Hà Nội: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025

22/09/2021 10:04
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội về “Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của TP. Hà Nội” nhằm định hướng về chủ trương phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công trong 5 năm tới trong bối cảnh chịu tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19.

Nghiên cứu xây dựng kịch bản thu, chi ngân sách gắn với 2 kịch bản tăng trưởng

Đối với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố nhìn nhận, kế hoạch được xây dựng trong bối cảnh thành phố với vai trò và vị thế Thủ đô có nhiều thuận lợi, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là do tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động trực tiếp, sâu sắc, toàn diện đến việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tài chính ngân sách năm 2021, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, cũng như các năm kế tiếp.

Do đó, để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải đánh giá, lượng hóa, dự báo đúng và trúng diễn biến của tình hình dịch bệnh, đồng thời, phải có các giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn, hạn chế của giai đoạn 2016-2020.

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố cơ bản đồng tình với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025, gồm: Kịch bản cơ sở là phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 7,5% theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; kịch bản 2 là phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 6,5-7%, đã bám sát thực tiễn và khả năng diễn biến của dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, để phương án tăng trưởng GRDP được tổ chức thực hiện, thực sự phát huy hiệu quả, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu xây dựng kịch bản thu, chi ngân sách gắn với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế để chủ động bố trí nguồn kinh phí bảo đảm an sinh xã hội (đặc biệt là nguồn lực phòng, chống dịch bệnh) và nguồn vốn để phục hồi, phát triển kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Để thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố nhấn mạnh 7 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trong đó yêu cầu ưu tiên tập trung phòng, chống dịch COVID-19 để ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; đồng thời, căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh để có giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố.

Bên cạnh vấn đề hoàn thiện thể chế như bổ sung Luật Thủ đô, sửa đổi quy hoạch chung, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tập trung đầu tư các công trình thiết chế văn hóa, di tích lịch sử (nhất là Hoàng thành Thăng Long, Điện Kính Thiên, Cổ Loa, Đền thờ Ngô Quyền...), bệnh viện, trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; quyết liệt giải quyết các vấn đề bức xúc như đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy hoạch; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Tập trung các nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng như Vành đai 4, Vành đai 2,5, Quốc lộ 1A cũ, Quốc lộ 6, tuyến đường kết nối đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long-đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội-Hòa Bình, một số cầu qua sông Hồng, các tuyến đường, cầu kết nối vùng.

Thực hiện tốt quan điểm phát triển đồng đều tại các khu vực, rà soát tiêu chí đô thị theo hướng phát triển 3 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh gắn với lợi thế của Cảng hàng không Nội Bài; nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số huyện tiếp tục phát triển lên quận trong thời gian tới.

Bố trí đủ vốn dự án quan trọng, dự án ODA để sớm hoàn thành theo tiến độ

Đối với Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lưu ý một số yêu cầu và nguyên tắc liên quan. Trong đó, định hướng và cơ cấu đầu tư các ngành, lĩnh vực phải bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội được nêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và thực tiễn phát triển của Thành phố trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19...

Nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên bố trí vốn phải tuân thủ đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quy định khác có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư công; trong đó lưu ý đối với các dự án cấp bách, quan trọng, các dự án ODA thì tập trung bố trí đủ vốn để sớm hoàn thành theo tiến độ.

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố cũng yêu cầu rà soát tổng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 bảo đảm phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội về tài chính, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của quốc gia; khả năng cân đối ngân sách thời kỳ ổn định 2022-2025 (lưu ý kịch bản thu, chi ngân sách gắn với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế); đồng thời, đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn từ các nguồn thu theo cơ chế đặc thù...

Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo phải bảo đảm danh mục dự án và phương án bố trí vốn cụ thể theo đúng định hướng, nhất là các công trình trọng điểm có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, có tính lan tỏa, kết nối vùng phải được tập trung bố trí nguồn lực đầy đủ, đáp ứng tiến độ đề ra.

Tin mới

Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
2 giờ trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
3 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
4 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Lãnh đạo Bình Dương mời gọi nhà đầu tư từ Úc
4 giờ trước
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc.
Giá vàng: Tổng cục Thống kê nói về tăng trưởng GDP và chỉ số giá vàng
4 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 3 tháng đầu năm 2024 tăng trên 5,66%, cao hơn so với cùng kỳ quý I của các năm 2023, 2022 và 2021.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Tân Hoàng Minh "tiết lộ" sẽ có sự đổi mới trong chiến lược phát triển
5 giờ trước
Thông tin từ Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết, tập đoàn sẽ có sự đổi mới trong chiến lược phát triển từ loại hình, phân khúc đến phong cách sản phẩm; triển khai hiệu quả, chuyên nghiệp với giá trị cốt lõi là đột phá, nhân văn và bền vững.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới
6 giờ trước
Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp cao tầng chính là những điểm nhấn tạo nên những bức tranh hoàn hảo khi trở thành các công trình kiến trúc tiêu biểu trở thành biểu tượng của thành phố, của quốc gia thậm chí của cả khu vực.
Ô tô điện ‘đẹp, dễ lái, thông minh nhất’ của Xiaomi chính thức ra mắt: Giá 720 triệu đồng, nhận 50.000 đơn sau 27 phút
6 giờ trước
Xiaomi SU7 nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng Trung Quốc.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
7 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.