Hà Nội cắt giảm hơn 2.200 tỷ đồng chi thường xuyên

21/01/2022 22:01
Năm 2021, Sở Tài chính đã tham mưu cắt giảm hơn 2.200 tỷ đồng chi thường xuyên ngân sách cấp thành phố. Đồng thời, ngân sách các cấp đã bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch hơn 2.100 tỷ đồng, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch 1.786 tỷ đồng.

Ngày 21/1, Sở Tài chính Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021; phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Phó Giám đốc Sở Tài chính Mai Xuân Vinh cho biết, năm 2021, Sở Tài chính đã tham mưu UBND thành phố điều hành ngân sách thành phố linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và các nhiệm vụ quan trọng khác của thành phố

Cụ thể, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố năm 2021 là 265.771 tỷ đồng, đạt 112,8% dự toán Trung ương giao (đạt 105,7% dự toán Thành phố giao), bằng 92,4% so với số quyết toán thu năm 2020.

Tổng chi ngân sách địa phương thành phố ước thực hiện là 84.773,9 tỷ đồng, đạt 87,2% dự toán Trung ương giao, đạt 78,1% dự toán thành phố giao đầu năm.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội bị tác động bởi dịch COVID-19, Sở đã tham mưu thành phố tiếp tục rà soát, cơ cấu chi ngân sách theo chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện quản lý, điều hành chi ngân sách theo nguyên tắc chặt chẽ, linh hoạt, bảo đảm cân đối ngân sách; cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, nghiêm túc thực hiện cắt giảm dự toán chi ngân sách thường xuyên theo chỉ đạo của Chính phủ và Thành ủy để bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đáng chú ý, Sở Tài chính đã tham mưu cắt giảm hơn 2.200 tỷ đồng chi thường xuyên ngân sách cấp thành phố. Đồng thời, tham mưu bố trí kịp thời kinh phí cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Ngân sách các cấp đã bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch hơn 2.100 tỷ đồng, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch 1.786 tỷ đồng.

Năm 2022, Sở Tài chính sẽ tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, dành nguồn chi đầu tư phát triển. Đồng thời, Sở Tài chính tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện các nội dung tài chính - ngân sách khi áp dụng thí điểm chính quyền đô thị; tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, chủ động xử lý, vướng mắc trong khâu thẩm định giá đất…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho rằng, năm 2021, khối lượng công việc của Sở Tài chính là rất lớn. Ngoài triển khai công việc của năm 2021 còn phải chuẩn bị cho giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Phó Chủ tịch Hà Nội Hà Minh Hải, Sở Tài chính cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo, tự đào tạo nguồn nhân lực gắn với đạo đức công vụ; nâng cao hơn nữa chất lượng của cán bộ, người lao động và xác định không chỉ là đào tạo cán bộ cho phòng, ban, đơn vị mình mà là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho thành phố.

Sở Tài chính cũng cần chủ động và sớm rà soát, nghiên cứu và tham mưu đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền trong các khâu, các mặt công tác, quán triệt theo phương châm bảo đảm việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đánh giá, về chuyển đổi số, Sở Tài chính gương mẫu, đi đầu nhưng vẫn còn khá chậm. Vì vậy, Sở cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số; trước mắt là xây dựng và sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung ngành tài chính gắn với cơ chế khai thác, chia sẻ và công khai, minh bạch thông tin; đồng thời, chủ động phối hợp với Văn phòng UBND thành phố và các đơn vị liên quan để kết nối liên thông hệ thống văn phòng điện tử dùng chung trên toàn thành phố…

Tin mới

Siết kiểm định khí thải mô tô, xe máy
8 giờ trước
Mô tô, xe máy phải đạt khí thải mức 2 mới được lưu hành tại Hà Nội và TP HCM từ năm 2027
Mỹ vừa chi hơn 5 tỷ USD mua ‘mỏ vàng’ đứng thứ 2 thế giới của Việt Nam: Đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là ‘khách ruột’
8 giờ trước
Từ đầu năm đến nay nước ta đã thu về gần 14 tỷ USD từ mặt hàng này.
Sạc miễn phí giúp VinFast EC Van hút khách Việt nhưng chuyên gia đặt vài câu hỏi lớn về những điều này
9 giờ trước
Theo nhà báo Đinh Văn Nam, VinFast EC Van thể hiện tầm nhìn dài hơi của hãng xe Việt, đón đầu xu thế hướng đến phải thải xanh ở các khu đô thị lớn. Trong đó, chính sách sạc pin miễn phí sẽ giúp thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Kết quả kiểm tra chất cấm trong sầu riêng Lâm Đồng
9 giờ trước
Ngày 24/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Lâm Đồng cho biết, kết quả kiểm tra hàng trăm mẫu sầu riêng trên địa bàn không phát hiện trường hợp nào nhiễm chất vàng O - hóa chất từng bị cảnh báo sử dụng trái phép để tạo màu vàng bắt mắt cho trái cây.
Các mẹo tiết kiệm điện khi dùng điều hòa trong mùa hè
9 giờ trước
Các mẹo dùng điều hòa dưới đây sẽ giúp bạn đạt hiệu quả làm mát cao trong mùa hè mà không khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt.

Tin cùng chuyên mục

Honda sẽ sản xuất xe máy điện giá rẻ
1 ngày trước
Honda có kế hoạch đẩy mạnh quá trình điện khí hóa các dòng xe máy, đồng thời điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể cùng mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga siêu hiếm của Honda về đại lý Việt: Thiết kế 'không đụng hàng, trang bị vượt Vision - ăn xăng không tới 2L/100km
2 ngày trước
Chỉ có duy nhất 4 chiếc được bán tại Việt Nam.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
2 ngày trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện
3 ngày trước
Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.