 38% giá trị các giao dịch trong giai đoạn 2010-2019, tiếp theo là Singapore với 32% và Malaysia với 23%.

Riêng trong năm 2019, các thương vụ M&A của các doanh nghiệp Thái Lan đã tăng mạnh, với tổng giá trị thương vụ đạt 6,4 tỷ USD, chiếm 67% tổng giá trị M&A của khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo của Dealgonic cho biết, trong khi doanh nghiệp Thái Lan dẫn đầu số thương vụ M&A trong khu vực, Việt Nam và Indonesia lại lần lượt là lựa chọn hàng đầu cho các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp. Theo đó, thu hút đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên hơn kể từ giữa những năm 2010 với tốc độ tăng trưởng nhanh và thị trường nội địa rộng lớn.

Giải mã lý do các doanh nghiệp Thái Lan liên tục thâu tóm nhiều công ty hàng đầu Việt Nam mỗi năm - Ảnh 1.

So với các doanh nghiệp từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, các tập đoàn Thái Lan được đánh giá có một số ưu thế hơn do vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa. Các doanh nghiệp này khi đã đầu tư thường nắm quyền chi phối nhằm định hướng lại hoạt động kinh doanh và tập trung vào những doanh nghiệp đầu ngành, hoặc những doanh nghiệp có lợi thế.

Tính đến hết năm 2021, với tổng vốn đăng ký trên 13 tỷ USD, Thái Lan đứng thứ 8/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong khu vực ASEAN, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam chỉ đứng sau Singapore.

Trong hơn 10 năm qua, các tập đoàn Thái Lan ngày càng khẳng định vị trí của mình tại thị trường Việt Nam, thông qua những thương vụ thâu tóm các doanh nghiệp Việt lớn trong lĩnh vực tiêu dùng, năng lượng, bao bì, nông nghiệp...

Giải mã lý do các doanh nghiệp Thái Lan liên tục thâu tóm nhiều công ty hàng đầu Việt Nam mỗi năm - Ảnh 2.

Đặc biệt, khi nhắc đến Thái Lan, không thể nào không nói đến lĩnh vực thế mạnh là bán lẻ với 2 cái tên nổi bật nhất Central Group và TCC Group, hiện đang nắm giữ những chuỗi siêu thị có quy mô lớn nhất thị trường.

Cụ thể, năm 2016, vượt qua nhiều đối thủ lớn như Saigon Co.op, TCC Group, Central Group thành công mua lại chuỗi BigC Việt Nam từ Tập đoàn Casino (Pháp) với giá trị thương vụ hơn 1 tỷ USD. Đây cũng là một trong những thương vụ M&A có giá trị cao nhất mà các tập đoàn Thái Lan thực hiện.

Trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, để lại dấu ấn nhất là vào cuối năm 2017, doanh nghiệp ThaiBev của Thái Lan đã chi 5 tỷ USD để mua lại 53,59% cổ phần Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Qua đó, người Thái gián tiếp chi phối hơn 1/3 thị trường bia Việt Nam.

Không chỉ ở Việt Nam, các doanh nghiệp Thái Lan cũng đẩy mạnh sự hiện diện của mình ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, vào năm 2019, Ngân hàng Bangkok đã đạt được thỏa thuận với Standard Chartered để mua Ngân hàng Permata của Indonesia. Để giành được thỏa thuận này, Bangkok Bank đã đánh bại Sumitomo Mitsui Banking Corp. của Nhật Bản và DBS Group Holdings cùng Oversea-Chinese Banking Corp. của Singapore.

Được biết, Ngân hàng Bangkok đã đồng ý đầu tư 2,67 tỷ USD để mua lại 89% cổ phần của Ngân hàng Permata. Đây là thương vụ mua lại ngân hàng nước ngoài lớn nhất từng được thực hiện bởi một ngân hàng thương mại của Thái Lan.

Còn ở Malaysia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Thái Lan PTT Exploration and Production đã mua lại chi nhánh Malaysia của Murphy Oil (công ty có trụ sở đặt tại Mỹ) với giá 2,1 tỷ USD vào đầu năm 2019, trong khi Siam Cement mua 55% cổ phần của công ty bao bì giấy Indonesia Fajar Surya Wisesa vào tháng 5/2019.

Ngân hàng đã đồng ý đầu tư 2,67 tỷ USD cho 89% cổ phần của Permata, thương vụ mua lại ngân hàng nước ngoài lớn nhất từ ​​trước đến nay của một công ty cho vay thương mại Thái Lan. Chartsiri Sophonpanich, giám đốc điều hành và chủ tịch, đã ca ngợi "khoản đầu tư trực tiếp chiến lược lớn bên ngoài Thái Lan" này là một "bước ngoặt" đối với tổ chức tài chính.

Lý giải cho việc các doanh nghiệp Thái Lan đẩy mạnh các thương vụ M&A trong khu vực, bà  Pavida Pananond, Phó giáo sư kinh doanh quốc tế tại Trường Kinh doanh Thammasat ở Bangkok, cho biết nền kinh tế Thái Lan phát triển hơn, đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng sẽ có xu hướng chậm hơn.

Tuy nhiên, bà Pavida Pananond chỉ ra rằng, các yếu tố kinh tế vĩ mô như "bất ổn chính trị, nhu cầu trong nước bão hòa, chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ hơn của chính phủ và đồng baht quá mạnh" có thể đẩy nhanh kế hoạch rót vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp Thái Lan.

Tham khảo: Nikkei Asia

https://cafef.vn/giai-ma-ly-do-cac-doanh-nghiep-thai-lan-lien-tuc-thau-tom-nhieu-cong-ty-hang-dau-viet-nam-moi-nam-20220325045110536.chn

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
16 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
16 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
16 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
16 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
17 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.