Giao quyền tự chủ để thành phố Thủ Đức phát triển

31/12/2022 08:35
TP.Thủ Đức được kỳ vọng sẽ sớm tạo được sức bật để trở thành “hạt nhân” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ.

Đúng ngày 1/1/2023, TP.Thủ Đức tròn 2 năm thành lập. Với quy mô dân số hơn 1,2 triệu người, là nơi tập trung Khu Công nghệ cao của TP.HCM, hệ thống các trường đại học, nguồn nhân lực chất lượng cao… TP.Thủ Đức được kỳ vọng sẽ sớm tạo được sức bật để trở thành “hạt nhân” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, sau 2 năm thành lập, theo đánh giá thì TP.Thủ Đức vẫn chưa mấy thay đổi, đổi phá. Vì sao như vậy và Thủ Đức cần điều kiện tiên quyết gì để phát triển?

Giao quyền chứ không phải phân quyền

Hai năm kể từ khi 3 quận: 2,9 và quận Thủ Đức (cũ) được sáp nhập lại và mang tên TP.Thủ Đức với mô hình mới "Thành phố trong thành phố" ở TP.HCM, những tưởng sẽ có luồng sinh khí mới đến với Thủ Đức. Tuy nhiên, theo cảm nhận của người dân nơi đây thì hầu như cuộc sống vẫn chưa có gì chuyển biến.

Khi mới thành lập, TP.Thủ Đức đặt mục tiêu trở thành một đô thị sáng tạo, một trung tâm tương tác cao phía đông của TP.HCM, là “hạt nhân” thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ phát triển. Mang theo mình một kỳ vọng quá lớn, nhưng hai năm qua, Thủ Đức chưa tạo được sự khác biệt, bởi thiếu thể chế phù hợp.

Với một mô hình đặc biệt là “thành phố trong thành phố” nhưng theo Luật Tổ chức chính quyền, mô hình quản trị hành chính công vụ đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư dự án, đầu tư công… đều tương đương cấp, quận, huyện. Dù rằng, lãnh đạo TP.Thủ Đức được Chủ tịch UBND TP.HCM giao chịu trách nhiệm một số thẩm quyền theo tổ chức chính quyền đô thị, song vẫn chưa đủ để thành phố tạo nên sự khác biệt. Nghẽn ở thể chế cũng chính bởi sự phân quyền nửa vời.

Giao quyền tự chủ để thành phố Thủ Đức phát triển - Ảnh 1.

Với người dân, TP.Thủ Đức hai năm qua vẫn chưa có nhiều thay đổi (Ảnh: K.H)

Đặt trong mối quan hệ giữa TP.Thủ Đức với TP.HCM, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, cần đặt vị thế của Thủ Đức trên thẩm quyền của cấp quận, huyện. Ở đây không phải là phân quyền mà là giao quyền, giao trách nhiệm.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên nói: "Điểm nghẽn nhìn từ quan hệ giữa TP.Thủ Đức với TP.HCM chứ không phải là những điểm nghẽn từ những khó khăn của TP.Thủ Đức. Bây giờ chưa thể đưa Thủ Đức thành thành phố độc lập thì không phải phân quyền mà là giao quyền nhiều hơn".

Để khai thác hết tiềm năng, nguồn lực của “thành phố trong thành phố” đã có không ít ý kiến về việc xây dựng một mô hình chính quyền phù hợp với TP.Thủ Đức. Đó là: một Thủ Đức độc lập với TP.HCM hay một Thủ Đức nằm trong TP.HCM.

Trong năm qua, TP.HCM cũng nhiều lần đặt ra với các cơ quan của Trung ương và Quốc hội về một cơ chế đặc thù cho Thủ Đức phát triển. Song, theo Thạc sĩ Lê Văn Thành – Viện Kinh tế và Phát triển đô thị TP.HCM, vấn đề của TP.Thủ Đức bây giờ là sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ. Đó là quản lý Nhà nước phải tập trung còn các lĩnh vực khác thì giao lại cho tư nhân hoặc các cơ quan chức năng khác. Việc can thiệp của TP.HCM cũng nên chia từng giai đoạn theo hướng giảm dần, để từ đó nâng cao tính tự chủ của lãnh đạo TP.Thủ Đức.

Thạc sĩ Lê Văn Thành nói: "Trong phạm vi nào đó cần tự chủ được thì cần sắp xếp lại. Tự chủ rất quan trọng trong các chính quyền đô thị, phải làm chủ được thì mới quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định đó. Thì lúc đó chính quyền thủ đức sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Và khi đó người ta dám làm".

Giao quyền tự chủ để thành phố Thủ Đức phát triển - Ảnh 2.

Kẹt xe, ngập nước những hạn chế cố hữu của TP.HCM mà người dân ở TP.Thủ Đức vẫn đang phải gánh chịu (Ảnh: T.H)

TP.HCM cũng cần có giải pháp trong thẩm quyền

Ra đời trong thời điểm làn sóng thứ 4 của dịch bệnh COVID-19 càn quét, ngoài thực hiện công tác phòng chống dịch, TP.Thủ Đức còn kiện toàn bộ máy công quyền. Việc sáp nhập, về nguyên tắc chuyển đầu mối từ 3 đơn vị sang còn 1 đơn vị đã tạo một sức ép rất lớn lên cán bộ công chức của thành phố có gần 1,2 triệu người. Đó là chưa kể, TP.Thủ Đức còn phải giảm 30% biên chế theo lộ trình.

PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ cho rằng, thời gian qua, điểm nghẽn về nguồn lực công vụ đã bộc lộ rất rõ ở TP. Thủ Đức. Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố không chỉ chịu sức ép về công việc mà còn chịu sức ép rất lớn về mặt tâm lý khi TP.Thủ Đức sắp xếp bộ máy, sắp xếp nhân sự. Cho nên, bên cạnh việc ổn định về mặt tâm lý thì cần nhất là đào tạo lại lực lượng công vụ, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là xây dựng nhân lực số hỗ trợ cho việc quản trị, cũng như xử lý các văn bản của người dân.

Một lối đi cho TP.Thủ Đức trong bối cảnh hiện nay, theo PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, đó là TP.HCM phải có giải pháp trong phạm vi, thẩm quyền của mình. Và thực tế, TP.HCM hoàn toàn có cơ hội thực hiện được với các thẩm quyền được phân cấp.

Giao quyền tự chủ để thành phố Thủ Đức phát triển - Ảnh 3.

Giao quyền tự chủ để tạo sức bật cho TP.Thủ Đức (Ảnh: L.G)

PGS.TS Vũ Tuấn Hưng nói: "Có một đồng chí chuyên viên chuyên tập trung vào TP.Thủ Đức, riêng và đặc biệt và giải quyết nhanh. Cái gì của Thủ Đức lên thì giải quyết ngay. Và như chính như vậy sẽ tạo nên sự thông thoáng. Ví dụ thí điểm một đơn vị thì chúng ta có một bộ phận chuyên gắn với việc hỗ trợ Thủ Đức. Các sở, ban, ngành cũng như vậy. Nếu trong trường hợp như vậy thì đấy là giải pháp của chúng ta chứ không phải là của Trung ương nữa. Và chúng ta sẽ tháo gỡ được một nút thắt rất tốt".

Thủ Đức- “thành phố trong thành phố” không chỉ là kỳ vọng của TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ về một đô thị sáng tạo, một thành phố chất lượng sống tốt với người dân mà còn là một mô hình thí điểm rất quan trọng. Đây sẽ là nơi đúc kết kinh nghiệm của cả nước trong xây dựng những trung tâm động lực phát triển của các thành phố trực thuộc Trung ương, của các vùng kinh tế trong tương lai. Hai năm hình thành và phát triển, với Thủ Đức còn đó những điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, về thể chế phát triển, về nguồn nhân lực, về mô hình quản trị hành chính Nhà nước. Nhưng nhìn thấy điểm nghẽn tức là đã nhìn thấy những giải pháp. Trong đó, giải pháp cấp bách nhất, là xây dựng một thể chế linh hoạt để Thủ Đức là “hạt nhân” phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ.

Tin mới

Cái kết thần kỳ trong vụ Suzuki XL7 rơi xuống vực 70m tại Điện Biên: Xe bị vò nát, gia đình 5 người chỉ bị thương nhẹ
7 giờ trước
Vụ tai nạn liên quan tới chiếc Suzuki XL7 tại Điện Biên đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Yamaha ra mắt “vua xe ga” cạnh tranh Honda Air Blade: Sở hữu thiết kế cá tính, động cơ cực mạnh cùng giá bán chỉ 34 triệu đồng rẻ như Vision
4 giờ trước
Ở phiên bản 2024, ngoài việc bổ sung màu áo mới, Yamaha FreeGo 125 còn được hãng trang bị hiệu suất động cơ mạnh mẽ và những tính năng hiện đại hơn.
Thủ tướng: Đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững
5 giờ trước
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 cần bàn, triển khai hiệu quả quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, với mục tiêu đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.
Giá dưới 20 triệu, đây là 4 mẫu xe tiết kiệm xăng nhất hiện nay: Wave Alpha áp chót
5 giờ trước
Đây là những mẫu xe số giá rẻ đáng để lựa chọn nhất hiện nay.
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ tại Tây Ninh ngày 5/5
6 giờ trước
Mật độ đường cao tốc của vùng Đông Nam Bộ là 0,004 km/km2. Số km đường cao tốc đưa vào khai thác ở Đông Nam Bộ chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên, trong khi đây là một trong những vùng kinh tế năng động nhất nước.

Tin cùng chuyên mục

Hết sạch vé máy bay Hà Nội - Điện Biên
6 giờ trước
Điện Biên đang là điểm thu hút khách du lịch nhất hiện nay khi ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ cận kề. Dù các hãng liên tục tăng tần suất khai thác nhưng các chuyến bay giữa Hà Nội - Điện Biên đã hết sạch vé, các chuyến bay từ TPHCM còn rất ít vé một chiều.
Việt Nam sở hữu một mặt hàng đứng Top 3 của thế giới: Thu hơn 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra hơn 100 triệu tấn
10 giờ trước
Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Choáng với hóa đơn tiền điện
12 giờ trước
Nhiều người ví von hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng vọt còn hơn giá vàng. Trong khi đó, ngành điện cảnh báo nắng nóng sẽ giảm nhưng nền nhiệt vẫn còn cao, người dân cần tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện trong thời gian tới.
EVN được quyền mua điện mái nhà giá... 0 đồng, Bộ Công Thương nói gì?
23 giờ trước
Lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin về tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt mái nhà dân, công sở, khu công nghiệp, trong đó có quy định gây xôn xao dư luận, ngành điện chỉ mua điện mặt trời mái nhà dư thừa của dân với giá 0 đồng.